phân tích hợp chất hữu cơ A, người ta thu được 53,33% C; 15.56% H; 31,11% N. công thức phân tử của a biết khối lượng mol phân tử a bằng 45gam/mol
\(m_C=\dfrac{45.53,33}{100}=24\left(g\right)=>n_C=\dfrac{24}{12}=2\left(mol\right)\)
\(m_H=\dfrac{15,56.45}{100}=7\left(g\right)=>n_H=\dfrac{7}{1}=7\left(mol\right)\)
\(m_N=\dfrac{31,11.45}{100}=14\left(g\right)=>n_N=\dfrac{14}{14}=1\left(mol\right)\)
=> CTPT: C2H7N
Phân tích 7,8 g một hỗn hợp chất hữu cơ người ta thu được 13,44 lít khí C O 2 (đo ở đktc) và 5,4 g nước.
a) Xác định công thức đơn giản nhất.
b) Tìm công thức phân tử biết rằng ở đktc 1 lít hơi chất này cân được 3,482 g.
(Cho H=1, C=12, O=16)
Hợp chất hữu cơ X được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta xác định được X chứa 62,07%C; 10,34%H; còn lại là O. Trên phổ MS của X, người ta thấy có peak ion phân tử [M+] có giá trị m/z bằng 58. Trên phổ IR của X có một peak trong vùng 1 670 – 1740 cm-1. Chất X không có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để tạo ra kết tủa màu đỏ gạch. Xác định công thức cấu tạo của X.
Gọi công thức đơn giản nhất của X là CxHyOz
%O = 100% - (62,07% + 10,34%) = 27,59%
Ta có:
\(\begin{array}{l}{\rm{x : y : z = }}\frac{{{\rm{\% C}}}}{{{\rm{12}}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{\% H}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{\% O}}}}{{{\rm{16}}}}\\{\rm{ = }}\frac{{{\rm{62,07}}}}{{{\rm{12}}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{10,34}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ : }}\frac{{{\rm{27,59}}}}{{{\rm{16}}}} \approx 5,17:10,34:1,72 \approx 3:6:1\end{array}\)
=> Công thức đơn giản nhất của X là C3H6O.
=> Công thức phân tử của X có dạng (C3H6O)n
Dựa vào kết quả phổ MS của X, phân tử khối của X là 58.
Ta có: (12.3 + 1.6 + 16)n = 58 ó 58n = 58 => \({\rm{n = }}\frac{{{\rm{58}}}}{{{\rm{58}}}}{\rm{ = 1}}\)
=> Công thức phân tử của X là C3H6O.
Vì phổ IR của X có một peak trong vùng 1 670 – 1 740 cm-1 nên X có nhóm carbonyl.
Vì X không có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để tạo ra kết tủa màu đỏ gạch nên X là ketone.
=> Công thức cấu tạo của X là: CH3COCH3.
\(M_Z = \dfrac{12}{\dfrac{14,2}{71}} = 60(đvC)\)
Số nguyên tử Cacbon = \(\dfrac{60.40\%}{12} = 2\)
Số nguyên tử Hidro = \(\dfrac{60.6,67\%}{1} = 4\)
Số nguyên tử Oxi = \(\dfrac{60.53,33\%}{16} = 2\)
Vậy CTPT của Z : C2H4O2
Một hợp chất hữu cơ B có thành phần các nguyên tố như sau: 53,33% C, 15,55%H, 31,12% N. Tìm công thức phân tử của B?
Đề thiếu dữ kiện nếu cho đề vậy thì chỉ tìm được công thức đơn giản nhất của `B.`
Gọi CTĐGN của `B` là: `C_x H_y N_z`
Có: `x:y:z=[53,33]/12 : 15,55 : [31,12]/14=4,44:15,55:2,22 =2:7:1`
`=>` CTĐGN của `B` là: `C_2 H_7 N`
1. Hợp chất hữu cơ (A) gồm 3 nguyên tố. Khi đốt cháy A trong khí oxi chỉ thu được CO2 và H2O. Biết khối lượng mol của A bằng 60 g/mol và nguyên tố oxi chiếm 53,33% theo khối lượng.
Tìm CTPT của A.
Giả sử có 1 mol A => mA = 1.60 = 60(g)
=> \(m_O=\dfrac{53,33.60}{100}=32\left(g\right)=>n_O=\dfrac{32}{16}=2\left(mol\right)\)
=> CTPT: CxHyO2
=> 12x + y + 32 = 60
=> 12x + y = 28
=> Chọn x = 2; y = 4
=> CTPT: C2H4O2
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, đều có chứa C, H, O, đều có %mO = 53,33%. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được tối đa 12,96 gam Ag. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 336 ml H2 ở đktc (Ni, t°). Tỉ lệ khối lượng của hai chất hữu cơ trong m gam hỗn hợp X là
A. 1:1.
B. 1:2.
C. 1:3.
D. l:4.
Đáp án D
n A g = 0 , 12 ( m o l ) ; n H 2 = 0 , 015 ( m o l )
Gọi hai chất hữu cơ trong X là A và B. Vì A, B đều đơn chức nên chỉ có thể có tối đa 2 nguyên tử O trong phân tử. Ta xét 2 trường hợp:
- TH1: Giả sử A có 1 nguyên tử O trong phân tử ⇒ M A = 30
A chỉ có thể là HCHO
=>B có 2 nguyên tử O trong phân tử ⇒ M B = 60 ⇒ B : C 2 H 4 O 2
=>B là axit hoặc este
Ta có B không tác dụng với H2 ⇒ n H C H O = n H 2 = 0 , 015 ( m o l )
Cả A và B đều tham gia phản ứng tráng bạc B là HCOOCH3
⇒ n H C O O C H 3 = 1 2 n A g - 4 n H C H O = 0 , 03 ( m o l )
Vậy mA : mB = 1 : 4
- TH2: Giả sử cả A và B đều có 2 nguyên tử O trong phân tử. Tương tự như trên ta suy ra được A và B là CH3COOH và HCOOCH3. Vì cả 2 chất đều không tác dụng với H2 nên không thỏa mãn.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O, còn lại là khí Cl2. Khi phân tích định lượng clo của cùng một lượng chất đó bằng một lượng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl, CTPT của hợp chất trên là:
A. CH2Cl2
B. CH3Cl
C. C2H2Cl4
D. C2H4Cl2
Anh chị làm ơn giúp e mấy bài này ạ.E cảm ơn!
Bài 1:
Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng hợp chất hữu cơ X cần 0,8 gam O2 người ta thu được 1,1 gam CO2,0,45 gam H2O và không có sản phẩm nào khác. Xác định công thức phân tử của X. Biết rằng khi cho bay hơi hoàn toàn 0,6gam X ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thích hợp đã thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích hơi của 0,32 gam O2 trong cùng điều kiện.
Bài 2:
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A có thành phần C,H,O thu được CO2 có thể tích bằng 3/4 thể tích hơi nước và bằng 6/7 thể tích O2 dùng để đốt cháy. Mặt khác, 1l hơi A có khối lượng bằng 46 lần khối lượng 1 lít H2 ở cùng điều kiện.Tìm công thức phân tử của A.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam hợp chất hữu cơ thu được 6,72 lít CO2 và 0,35 mol H2O. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất A cần 212,8l O2.Xác định CTPT của A.