Những câu hỏi liên quan
DP
Xem chi tiết
H24

Tại sao trẻ sinh ra lại có 2 thóp chưa được liền thẳng?

Tham khảo nhé ^^Nếu thóp và khe xương đóng muộn, không đóng hoặc mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó là hiện tượng khác thường, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp kém, hoặc bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc do não to lên khác thường gây ra
Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
PA
12 tháng 10 2017 lúc 21:26

-Phần đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu.

-Nguyên nhân có thóp:Ngay khi chào đời, xương sọ chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng không, gọi là khớp nối. Những điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần lên.

Bình luận (0)
DT
16 tháng 5 2018 lúc 21:38

Bởi: Như đã biết xương sọ của bé và các đường nối của chúng một sự cử động nhất định. Trong quá trình sinh ra đầu của bé thay đổi hình dạng, thóp giúp bảo vệ cho não bộ khỏi áp lực quá lớn.
Sau khi bé ra đời những chiếc xương di chuyển dần dần trở về chỗ của mình, và sọ của bé lại có hình dáng "bình thường". Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức khỏe cho bé, bảo vệ não bộ khỏi bị căng thẳng quá mức và đôi khi cũng cho tín hiệu về những vấn đề không ổn nho nhỏ trong tình trạng sức khỏe của bé.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
21 tháng 7 2017 lúc 12:14

- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.

    + Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé nhỏ.

    + Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng → Người khổng lồ.

    + Hoocmôn sinh trưởng kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin, kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). Do đó, giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra ít hơn bình thường → giảm phân chia tế bào → giảm số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ chậm lớn hoặc ngừng lớn. Còn ở giai đoạn trẻ em đang lớn nếu hoocmôn sinh trưởng tiết ra nhiều hơn bình thường → tăng phân chia tế bào → tăng nhanh số lượng tế bào và kích thước tế bào → trẻ có kích thước khổng lồ.

- Trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp vì: Iốt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa → giảm sinh nhiệt ở tế bào dẫn đến chịu lạnh kém. Thiếu iốt quá trình phân chia và lớn lên của tế bào bị giảm → số lượng tế bào ở não giảm → trí tuệ kém phát triển.

→ Cần bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể thông qua việc ăn muối iốt và các thực phẩm giàu iốt như cá biển, trứng, sữa,…

- Tinh hoàn là bộ phận sản sinh ra hoocmôn testostêron. Testostêron kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Khi cắt bỏ tinh hoàn ở gà trống cong, hoócmôn này không tiết ra dẫn đến mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục,….

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
9 tháng 4 2023 lúc 11:17

Từ ko cùng nhóm là tuổi trẻ

Vì tuổi trẻ chỉ thanh niên còn lại chỉ trẻ em .

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết

Theo các chuyên gia giải thích, khi còn ở trong bụng mẹ, bé thở qua dây rốn. Vì vậy, khi vừa chào đời, bé sẽ phải tự thở bằng phổi và khí quản. Bởi vậy, có thể coi tiếng khóc đầu đời là sự nỗ lực của bé, chứng tỏ bé có thể tự thở để thích nghi với môi trường mới.

Bình luận (2)
H24
29 tháng 3 2021 lúc 20:16

 Khi các dây rốn -> không trao đổi không khí với mẹ-> tăng lượng CO2 trong máu ->gia tăng H+ trong máu-> kích thích trung khu hô hấp-> cơ thở co( cơ hoành co)->phát nhịp thở đầu tiên -> tiếng khóc chào đời.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
6C
7 tháng 5 2021 lúc 14:01

Cò mù là cò không thấy , cò không thấy là thầy ko có

Thầy ko có nên bọn trẻ đi về :))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chính xác:DDDD
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PH
7 tháng 5 2021 lúc 14:03

cò mù là cò không thấy 

cò không thấy là thầy không có

nên bọn trẻ về

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
NL
5 tháng 12 2017 lúc 0:02

giúp tớ với mọi người

Bình luận (0)
DM
Xem chi tiết
JH
4 tháng 12 2017 lúc 19:06

-Trẻ em rất dễ mắc bệnh giun kim vì: ở lứa tuổi đó chưa tự về sinh sạch sẽ cơ thể, chưa biết phòng tránh thức ăn ngộ độc.
- Khi giun kim kí sinh trong ống tiêu hóa thì trẻ em lại cảm thấy ngứa ở hậu môn vì: ban đêm, giun cái bò ra ngoài hậu môn để đẻ trứng gây ngứa ngáy.

Bình luận (0)
SN
17 tháng 10 2019 lúc 21:19

Trẻ e hay bị mắc giun kim vì trẻ em chưa ủa thức đc vệ sinh an toàn thực phẩm

Do đến kì sinh sản giun kim chui ra hậu môn gây ngứa hậu môn nhất là vào mùa thu

Bình luận (0)
BU
Xem chi tiết
TT
14 tháng 5 2016 lúc 18:14

Để chống ma , chống phép , gì đó..........

Bình luận (1)
PH
14 tháng 5 2016 lúc 18:16

để trẻ ngủ ngon giấc , tránh những thứ không sạch sẽ làm hại bé và cuối cùng là muốn giảm vía 

Bình luận (0)
SK
16 tháng 5 2016 lúc 7:38

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 
Bài: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN 
1. Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng 
để giữ chặt lưỡi dao, liềm. Tại sao khi lắp khâu người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi 
mới tra vào cán? 
Trả lời: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra dể lắp vào 
cán, và khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. 
2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra nung nóng một vật rắn? 
A. Khối lượng của vật tăng. 
C. Khối lượng của vật giảm. 
C. Khối lượng riêng của vật tăng. 
D. Khối lượng riêng của vật giảm. 
Trả lời: D. Khối lượng riêng của vật giảm. 
3. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách 
nào trong các cách sau đây? 
A.Hơ nóng nút. 
B. Hơ nóng cổ lọ. 
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ. 
D. Hơ nóng đáy lọ. 
Trả lời: B. Hơ nóng cổ lọ. 
4. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng? 
Trả lời: Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên 
tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái. 
5. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ 
nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ? 
Trả lời: Vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần. 

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CHẤT LỎNG 
1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng? 
A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. 
C. Thể tích của chất lỏng tăng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều 
tăng. 
Trả lời: C. Thể tích của chất lỏng tăng. 
2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun 
nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh? 
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. 
B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. 
D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. 
Trả lời: B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. 
3. An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước 
đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao? 
Trả lời: Vì chai có thể bị vỡ, do nước khi đông đặc laị thành nước đá, thì thể tích tăng. 
4. Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20 0C. 
Trả lời: Vì thể tích của bình phụ thuộc vào nhiệt độ. Trên bình ghi 200C, có nghĩa là 
các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đổ chất lỏng ở nhiệt độ 
khác 20 0C vào bình thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên sai số này 
rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao. 
5. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? 
Trả lời: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nỡ ra và tràn ra ngoài. 
6. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 
Trả lời: Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt. 



SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 
1. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là 
đúng? 
A. Rắn, lỏng, khí. 
B. Rắn, khí, lỏng. 
C. Khí, lỏng, rắn. 
D. Khí, rắn, lỏng. 
Trả lời: C. Khí, lỏng, rắn 
2. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?( Hãy xem lại bài trọng lượng 
riêng để trả lời câu hỏi này.) 
P 10m 

Trả lời: Ta có công thức: d = 

=10 



Khi nhiệt độ tăng thì khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm. Vì 
vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí 
lạnh. Do đó không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh. 
3. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? 
A. Khối lượng. 
B. Trọng lượng. 
C. Khối lượng riêng. 
D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng. 
Trả lời: C. Khối lượng riêng. 
4. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 
Trả lời: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, chất 
rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên 
không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên. 
5. Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phòng lên 
như củ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nỡ ra và phòng lên. Hảy nghĩ ra một thí nghiệm chứng 
tỏ cách giải thích trên là sai? 
Trả lời: Chỉ cần dùi một lổ nhr ở quả bóng bàn bị bẹp rồi nhúng vào nước nóng . Khi đó 
nhựa làm bóng vẩn nóng lên nhưng bóng không phồng lên được. 
6. Trong một ông thủy tinh nhỏ đặt nằm ngang, đả được hàn kín hai đầu và hút hết 
không khí, có một giọt thủy ngân nằm ở chính giữa. Nếu đốt nóng một đầu ống thì giọt 
thủy ngân có dịch chuyển không? Tại sao? 
7. Nếu đốt nóng một đầu ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển. Tuy trong ống không có 
không khí nhưng lại có hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân ơt một đầu bị hơ nóng nở ra đẩy 
giọt thủy ngân dịch chuyển về phía đầu kia. 
8. Tại sao bánh xe đạp “ bơm căng” để ngoài trời nắng thường bị nổ. 
Trả lời: Khi để xe ngoài trời nắng ( nhiệt độ cao) không khí trong ruột xe nở ra quá mức 
khiến ruột xe bị nổ. 
MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT 
1. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật 
ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? 
Trả lời: Khi rót nước nóng ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy 
nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm 
bật nút phích. 
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào 
phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. 
2. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào 
cốc thuỷ tinh mỏng? 
Trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với 
nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và 
chưa dãn nở. Kết quả là lớp thuỷ tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị 
vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời 
nên cốc không bị vỡ. 



3. Tại sao ở chổ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa lại có một khoảng hở? 
Trả lời: Người ta đặt khe hở như vậy để khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu 
không để khe hở , sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản gây ra lực lớn làm cong 
đường ray. 
4. Ở hai đầu gối đở một số cầu thép người ta cấu tạo như sau: một đầu gối đở đặt cố định 
còn một đầu gối lên các con lăn. Tại sao một gối đở phải đặt trên các con lăn? 
Trả lời: Một đầu được đặt gối lên các con lăn, tào điều kiện cho cầu dài ra khi nóng lên 
mà không bị ngăn cản. 
5. Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau? 
Trả lời: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thép. 
6. Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng hay thanh thép? Tại sao? 
Trả lời: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh đồng. Đồng giản nở vì 
nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và thanh đồng nằm phía ngoài vòng cung. 
7. Băng kép đang thẳng, nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có thì 
cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? 
Trả lời: Nếu làm cho nó lạnh đi thì nó có bị cong và cong về phía thanh thép. Đồng co 
lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và thanh thép 
nằm phía ngoài vòng cung. 
8. Nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của băng kép? 
Trả lời: 
- Cấu tạo: Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau. 
- Tính chất: Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại . 
- Ứng dụng: Do băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại nên người ta ứng 
dụng tính chất trên vào việc đóng ngắt tự động mạch điện. 
NHIỆT KẾ NHIỆT GIAI 
1. Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy, có tác dụng gì ? 
Trả lời: Trong ống quản ở gần bầu nhiệt kế có một chỗ thắt. Chỗ thắt này có tác dụng 
ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống khi đưa bầu nhiệt kế ra khỏi cơ thể. 
2. Khi nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thuỷ ngân (hoặc rượu) 
đều nóng lên. Tại sao thuỷ ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thuỷ tinh? 
Trả lời: Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh. 
3. Tại sao bảng nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 35 0C và trên 420C. 
Trả lời: Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ vào khoảng từ 350C đến 42 0C. 
4. Hai nhiệt kế có cùng bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ tinh có 
tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thuỷ ngân 
trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao? 
Trả lời: Không. Vì thể tích thuỷ ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong 
ống thuỷ tinh có tiết diện nhỏ mực thuỷ ngân sẽ dâng cao hơn. 
5. Trong thực tế sử dụng, ta thấy có nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu nhưng không thấy 
có nhiệt kế nước vì: 
A- Nước co dãn vì nhiệt không đều. 
B- Dùng nước không thể đo được nhiệt độ âm. 
C- Trong khoảng nhiệt độ thường đo, rượu và thuỷ ngân co dãn đều đặn. 
D- Cả A, B, C đều đúng. 
Trả lời: Đáp án D 
6. Hãy kể một số loại nhiệt kế mà em biết? Những nhiệt kế đó thường dùng để đo gì? 
Trả lời: Nhiệt kế y tế-dùng để đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế rượu-dùng để đo nhiệt độ khí 
quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. 
7. So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí? 
Trả lời: 
 Giống nhau: Các chất rắn, chất lỏng, chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi 
lạnh đi. 



 Khác nhau: 
- Các chất rắn và chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn các chất khí khác 
nhau nở vì nhiệt giống nhau. 
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 
8. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của 
hơi nước đang sôi là bao nhiêu? 
Trả lời: Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ của 
hơi nước đang sôi là 2120F. 
9. Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu, nhiệt độ của hơi 
nước đang sôi là bao nhiêu? 
Trả lời: Trong nhiệt giai Xenxiut, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C, nhiệt độ của hơi 
nước đang sôi là 1000C. 
13. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện nào?Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế 
thường gặp trong đời sống? 
Trả lời: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. 
* Kể tên và nêu công dụng: Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển. Nhiệt kế thủy 
ngân dùng trong phòng thí nghiệm. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. 
SỰ NÓNG CHẢY VÀ ĐÔNG ĐẶC 
1. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để 
đo nhiệt độ của không khí? 
Trả lời: Vì nhiệt độ đông đặc của rượu rất thấp và nhiệt độ của khí quyển không thể 
xuống thấp hơn nhiệt độ này. 
2: Thả một thỏi chì và một thỏi đồng vào bạc đang nóng chảy. Hỏi chúng có bị nóng 
chảy không ? Vì sao ? 
Trả lời: 
-Chì bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của chì (3270C) nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy của bạc 
(9600C) 
-Đồng không bị nóng chảy vì đồng có nhiệt độ nóng chảy (10830C) lớn hơn nhiệt độ 
nóng chảy của bạc (9600C) 
3: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng ? 
Trả lời: 
- Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc. 
- Đồng lỏng đông đặc: từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. 
4: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ? 
Trả lời: Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong suốt quá trình nước đá đang 
tan 
5: Tại sao người ta thường dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ ngoài trời ở châu Âu mà 
không dùng nhiệt kế thuỷ ngân? 
Trả lời : Nhiệt độ đông đặc của rượu là -117 0C, của thuỷ ngân là -390C. Ở châu Âu mùa 
đông nhiệt độ ngoài trời có thể thấp hơn -39 0C Nếu chất lỏng làm nhiệt kế là thủy ngân 
thì thủy ngân sẽ bị đông đặc nên không đo được nhiệt độ. 

2. Nước nóng chảy. 
7. Có khoãng 98% nước trên bề mặt trái đất tồn tại ở thể lỏng khoãng 2% tồn tại ở thể 
rắn. Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch lớn như thế? 
Trả lời: Vì nhiệt độ phần lớn bề mặt Trái Đất lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nước. Mặt 
khác khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chỉ có lớp nước ở trên 
đông đặc còn ở dưới nước vẩn ở thể lỏng . 
SỰ BAY HƠI-SỰ NGƯNG TỤ 
1. Trong hơi thở của con người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ thấy hơi thở vào 
những ngày trời lạnh ? 



Trả lời: Vào những ngày nhiệt độ bình thường hoặc nóng thì hơi nước từ miệng bay ra 
và tiếp tục bay hơi bay đi. Nhưng vào những ngày trời lạnh, hơi nước trong miệng bay ra 
gặp không khí lạnh nên bị ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. chính vì hơi nước bị 
ngưng tụ nên ta mới nhìn thấy được. 
2 Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ? 
Trả lời: Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước hơn 
3 Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển 
bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được 
muối? Tại sao? 
Trả lời: Nắng nóng và có gió mạnh 
4 Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ. 
Trả lời: 
 Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. 
 Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ 
thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương. 
5 Giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm. 
Trả lời: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương 
đọng trên lá. 
6 Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn? 
Trả lời: Nếu không có nút đậy kín thì hơi rượu sẽ bay hết. Nếu có nút đậy kín thì hơi 
rượu sẽ ngưng tụ lại nên không bay hơi đi được. 
7: Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một 
thời gian mặt gương lại sáng trở lại? 
Trả lời: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này 
ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước 
này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng. 
8: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương 
mù lại tan? 
Trả lời: Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì 
nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng. 
9: Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? 
Trả lời: Sấy tóc làm tăng nhiệt độ của nước đọng ở tóc đồng thời máy sấy còn tạo ra 
gió nên nước đọng ở tóc bay hơi nhanh hơn và tóc sẽ mau khô. 
10. Vì sao trước khi trời mưa ta thường cảm thấy oi bức ? 
Trả lời: Trước khi mưa trong không khí chứa nhiều hơi nước hạn chế sự bay hơi của 
nước trong cơ thể nên ta cảm thấy oi bức. 
SỰ SÔI 
Câu 1: Thế nào là sự sôi ? 
Trả lời: Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng 
Câu 2: So sánh sự giống nhau giữa quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi ? 
Trả lời: Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi nhiệt độ không thay đổi và xảy 
ra ở một nhiệt độ xác định. 
Câu 3: Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
Trả lời: 
- Giống nhau: giữa sự sôi và sự bay hơi đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí. 
- Khác nhau: Sự bay hơi chỉ xảy ra trên bề mặt của chất lỏng và ở bất kì nhiệt độ 
nào còn sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng và ở một nhiệt độ xác 
định. 
Câu 4: Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm con người đã ứng dụng sự sôi trong cuộc 
sống như thế nào? Lấy ví dụ? 
Trả lời: 



Để đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là ta phải ăn chín uống sôi vì tới nhiệt độ sôi của 
nước ở 1000C làm chín thức ăn và tiêu diệt được đa số vì trùng có hại cho cơ thể con 
người 
Ví dụ cụ thể: - Uống sôi là phải đun nước sôi mới uống 
- Nấu canh, nấu cơm, luộc rau ..vv đều phải đun sôi làm chín thức ăn đảm 
bảo sức khoẻ cho con người. 
Câu 5: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân 
mà không dùng nhiệt kế rượu? 
Trả lời: Vì nhiệt độ sôi của rượu nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước, nếu dùng nhiệt kế rượu 
thì không đo được vì rượu sẽ bay hơi. Trong khi đó nhiệt độ sôi của thủy ngân lại cao 
hơn nhiệt độ sôi của nước. 
Câu 6: Tại sao khi nhúng nhiệt kế thuỷ ngân vào nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu 
hạ xuống một ít, rồi sau đó mới dâng lên cao ? 
Trả lời: Vì khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lớp vỏ bằng thủy tinh tiếp xúc với nước 
nóng trước, nở ra làm cho mực thủy ngân hạ xuống một ít. Sau đó thủy ngân củng nóng 
lên và nở ra. Vì thủy ngân nở nhiều hơn thủy tinh nên thủy ngân trong ống sẽ dâng lên. 
Câu 7. Giải thích tại sao nước đá nổi trong nước ? 
Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 00C thì nước đông đặc biến thành nước đá. Lúc này thể tích 
nước đá tăng lên nhưng khối lượng không đổi nên khối lượng riêng giảm hay trọng 
lượng riêng giảm nên trọng lượng riêng của nước đá nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước 
nên nước đá nổi trong nước. 
Câu 8. Đun nước tới khi nước reo, ta thấy các bọt khí nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm , 
nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước. Hãy giải thích tại 
sao? 
Trả lời: Khi đó mới chỉ có nước ở dưới nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí 
càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại(do nhiệt độ giảm) một 
phần hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có 
thể biến mất trước khi lên tới mặt nước. 
Câu 9: Đưa trứng lên núi rất cao để luộc, trứng có chín được không ? Vì sao ? 
Trả lời: Không. Vì càng lên cao áp suất càng giảm, trên đỉnh núi rất cao, nước sôi ở nhiệt 
độ nhỏ hơn 100 0C nên luộc trứng không thể chín được. 
Câu 10 : Càng lên cao nhiệt độ sôi của nước càng giảm. Tại sao? 
Trả lời: Tại vì càng lên cao áp suất không khí càng giảm nên nhiệt độ sôi của nước càng 
giảm 
ÔN TẬP 
1. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? 
Nhiệt độ này gọi là gì? 
Trả lời: Mổi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này 
gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ các chất khác nhau không giống nhau. 
2. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẩn tiếp tục 
đun? 
Trả lời: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù ta vẩn tiếp 
tục đun. 
3. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của 
một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào: 
Trả lời: Các chất lỏng không bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định.Các chất lỏng bay hơi 
ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và 
diện tích mặt thoáng. 
4. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẩn không tăng nhiệt độ? Sự 
bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? 
Trả lời: Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẩn không thay đổi. 
Ở nhiệt độ này thì chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẩn trên mặt thoáng của chất lỏng. 



5. Tại sao trên đường ống dẩn hơi phải có những đoạn uốn cong vẽ lại hình những đoạn 
ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi? 
Trả lời: Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngan cản. 
* Hình vẽ khi ống nóng lên: 
* Hình vẽ khi ống lạnh đi: 
BÀI 16: RÒNG RỌC 
Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. 
Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 
Ứng dụng: dùng để kéo các thùng vữa lên cao, kéo nước từ dưới giếng lên, cột cờ,… 
BÀI 1. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN: 
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì 
nhiệt >Sắt) 
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn 
Khe hở giữa 2 đầu thanh ray xe lửa 
Tháp Épphen cao thêm vào mùa hè,… 
BÀI 2. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG: 
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì 
nhiệt >nước) 
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất lỏng 
Đun ấm đầy sẽ bị tràn nước 
Không đóng chai nước ngọt thật đầy,… 
BÀI 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ: 
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 
Áp dụng: cho ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí: 
Nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng nó sẽ phồng lên. 
Bánh xe bơm căng để ngoài trời bị nổ 
Chú ý: 
- Các chất khi nóng lên đều nở ra nghĩa là thể tích (V) của chúng tăng lên ,khối 
lượng(m), trọng lượng (P) của chúng không đổi vì vậy khối lượng riêng(D),trọng 
lượng riêng(d) đều giảm 
- Khi lạnh thì ngược lại. 
- Riêng chất khí nếu đựng trong bình kín thì dù làm lạnh hay nóng thì V,m, d, D 
của chúng vẫn không thay đổi 
BÀI 4. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT: 
Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn. 
VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để 
không gây hư hỏng đường ray… 
Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong lại. 
Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt ít hơn 
Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn 
+ Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt 
bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép 
Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch 
điện. 



Áp dụng: ví dụ về các loại băng kép được ứng dụng trong đời sống và khoa học kĩ thuật 
Băng kép có trong bàn là điện 
BÀI 5. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI: 
Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế. 
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có 
nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế… 
+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người 
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản 
+ Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết) 
- Trong nhiệt giai Xenxiút: 
Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC. 
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 100oC. 
Trong nhiệt giai Farenhai: 
Nhiệt độ nước đá đang tan là 32oF. 
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 212 oF. 
- Trong nhiệt giai Kenvin: 
Nhiệt độ nước đá đang tan là 273K. 
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 373K. 
BÀI 6. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC: 
– 
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. 
– 
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc 
Đặc điểm: 
- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là 
nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. 
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi 
Ứng dụng: Đúc đồng, luyện gang thép… 
BÀI 7. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ: 
 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. 
 Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. 
Đặc điểm: 
- Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng 
của chất lỏng. 
- Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng 
B. BÀI TẬP: 
1. Cho biết trong quá trình đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng 
?( nêu rõ các quá trình chuyển thể) 
2. Có một hỗn hợp vàng, đồng, bạc. Em hãy nêu phương án để tách riêng các kim loại 
đó. 
Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của vàng, kẽm và bạc lần lượt là: 10640C; 2320C; 960 0C. 
3. Hãy tìm các ví dụ về hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, nóng chảy, đông đặc. 
4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước 
biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết như thế nào?Tại sao? 
5. Tại sao người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ? 
6. Tại sao ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng 
nhiệt kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển? 
7. Dựa vào dường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất chưa xác 
định tên để trả lời các câu hỏi sau đây: 
a) Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào? 
b) Thời gian nóng chảy kéo dài bao nhiêu phút? 



c) Xác định tên của chất này. 
Cho biết: nhiệt độ nóng chảy của một số chất: băng phiến, nước, thủy ngân lần lượt là: 
80 0C; 00C; -390C. 
d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể nào? 
ĐÁP ÁN 
1. Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung 
Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng 
đồng) 
2. Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 2320C, kẽm nóng chảy, thu kẽm nguyên chất (thể 
lỏng). 
Tiếp tục đun đến 9600C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất( thể lỏng) 
Sau khi thu được kẽm và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun 
đến 10640C để lấy vàng lỏng. 
3. Ví dụ về hiện tượng nóng chảy : 1 que kem đang tan, 1 cục nước đá để ngoài trời 
nắng, đốt nóng 1 ngọn nến,… 
Ví dụ về hiện tượng đông đặc: đặt 1 lon nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước đóng 
thành băng,… 
Ví dụ về hiện tượng bay hơi: phơi quần áo, nước mưa trên đường biến mất khi Mặt 
trời xuất hiện,… 
Ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: sự tạo thành mây, sương mù,… 
4. Để thu họach được muối khi cho nước biển chảy vào ruộng muối ( nước trong nước 
biển bay hơi, còn muối đọng lại) thì cần thời tiết đầy nắng và gió. 
Vì tốc độ bay hơi của chất lỏng ngoài phụ thuộc diện tích mặt thoáng còn phụ thuộc 
nhiệt độ và gió. 
5. Người ta dùng nhiệt độ nước đá đang tan làm một mốc đo nhiệt độ vì đó là nhiệt độ 
xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. 
6. Ở các nước hàn đới ( các nước gần nam cực, bắc cực ) người ta thường dùng nhiệt kế 
rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ khí quyển vì: nhiệt độ đông đặc 
của rượu ở -117 0C trong khi nhiệt độ đông đặc của thủy ngân ở -390C, khi nhiệt độ khí 
quyển xuống dưới -390C thì thủy ngân bị đông đặc không thể đo tiếp nhiệt độ; còn nhiệt 
kế rượu vẫn bình thường và có thể đo tiếp nhiệt độ của khí quyển. 
7. a) Chất này nóng chảy ở 0 0C 
b) Thời gian nóng chảy kéo dài trong 5 phút 
c) Xác định tên của chất này: nước đá 
d) Trước khi nóng chảy, chất này tồn tại ở thể rắn. 
B/ CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG 
1) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách 
nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình 
2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy? 
3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 
4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 
5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 
6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 
7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào 
cốc thuỷ tinh mỏng? 



8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ 
tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực 
thuỷ ngân trong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao? 
9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để 
đo nhiệt độ của không khí? 
10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh 
11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 
thanh ray? 
12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi 
vòng thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu 
ra được hay không? Tại sao? 
13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được 
bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem 
hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên 
cao? 
14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá 
15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm 
16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì 
không cạn 
17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau 
một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại 
18) Tại sao máy sấy tóc lại làm cho tóc mau khô? 
C/ MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG 
Bài 1: Hãy đổi các giá trị sau từ 0C sang 0F 
200C, 250C, 300C, 370C, 420C, 500C, 600C; 00C; -50C; -250C 
Bài 2: Hãy sắp xếp các giá trị nhiệt độ sau theo thứ tự tăng dần 
100C; 600F; 370C; 50C; 200F; 800F 
Bài 3: Hãy đổi các giá trị sau từ 0F sang 0C 
250F, 800F, 1370F, 00F, -50F; -250F 
Bài 4: Nguời ta đo thể tích của môt khối lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết 
quả sau: 
Nhiệt độ 

20 
50 
80 
100 

( C) 
Thể tích (lít) 
2,00 
2,14 
2,36 
2,60 
2,72 
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng 
của đường này 
- Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 100C 
- Trục thẳng đứng là trục thể tích: 1cm (1 ô li vở) biểu diễn 0,2 lít 
Bài 5: Ta có bảng theo dõi nhiệt độ như sau: 
Thời gian (giờ) 


10 
12 
16 
Nhiệt độ (0C) 
250 
270 
290 
310 
300 
a) Nhiệt độ thấp nhất (theo bảng) là lúc mấy giờ? Nhiệt độ cao nhất là lúc mấy giờ 
b) Từ bảng trên hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ với 2 trục: trục thẳng đứng 
chỉ nhiệt độ, trục nằm ngang chỉ thời gian 

 
Bình luận (0)