Viết 1 đoạn văn về Viết 1 đoạn văn cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học sau buổi giãn cách lớp 8
Viết 1 đoạn văn về Viết 1 đoạn văn cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học sau buổi giãn cách lớp 8
II. Luyen tập Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới “Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động...Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời đến bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, dông bão xảy ra trên hành trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động, buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô d delta y, xô đâu trôi đó ; được chăng hay chớ rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. Câu 1: Xác định câu chủ đề của đoạn trích Câu 2: Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết phép so sánh ấy nhằm nổi bật điều gì Câu 3: nêu công dụng của dấu: và dấu,... của đoạn văn trên Câu 4: Từ ND của đoạn trích trên và hiểu XH, em hãy viết khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: sống trong thế chủ động sẽ tạo nên thành công. 180
1. Câu chủ động: ''Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động...''
2. Câu chứa phép so sánh: ''Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động, buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô d delta y, xô đâu trôi đó ; được chăng hay chớ rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời. ''
Nhằm làm nổi bật sự chủ động và quyết đoán của bản thân.
3. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. Cho thấy ngoài sống chủ động thì cũng còn cần nhiều yếu tố để dẫn đến thành công.
4.
Em tham khảo:
Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân… Tuổi trẻ nhất định phải luôn sống ở thế chủ động bởi cuộc sống không dễ dàng hay thiên vị đối với bất kì ai, luôn luôn đặt chúng ta vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết. Sống chủ động giúp tuổi trẻ tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ. Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công; Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc. Thật đáng buồn khi một số bạn trẻ đang sống dựa dẫm vào người khác, thiếu tự tin, đặt mình ở thế thụ động. Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.Tuổi trẻ cần tự tin, dám nghĩ, dám làm, chủ động sáng tạo tìm kiếm những cơ hội và xây dựng kế hoạch để chinh phục ước mơ.
viết bài văn kể chuyện người thực việc thực
Bài thơ Đi đường ( Tẩu lộ ) mang tính đa nghĩa. Em hãy chững minh tính đã nghĩa của bài thơ.
Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người đi đường trong bài thơ "Tẩu lộ"
(làm thành bài văn nhé)
Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:
"Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".
Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:
"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi...".
(Người đi tìm hình của nước)
Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.
Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:
"Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".
Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.
"Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:
"Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tổng lao".
"Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".
(Đường đời hiểm trở)
Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.
Thành quả mà người đi đường có được sau khi trải qua khó khăn gian khổ là gì?
đi đường ra đời năm nào ?
Tháng 8 năm 1942, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt biên giới sang Trung Quốc để liên hệ với cách mạng và các lực lượng chống Nhật ở Trung Quốc. Bác đến thị trấn Túc Vinh thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt. Trong thời gian mười bốn tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trái phép, Bác Hồ thường xuyên bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác khắp mười ba huyện của tỉnh Quảng Tây ( Từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 ). Trong thời gian đó, Bác viết tập " Nhật kí trong tù" gồm 133 bài bằng chữ Hán, trong đó có bài " Đi đường".
Tay bị cùm, chân bị xích, đi trong sương gió lạnh buốt thấu xương hay trong nắng trưa đổ lửa. Vượt dốc, băng đèo, lội suối ... với những khó khăn thử thách nhiều lúc tưởng quá sức chịu đựng của con người. Từ thực tế đó, tác giả khái quát thành chuyện " Đi đường" nói chung.
Nên đánh giá nhận xét của Lí Thái Tổ về việc hai triều Đinh,Tiền Lê vẫn tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư như thế nào cho thỏa đáng?
a) Chủ yếu cần xem đây là 1 cách để khẳng định mạnh mẽ là gì?......
b)Hai triều Đinh,Tiền Lê chưa tiến hành dời đô đc chủ yếu là vì sao?
Thật ra đề này ko phải là đề của bài Đi đường đâu mà là đề này là của bài Chiếu dời đô.Giúp mik với các bn ơi
hãy nêu đặc điểm của câu nghi vấn.cho ví dụ
tìm từ ngữ "nhãn tự" của bài thơ tức cảnh pác pó
mối quan hệ giữa người và trăng trong bài thơ được thể hiện như thế nào qua bài ngắm trăng?
em học gì từ Bác qua bài thơ đi đường
HELP ME, PLEASE!!!!
Viết một bài văn cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua các bài thơ: Ngắm trăng, Đi đường, tức cảnh Pác Bó.
Ko copy trên mạng.