Cho hàm số bậc nhất y = ( 2 m – 3 ) x + 7 có đồ thị là đường thẳng d. Tìm m để d // d’: y = 3 x + 2
A. m = 3
B. m = − 4
C. m = 2
D. m = − 3
Cho hàm số y=(√3-m)x+2 tìm m để hàm số y là hàm số bậc nhất
Để đây là hàm số bậc nhất thì 3-m>0
=>m<3
1) cho hàm số bậc nhất y=\(\sqrt{m-1}\) -6x+5 tìm m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất và nghịch biến
2) cho hàm số bậc nhất y=\(\left(m^2-m+1\right)x+m\) chứng minh với mọi giá trị của m,hàm số đã cho là hàm số bậc nhất và đồng biến
2: m^2-m+1
=m^2-m+1/4+3/4
=(m-1/2)^2+3/4>=3/4>0 với mọi m
=>y=(m^2-m+1)x+m luôn là hàm số bậc nhất và luôn đồng biến trên R
Cho hàm số bậc nhất y=(m-1/2)x+2
a, với giá trị nào của m để hàm số là hàm số bậc nhất? Xác định các hệ số a,b
b, cho hàm số bậc nhất y=(m-1/2)x+2. Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến,nghịch biến.
c, cho hàm số bậc nhất y=0.5x+2. Tính giá trị của y khi biết giá trị của x=2
Bài 1: Cho hàm số y=(\(m^2\)+1)x-5
a, Chứng tỏ rằng hàm số y là hàm số bậc nhất
b, Hàm số là hàm đồng biến hay ngoại biến?
Bài 2: Cho hàm số bậc nhất y=(m+3)x+7
a, Tìm m để hàm số là hàm số đồng biến
b, Tìm m để hàm số là hàm số đồng biến
Mong mọi người trả lời hai bài này giúp mình, mình cần gấp vào 16/08
1:
a: m^2+1>=1>0 với mọi m
=>y=(m^2+1)x-5 luôn là hàm số bậc nhất
b: Do m^2+1>0 với mọi m
nên hàm số y=(m^2+1)x-5 đồng biến trên R
bài1cho hàm số Y=(2-m)x-2tìm các giá trị của m để HS bậc nhất.tìm hệ số a,b
bài 2, cho hàm số Y=(m-5)x+1.tìm các giá trị để hàm số
a, đồng biến trên R b,nghịch biến trên R
bài 3,cho 2 HS bậc nhất Y=(3-m)\(\times\)x+2(d1) và Y=2x+m(d2)
a,tìm giá trị của m để đồ thị hai hàm số song song với nhau
b,tìm giá trị của m để đồ thị hai hàm số cắt nhau
c,tìm giá trị của m để đồ thị hai hàm số cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung
bài 4, cho HS Y=2x=1.tìm hệ số góc ,tung độ gốc,vẽ đồ thị HS trên ,tính góc tạo bởi đường thẳng trên với trục ox
Bài 1:
Để hàm số y=(2-m)x-2 là hàm số bậc nhất thì 2-m<>0
=>m<>2
a=2-m
b=-2
Bài 2:
a: Để hàm số y=(m-5)x+1 đồng biến trên R thì m-5>0
=>m>5
b: Để hàm số y=(m-5)x+1 nghịch biến trên R thì m-5<0
=>m<5
Bài 3:
a: Để (d1)//(d2) thì \(\left\{{}\begin{matrix}3-m=2\\2\ne m\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}m=1\\m\ne2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m=1\)
b: Để (d1) cắt (d2) thì \(3-m\ne2\)
=>\(m\ne1\)
c: Để (d1) cắt (d2) tại một điểm trên trục tung thì
\(\left\{{}\begin{matrix}3-m\ne2\\m=2\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}m\ne1\\m=2\end{matrix}\right.\)
=>m=2
cho hàm số y=(m-2)x+5. Tìm m để
a)hàm số là hàm số bậc nhất
b) khi x=2 thì y=3
Bài 9. Cho hàm số y = (2m- 3) x -1 (1). Tìm m để: a)Hàm số (1) là hàm số bậc nhất b)Hàm số (1) là hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến c)Hàm số (1) đi qua điểm (-2; -3) d)Đồ thị của (1) là 1 đường thẳng // với đt y = (-m+ 2) x + 2m e)Đồ thị của (1) đồng quy với 2 đt y = 2x - 4 và y = x +1 f)Khoảng cách từ gốc tọa độ đến đường thẳng (1) bằng 1 5
a: Để hàm số là hàm số bậc nhất thì 2m-3<>0
hay m<>3/2
b: Để hàm số đồng biến thì 2m-3>0
hay m>3/2
Để hàm số nghịch biến thì 2m-3<0
hay m<3/2
Cho hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3. Tìm các giá trị của m để hàm số
Nghịch biến
y = (m – 2)x + 3 nghịch biến khi m – 2 < 0 ⇔ m < 2
Vậy với m < 2 thì hàm số nghịch biến.
Cho hàm số bậc nhất y = (m – 2)x + 3. Tìm các giá trị của m để hàm số:
Đồng biến
(Lưu ý:
Hàm số y = ax + b đồng biến khi a > 0 và nghịch biến khi a < 0.)
y = (m – 2)x + 3 đồng biến khi m – 2 > 0 ⇔ m > 2
Vậy với m > 2 thì hàm số đồng biến.
Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Với các hàm số bậc nhất, hãy cho biết hàm số đó đồng biến hay nghịch biến? a)y=5-2x b)y=x√2-1. C)y=2(x+1)-2x. D)y=3(x-1)x. e)y=-2/3 x. f)y=x+ 1/x
Các hàm số a,b,e là các hàm số bậc nhất