Đọc tên của công thức hóa học sau: 2N2, 3Cl2
đọc tên công thức hóa học sau ZnCl2
Tham Khảo:
Kẽm chloride là tên của các hợp chất với công thức hóa học ZnCl2 và các dạng ngậm nước của nó. Kẽm chloride, với tối đa ngậm 9 phân tử nước, là chất rắn không màu hoặc màu trắng, hòa tan rất mạnh trong nước. ZnCl2 khá hút ẩm và thậm chí dễ chảy nước.
a) Hãy viết công thức hóa học của oxit tạo thành:
- Từ N (V); N (IV); N (III); N (II); N (I) và O. Đọc tên các oxit.
- Từ Cu (II) và O; Cu (I) và O; Cr (III) và O; Ca (II) và O. Đọc tên các oxit.
b) Có một số công thức hóa học được viết như sau: Al2O3, Fe2O, Fe3O2, C2O.
Hãy chỉ ra những công thức oxit viết sai và sửa lại cho đúng.
a) N2O5: đinitơ pentaoxit
NO2: nitơ đioxit
N2O3: đinitơ trioxit
NO: nitơ oxit
N2O: đinitơ oxit
CuO: đồng (II) oxit
Cu2O: đồng (I) oxit
Cr2O3: crom (III) oxit
CaO: canxi oxit
b) Fe2O -> FeO hoặc Fe2O3 hoặc Fe3O4
Fe3O2 -> FeO hoặc Fe2O3 hoặc Fe3O4
C2O -> CO hoặc CO2
Một oxit của phi kim (hóa trị VI) trong đó nguyên tố phi kim chiếm 40% theo khối lượng . a)Xác định công thức hóa học và đọc tên oxit nói trên. b)Cho 8g oxit trên tác dụng với 152g nước thu được dung dịnh chứa axit tương ứng.tính % theo khối lượng của axit trong dung dịch thu được.
Các bạn giúp mh với
a) Gọi công thức hóa học của oxit : RO3
\(\%R=\dfrac{R}{R+16.3}.100\%=40\%\Rightarrow R=32\)
\(\Rightarrow CTHH:SO_3\left(lưu.huỳnh.trioxit\right)\)
b) \(n_{SO3}=\dfrac{8}{80}=0,1\left(mol\right)\)
Pt : \(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
Theo Pt : \(n_{H2SO4}=n_{SO3}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H2SO4}=0,1.98=9,8\left(g\right)\)
\(m_{ddspu}=8+152=160\left(g\right)\)
\(C\%_{ddH2SO4}=\dfrac{9,8.}{160}.100\%=6,125\%\)
Chúc bạn học tốt
Cho công thức hóa học của một số chất sau : H²SO³ , Zn(OH)² , Al²(SO⁴)³ , Ca(HCO³)² , HNO³ , Fe(OH)³ , MgCl² , KH²PO⁴. a) Hãy chỉ ra công thức hóa học nào là axit , bazơ và muối ? b) Gọi tên các công thức hóa học của một số chất trên .
Axit:
- H2SO3: axit sunfurơ
- HNO3: axit nitric
Bazơ:
- Zn(OH)2: kẽm hiđroxit
- Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit
Muối:
- Al2(SO4)3: nhôm sunfat
- Ca(HCO3)2: canxi hidrocacbnoat
- MgCl2: magie clorua
- KH2PO4: kali đihidrophotphat
axit :
H2SO3 : axit sunfuro
HNO3 :axit nitric
bazo :
Zn(OH)2 :kẽm hidroxit
Fe(OH)3 : sắt (III) hidroxit
muối
Al2(SO4)3 :nhôm sunfat
Ca(HCO3)2 : canxi hidrocacbonat
MgCl2 : magie clorua
KH2PO4 : kali đihidrophotphat
lập công thức hóa học của muối gồm Ca lần lượt với các gốc axit: CO3, SO4, HSO4, NO3, S, Br đọc tên và phân loại
$CaCO_3$: Canxi cacbonat. Muối trung hòa
$CaSO_4$: Canxi sunfat. Muối trung hòa
$Ca(HSO_4)_2$: Canxi hidrosunfat. Muối axit
$Ca(NO_3)_2$: Canxi nitrat. Muối trung hòa
$CaS$: Canxi sunfua. Muối trung hòa
$CaBr_2$: Canxi bromua. Muối trung hòa
Muoi trung hoa :
CaCO3 : canxi cacbonat
CaSO4 : canxi sunfat
Ca(NO3)2 : canxi nitrat
CaS : canxi sunfua
CaBr2 : canxi bromua
Muoi axit :
Ca(HSO4)2 : canxi hidro sunfat
Chuc ban hoc tot
CaCO3:canxi cacbonat ⇒ muối trung hòa
CaSO4:canxi sunfat ⇒ muối trung hòa
Ca(HSO4)2:canxi hidrosunfat ⇒ muối axit
Ca(NO3)2:canxi nitrat ⇒ muối trung hòa
CaS:canxi sunfua ⇒ muối trung hòa
CaBr2:canxi bromua ⇒ muối trung hòa
Cho 3,1 g oxit của kim loại R hóa trị 1 tác dụng hết với nước thu được 4 gam hợp chất hiđroxit của kim loại R xác định công thức hóa học và đọc tên oxit kim loại đó
\(n_{R_2O}=\dfrac{3,1}{2.M_R+16}\left(mol\right)\)
PTHH: R2O + H2O --> 2ROH
__\(\dfrac{3,1}{2.M_R+16}\)----->\(\dfrac{3,1}{M_R+8}\)
=> \(\dfrac{3,1}{M_R+8}\left(M_R+17\right)=4=>M_R=23\left(Na\right)\)
CTHH của oxit là Na2O (natri oxit)
c1 phân loại các công thức hoá học sau NaCl,CuSO4,BaO,FeOH3,HCl,NaH2PO4 thành các loại hợp chất :oxit ,axit ,bazơ,muối .Đọc tên các công thức hoá học
c2 công thức của axit tương ứng với gốc =SO4,-Cl ,=HPO4là j
c3 CTHH của chất có tên sắt (3 la mã) hidro oxit ,canxi hidro cacbonat ,đồng (2 la mã) clorua là j
c4 ở 20oC cứ 35 kg nước hoà tan được 70 gam đường để tạo thành dung dich bão hoà Sđường (20oC) là bao nhiêu?
( mọi người giải giùm e với ạ em cảm ơnyêu mọi người)
Câu 3:
Sắt (III) hidroxit: Fe(OH)3
Canxi hidrocacbonat: Ca(HCO3)2
Đồng (II) clorua: CuCl2
Câu 1:
- Oxit: BaO (Bari oxit)
- Axit: HCl (Axit clohidric)
- Bazơ: Fe(OH)3 Sắt (III) hidroxit
- Muối
+) NaCl: Natri clorua
+) CuSO4: Đồng (II) sunfat
+) NaH2PO4: Natri đihidrophotphat
1/ Trong các công thức hóa học sau: BaO, C2H4O2, KMnO4, Na2O, ZnO, P2O5, H2SO4, SO2, KOH, Al2O3, CO2, Na2SO4, AlPO4, Fe2O3, FeO,CaO, CaCO3, CuO, KClO3, MgO, NaHCO3, C2H5OH, N2O5.
a/ Công thức nào là công thức hóa học của oxit ?
b/ Phân lọai và gọi tên các oxit trên.
a)Các CT hóa học của oxit là: ZnO, BaO, Na2O, CaO, P2O5, CO2, N2O5
b)
Oxit axit: P2O5, CO2, N2O5, SO2
Oxit bazo: ZnO, BaO, Na2O, CaO, CuO, Fe2O3, FeO
Sửa lại nhé :))
Những công thức hóa học nào sau đây ghi sai tên (đọc sai)? Vì sao?
CuO: Đồng (II) oxit
CaO: Canxi (II) oxit
N2O: Đinitơ oxit
SO2: Lưu huỳnh (IV) oxit
Na2O: Đinatri oxit
SiO2: Silic đioxit
Hg2O: Thủy ngân (I) oxit
P2O5: Điphotpho pentaoxit
PbO: Chì oxit
CaO: Canxi (II) oxit
=> Canxi chỉ có duy nhất hóa trị II, nên không cần ghi.
N2O: Đinitơ oxit
=> Thiếu mono trước oxit
Na2O: Đinatri oxit
=> Bỏ hậu tố đi