Một gen có chiều dài 5100A0 có tổng số nuclêôtit là
A. 3000
B. 2400
C. 2700
D. 3060
Một gen có chiều dài 3000 nuclêôtit vậy chiều dài của gen là. A. 4080A0 B. 5100A0 C. 6120A0 D. 10200A0
Một gen có chiều dài 0,408 μm và có 2700 liên kết hiđrô, khi đột biến tổng số nuclêôtit của gen đột biến là 2400 và mạch gốc của gen đột biến có 399 nuclêôtit loại Ađênin và 500 nuclêôtit loại Timin. Loại đột biến đã phát sinh là:
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit G-X.
C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
D. Thêm 1 cặp nuclêôtit A-T.
Đáp án A
Xét gen ban đầu:
Số Nu của gen ban đầu là: 4080.2 : 3,4 = 2400 Nu → 2A + 2G = 2400
gen có 2700 liên kết nên 2A + 3G = 2700 Nu
Số lượng Nu từng loại của gen ban đầu là: A = T = 900; G = X = 300
Khi gen bị đột biến, tổng số Nu của gen vẫn là 2400 Nu → Gen bị đột biến không thay đổi số Nu so với gen ban đầu → Đây là dạng đột biến thay thế
Số Nu loại A của gen ban đầu là: Agen = A gốc + T gốc = 899 Nu
→ Gen bị đột biến dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là bao nhiêu ?
A. 2040.
B. 3000.
C. 1800.
D. 2400
Ta có : \(A=T=480(nu)\) \(\Rightarrow G=X=\dfrac{3120-480.2}{3}=720\left(nu\right)\)
\(\Rightarrow N=2A+2G=2400\left(nu\right)\)
Một gen có 3000 nuclêôtit trong đó có 650 Adênin.Hãy tính : a) số lượng các nuclêôtit còn lại của gen trên b) chiều dài của gen là bao nhiêu c) ARN được tổng hợp từ gen trên có bao nhiêu nuclêôtit tìm em tìm em trong bóng đêm.
a) A = T = 650 (nu)
G = X = (3000 - 2 x 650) / 2 = 850 (nu)
b) Chiều dài của gen
l = N x 3,4 : 2 = 5100Ao
c) Số rN trên mARn được tổng hợp từ gen trên
rN = N/2= 1500 (nu)
Câu 1: Một phân tử ADN có tổng số 2000 nu và A chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tổng số liên kết hiđrô của đoạn ADN này là A. 3600. B. 3000. C. 2600. D. 2900.
Câu 2: Một phân tử ADN có tổng số 2400 nu. Trên mạch 1 số nu loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Số lượng nu loại A trên mạch 1 là: A. 360. B. 300. C. 260. D. 200.
Một gen có 2400 nuclêôtit a. Tính chiều dài của gen b. Tính số chu kỳ xoắn của gen
a.\(L = (N : 2).3.4 = (2400 : 2).3.4 = 4080 \)Å
b.
\(\text{C = N : 20 = 2400 : 20 = 120 (chu kì)}\)
Một gen ở tế bào nhân sơ gồm 2400 nuclêôtit. Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa nuclêôtit ađênin và nuclêôtit timin bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có số nuclêôtit ađênin chiếm 15% số nuclêôtit của mạch và bằng 50% số nuclêôtit guanin. Người ta sử dụng mạch thứ nhất của gen này làm khuôn để tổng hợp một mạch pôlinuclêôtit mới có chiều dài bằng chiều dài của gen trên. Theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cho quá trình tổng hợp này là:
A. 180A; 420T; 240X; 360G
B. 420A; 180T; 360X; 240G
C. 240A; 360T; 180X; 360G
D. 360A; 240T; 360X; 180G
Đáp án A.
Theo bài ra ta có:
Gen có 2400 nuclêôtit nên suy ra mỗi mạch của gen có 1200 nu.
A1 – T1 = 20% x 1200 = 240
A2 = 15% x 1200 = 180
Vì A2 = T1 cho nên T1 = 180.
A1 = 240 + 180 = 420
A2 = 180 = 50% x G2
→ G2 = 360, X1 = 360
→G1 = 1200 – (A1 + T1 +X1)
= 1200 – (420 + 180 +360)
= 1200 – 960 = 240
Số nu mỗi loại cần cho quá trình phiên mã là:
A = T1 = 180, T = A1 = 420
G = X1 = 360, X = G1 = 240
Gen D có chiều dài 3060 Ăngstron. Một phân tử mARN do gen D sao mã có U = 15% tổng số ribônuclêôtit của mARN và có A = 2/3 U.
a - Gen D nặng bao nhiêu đơn vị cacbon và có bao nhiêu chu kì xoắn?
b - Số lượng từng loại nuclêôtit của gen D là bao nhiêu.
c - Khi gen D tự nhân đôi 3 lần liên tiếp, tính số lượng từng loại nuclêôtit trong các gen con mà hai mạch đơn đều được cấu tạo hoàn toàn bởi các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào.
d - Gen D bị đột biến thành gen d, số liên kết hiđrô của gen d lớn hơn so với gen D là 1. Xác định dạng đột biến và giải thích. (Biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit).
a, vì gen dài 3060 A => số Nu của gen: 3060/2*3.4=1800 (Nu)
KL của gen: 1800*300=540000 ( dvC)
chu kì xoắn của gen: 1800/20=90
b,số Nu trên 1 mạch là: 1800/2=900
vì U=15% của toàn bộ ribonucleotit => U(m)=15%*900=135
A(m)=2/3U=2/3*135=90
ta có: A=T=A(m)+U(m)=90+135=225
G=X=1800/2-225=675
c, khi gen D nhân đôi 3 lần thì MT cung cấp số nu mỗi loại là
A=T=225*(2^3-1)=1575
G=X=675(2^3-1)=4725
d,khi gen D bị đột biến thành gen d thấy số liên kết H tăng lên 1 mà đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp Nu => đây là đột biến thay thế . cụ thể là thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X vì A-T có 2 liên kết, G-X có 3 liên kết. khi thay sang G-X ta thấy số liên kết H tăng 1
Một gen ở tế bào nhân sơ gồm 3000 nuclêôtit. Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa nuclêôtit ađênin và nuclêôtit timin bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có số nuclêôtit ađêmin chiếm 30% số nuclêôtit của mạch và gấp 1,5 lần số nuclêôtit guanin. Người ta sử dụng mạch thứ nhất của gen này làm khuôn để tổng hợp một mạch pôlinuclêôtit mới có chiều dài bằng chiều dài của gen trên. Theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cho quá trình tổng hợp này là
A. 180A; 420T; 240X; 360G
B. 420A; 180T; 360X; 240G
C. 450A; 600T; 150X; 300G
D. 360A; 240T; 360X;180G
Đáp án C
N = 3000 → số nuclêotit 1 mạch = 1500.
A1 - T1 = 10%; A2 = 30% = T1 = 450
→ A1 = 40% = 600
A2 =1,5G2 → G2 = X1 = 20% = 300
→G1 = X2 = 1500 - (600 + 450 + 300) = 150.
Do sử dụng mạch thứ nhất của gen này làm khuôn nên số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cho quá trình tổng hợp này bổ sung với các nuclêôtit của mạch 1 là:
A = 450; T = 600; X = 150; G =300.