Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 2 2019 lúc 4:07

Đối chiếu giữa các nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ:

  - Ở câu thơ thứ hai: cụm từ "nại nhược hà?" nghĩa là "biết làm thế nào?" diễn tả sự bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình.

   + Nếu dịch thơ cụm từ "nại nhược hà" thành "khó hững hờ" vô hình chung đã làm mất đi sự tinh tế trong cảm nhận.

   → Gây người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình quá "tỉnh táo", thậm chí "hững hờ" trước cảnh đẹp tự nhiên.

  - Ở hai câu thơ cuối, bản dịch thơ chưa thật đúng và sát với nguyên tác.

   + Hai câu cuối đăng đối trong từng câu, và giữa hai câu: chữ "song" mang lại giá trị cao. Chữ "nhân" đối với chữ "nguyệt" trong cùng một câu. Chữ "nguyệt" đối với "thi gia" ở cuối câu 4. Trong khi bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối này.

   + Trong nguyên tác, chữ "khán" nghĩa là ngắm, câu thơ thứ 2 dịch thành "nhòm" làm mất đi tính hàm súc, sự nhã nhặn của ý thơ.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
LD
30 tháng 4 2017 lúc 15:10

2. Đây là một bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:

Câu đầu là khai ( mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại)

Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế "tẩu lộ"

Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận

Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.

Câu hợp mở ra một không gian mênh mông "muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả

3. Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận

4.Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san

- Điệp từ: trùng san\(\rightarrow\)Nói về những khó khăn chồng chất mà người đi đường phải vượt qua tưởng chừng vô tận

Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian

\(\rightarrow\)Muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt

\(\rightarrow\)Ngụ ý về đường đời, đường cách mạng

Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu dài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang

5. Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp

Bình luận (0)
CL
15 tháng 1 2019 lúc 18:35

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Bình luận (0)
CL
15 tháng 1 2019 lúc 18:41

Đề bài:

Câu 1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Trả lời:

Đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ:

– Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật nhưng dịch thơ theo thể lục bát -> thể thơ lục bát mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài.

– Điệp ngữ tẩu lộ – tẩu lộ, trùng san- trùng san- trùng san gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu.

– Trùng san nghĩa là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.

Đề bài:

Câu 2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ (gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba).

Trả lời:

Bài thơ biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

– Câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.

– Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Những khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp, hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

– Câu chuyển – chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.

– Câu hợp – gắn kết với câu chuyện để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Đề bài:

Câu 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm:

+ Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.

+ Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.

Đề bài:

Câu 4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Đề bài:

Câu 5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

– Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

– Lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 4 2017 lúc 6:29

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

- Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
1 tháng 1 2018 lúc 11:03

- Học sinh viết đúng phần phiên âm và dịch thơ bài thơ “Tỏ lòng”.

- Tác giả Phạm Ngũ Lão thẹn vì:

+ Chưa có tài năng, trí tuệ như Gia Cát Lượng (Khổng Minh- đời Hán) để giúp dân, cứu nước.

+ Trí và lực có hạn mà trách nhiệm dựng xây giang sơn còn bộn bề.

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão thể hiện ông là người ý thức được trách nhiệm với dân tộc, đất nước. Đó cũng chính là nỗi thẹn tôn cao nhân cách của con người luôn hướng tới sự tận trung với quốc gia.

Bình luận (0)
PN
12 tháng 10 2024 lúc 16:35
Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng chi tiết nhất

I. Mở bài:

- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)

- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

II. Thân bài:

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a. Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/phan-tich-bai-tho-to-long-cua-pham-ngu-lao

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
5 tháng 5 2023 lúc 3:11

loading...  

Bình luận (0)
DK
Xem chi tiết
H24
27 tháng 10 2021 lúc 14:48

Hoàn cảnh sáng tác ở Chú thích ( SGK/63 ) nha bạn

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Bình luận (0)
NC
27 tháng 10 2021 lúc 14:54

 Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Thể thơ: Thât ngôn tứ tuyệt

Chúc bạn học tốt nha ^^ !!!

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
6 tháng 12 2023 lúc 21:58

Dịch nghĩa

Dịch thơ

Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong

Lác đác rừng phong hạt móc sa

=> chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương” – gợi không khí âm u, ảm đạm

Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt

Ngàn non hiu hắt, khí thu loà

=> Không có tên núi cụ thể

Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời

Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm

=> chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa

Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất

Mặt đất mây đùn cửa ải xa

=> Dịch chưa sát nghĩa từ “sa sầm”

Khóm cúc nở hoa đã hai lần tuôn rơi nước mắt ngày trước

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

=> dịch thiếu từ “lưỡng khai” (lặp lại)

Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

=> dịch thiếu cữ “cô” (lẻ loi, cô đơn)

Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước

Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà

=> dịch thiếu chữ “dồn dập”

Bình luận (0)
AP
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết