Dung dịch có pH > 7 là
A. Na2SO4
B. H2SO4
C. HCl
D. NH3
trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch
a)NaCl,H2SO4,Na2SO4
b)HCL,KNO3,K2SO4
c)H2SO4,NaOH,NaCl và Na2SO4
d)KOH,K2SO4,KNO3,H2SO4
a) dùng quỳ tím nhận H2SO4 , sau đó dùng muối AgNO3 nhận NaCl
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓
b) dùng quỳ tím nhận HCl, sau đó dùng muối BaCl2 nhận K2SO4
BaCl2 + K2SO4 → KCl + BaSO4 ↓
c)dùng quỳ tím nhận H2SO4, NaOH sau đó dùng muối BaCl2 nhận Na2SO4
d) dùng quỳ tím nhận KOH, H2SO4 sau đó dùng muối BaCl2 nhận K2SO4
a) trích mẫu thử:
cho các dung dịch đó thử với quỳ tím:
Nhóm 1: quỳ tím hóa đỏ: H2SO4
Nhóm 2: quỳ tím không đổi màu: Na2SO4, NaCl
Cho nhóm 2 tác dụng với dung dịch BaCl2. Nếu có xuất hiện kết tủa là BaSO4 chất ban đầu là Na2SO4, chất còn lại là NaCl
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 tạo ra BaSO4 + 2NaCl
b) Trích mẫu thử:
Cho các dung dịch đó thử với quỳ tím:
Nhóm 1: quỳ tím hóa đỏ: HCl
Nhóm 2: quỳ tím không đổi màu KNO3, K2SO4
Cho Nhóm 2 tác dụng với Ba(OH)2 nếu có xuất hiện kết tủa là BaSO4 chất ban đầu là K2SO4, chất còn lại là KNO3
PTHH: K2SO4 + Ba(OH)2 tạo ra BaSO4 + 2KOH
c) Trích mẫu thử:
Cho các dung dịch đó thử với quỳ tím
Nhóm 1: Quỳ tím hóa đỏ: H2SO4
Nhóm 2: quỳ tím không đổi màu: NaOH, NaCl, Na2SO4
Cho nhóm 2 tác dụng với BaCl2 nếu có xuất hiện kết tủa là BaSo4 chất ban đầu là Na2So4, còn lại NaOH và NaCl.
PTHH: Na2So4 + BaCl2 tạo ra BaSO4 + 2NaCl
Cho NaOH và NaCl tác dụng với AgNO3 nếu có xuất hiện kết tủa là AgCl chất ban đầu là NaCl, còn lại là NaOH.
PTHH: NaCl + AgNO3 tạo ra AgCl + NaNO3
d) Trích mẫu thử:
Cho các dung dịch thử với quỳ tím
Nhóm 1: quỳ tím hóa đỏ: H2SO4
Nhóm 2: quỳ tím hóa xanh: KOH
Nhóm 3: quỳ tím không đổi màu: K2SO4, KNO3
Cho nhóm 3 tác dụng với BaCl2 nếu có xuất hiện kết tủa là BaSO4 chất ban đầu là K2SO4, chất còn lại là KNO3.
PTHH: K2SO4 + BaCl2 tạo ra 2KCl + BaSO4
* có cân bằng giùm rồi, mong nó sẽ giúp ích cho bạn*
Câu 21. Dung dịch A có pH < 7 và tạo ra kết tủa khi tác dụng với dung dịch Bari nitrat Ba(NO3)2 . Chất A là:
A. HCl B. Na2SO4 C. H2SO4 D. Ca(OH)2
Câu 22. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 chất:HNO3, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:
A. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2.
B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3.
C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3 .
D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2
Câu 23. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm mất nhãn: HCl, KOH, NaNO3, Na2SO4.
A. Dùng quì tím và dung dịch CuSO4.
B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch BaCl2.
C. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2.
D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch H2SO4.
Đáp án: C
Câu 24. Trong đời sống để khử chua đất trồng trọt người ta thường dùng
A. NaOH B. Ca(OH)2 C. Ba(OH)2 D. Cu(OH)2
Câu 25. Cho 4,8 gam kim loại A, hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit khí H2 (ĐKTC). A là:
A. Cu B. Fe C. Zn D. Mg
\(21.C\\ 22.C\\ 23.C\\ 24.n_{H_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2mol\\ A+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2\\ n_A=n_{H_2}=0,2mol\\ M_A=\dfrac{4,8}{0,2}=24,Mg\\ \Rightarrow D\)
Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhạn bằng phương pháp hóa học :
a) HCL , KOH , H2SO4 , KNO3
b) Ca(OH)2 , NaOH , HCL , NaCl
c) H2SO4 , NaCl , KOH , Na2SO4
d) HCL , KOH , H2SO4 , KNO3
Phần a
Lấy mẫu thử của 4 ddịch:
Dùng quỳ tím để phân biệt 4 mẫu thử:
Mẫu thử làm xanh màu quỳ tím là KOH, các chất khác không đổi màu quỳ tím
Dùng dd BaCl2 để phân biệt 3 mẫu thử:
+Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là dd K2S04
K2S04+BaCl2=>BaS04+2KCl
+Mẫu thử không hiện tượng là dd KCl,KN03
Dùng dd AgN03 để phân biệt 2 mẫu thử còn lại:
+Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là dd KCl
AgN03+KCl=>AgCl+KN03
+Mẫu thử không hiện tượng là dd KN03
Nêu hiện tượng và viết PTHH ( nếu có) của phản ứng: a/ cho mẩu Mg vào dung dịch HCl. b/ CuO phản ứng với dung dịch H2SO4. C/ Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch HCl. D/ Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Na2SO4.
a) Mẩu Mg tan trong dung dịch, có bọt khí thoát ra
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
b) CuO tan hết trong dung dịch, tạo thành dung dịch màu xanh lam
\(CuO+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+H_2O\)
c) Quỳ tím hóa đỏ do HCl là axit
d) Quỳ tím không đổi màu do Na2SO4 là muối trung hòa
a)Hiện tượng khi Mg vào Hcl là Kl Mg tan dần, có bọt khí thoát ra và có dung dịch không màu
pt:Mg+2Hcl---->MgCl2++H2
b)CuO vs H2So4 (loãng hoặc đặc nóng đều giống nhau về hiện tượng và pt ) hiện tượng có chất rắn màu đen tan dần trong dung dịch và xuất hiện dd màu xanh lam
pt:Cuo+H2So4--->Cuso4+H2o
c)Hiện tượng quỳ tím chuyển sang màu đỏ
d)Hiện tượng quỳ tím không đổi màu
\(a,PTHH:Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2\)
Hiện tượng: Chất rắn màu trắng bạc Magie (Mg) tan dần và xuất hiện khí Hidro (H2) làm sủi bọt khí.
\(b,PTHH:CuO+H_2SO_4\to CuSO_4+H_2O\)
Hiện tượng: CuO tan dần và dung dịch chuyển sang màu xanh.
\(c,\) Quỳ tím chuyển sang màu đỏ
\(d,\) Quỳ tím ko đổi màu
Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol bằng nhau là dung dịch HCl, pH=a; dung dịch H2SO4 có pH=b; dung dịch NH4Cl có pH= c; dung dịch NaOH có pH= d. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. d < c < a < b
B. c < a < d < b
C. a < b< c<d
D. b < a< c < d
Đáp án D
Có [H+]H2SO4>[H+]HCl>[H+]NH4Cl>[H+]NaOH nên b < a< c < d
Cho các dung dịch loãng có cùng nồng độ mol: HCl, CH3COOH, H2SO4, NH3. Dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. HCl.
B. NH3.
C. CH3COOH.
D. H2SO4.
Cho phản ứng sau:
(a) Q + 4NaOH → X + Y + Z + T + H2O
(b) X + dung dịch AgNO3/NH3 → (NH4)2CO3 + ...
(c) 2Y + H2SO4 loãng → 2Y1 + Na2SO4.
(d) Z + H2SO4 loãng → Z1 + Na2SO4
(e) 2CH2=CH2 + O2 → 2T (xúc tác PdCl2, CuCl2).
(g) 2Z1 + O2 → 4CO2 + 2H2O
Biết MQ < 260, tổng số nguyên tử C và O có trong một phân tử Q là
A. 18.
B. 22.
C. 20.
D. 16.
Cho phản ứng sau:
(a) Q + 4NaOH → X + Y + Z + T + H2O
(b) X + dung dịch AgNO3/NH3 → (NH4)2CO3 + ...
(c) 2Y + H2SO4 loãng → 2Y1 + Na2SO4.
(d) Z + H2SO4 loãng → Z1 + Na2SO4
(e) 2CH2=CH2 + O2 → 2T (xúc tác PdCl2, CuCl2).
(g) 2Z1 + O2 → 4CO2 + 2H2O
Biết MQ < 260, tổng số nguyên tử C và O có trong một phân tử Q là
A. 18.
B. 22.
C. 20.
D. 16.
Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
a. HNO3, NaCl, Ba(OH)2 c. NaCl, NaOH, H2SO4
b. KOH, KNO3, HCl d. Na2SO4, NaOH, H2SO4
a)
•Trích Mẫu thử vào các ống mẫu thử vào các ống nghiệm
•Cho quỳ tím vào cả mẫu thử:
-dung dịch làm quỳ tím hoa đỏ là:HNO3
-dung dịch làm quỳ tím hoa xanh là:Ba(OH)2
-dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là:NaCl
c)
•Trích mẫu thử vào các ống nghiệm:
• Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
-dung dịch làm quỳ tím hoa đỏ là:H2SO4
-dung dịch làm quỳ tím hoa xanh là:NaOH
-Dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là:NaCldung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là
b)
•Trích mẫu thử vào các ống nghiệm
• Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
-Dung dịch làm quỳ tím hoa đỏ là:dung dịch làm quỳ tím hoa đỏ là:HCl
-dung dịch làm quỳ tím hoa xanh là:KOH
-Dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là:KNO3
#Sar2109
d)
•Trích mẫu thử vào các ống nghiệm
• Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
-dung dịch làm quỳ tím hoa đỏ là:H2SO4
- dung dịch làm quỳ tím hoa xanh là NaOH
dung dịch không làm quỳ tím chuyển màu là :Na2SO4
Nhận biết các lọ mất nhãn chứa:
a, dung dịch : HCl, H2SO4,NaCl, Na2SO4
b, dung dịch : NaOH, NH4Cl, KNO3, H2SO4
c, dung dịch : NaOH, NH4NO3, K2SO4, HCl
d, dung dịch : Na2CO3, NaOH, H2SO4, NH4Cl
e, gồm : O3, SO2, CO2
g, chất khí : O2, Cl2, HCl
a, HCl;H2SO4;NaCl;Na2SO4
- Dùng quỳ tím:
+ Làm quỳ hóa đỏ: HCl;H2SO4 (1)
+ Không làm quỳ đổi màu: NaCl;Na2SO4 (2)
- Dùng dd BaCl2
+ Nhóm 1:
- Xuất hiện kết tủa: H2SO4
- Không có hiện tương: HCl
+ Nhóm 2:
- Xuất hiện kết tủa trắng: Na2SO4
- Không có hiện tượng: NaCl
PTHH :
BaCO3+H2SO4 → BaSO4+CO2+H2O
Na2SO4+BaCl2 → BaSO4+2NaCl
b, NaOH;NH4Cl;KNO3;H2SO4
- Dùng quỳ tím
+ Làm quỳ hóa đỏ: H2SO4
+ Làm quỳ hóa xanh: NaOH
+ Không làm quỳ đổi màu: NH4Cl;KNO3 (*)
- Cho dd NaOH vào các lọ nhóm (*)
+ Xuất hiện khí mùi khai: NH4Cl
+ Không có hiện tượng: KNO3
PTHH:
NH4Cl+KOH → KCl+NH3+H2O
c, NaOH;NH4NO3;K2SO4;HCl
- Dùng quỳ tím
+ Làm quỳ hóa đỏ: H2SO4
+ Làm quỳ hóa xanh: NaOH
+ Không làm quỳ đổi màu: NH4NO3;K2SO4 (*)
- Cho dd BaCl2 vào các lọ nhóm (*)
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4
+ Không xảy ra hiện tương: NH4NO3
PTHH:
NH4NO3+KOH → KNO3+NH3+H2O
d, Na2CO3;NaOH;H2SO4;NH4Cl
- Dùng quỳ tím
+ Làm quỳ hóa đỏ: H2SO4
+ Làm quỳ hóa xanh: NaOH
+ Không làm quỳ đổi màu: Na2CO3;NH4Cl (1)
- Cho dd HCl vào các lọ nhóm (1)
+ Lọ có bọt khí không màu thoát ra: Na2CO3
+ Không xảy ra hiện tượng: NH4Cl
PTHH:
Na2CO3+2HCl → 2NaCl+CO2+H2O
e, O3;SO2;CO2
- Dần các khí qua dd nước brom
+ Làm mất màu dd nước brom: SO2
+ Không làm mất màu: CO2;O3
- Dẫn O3,CO2 qua dd nước vôi trong dư
+ Xuất hiện vẩn đục màu trắng: CO2
+ Không có hiện tượng: O3
PTHH:
SO2+2H2O+Br2 → 2HBr+H2SO4
CO2+Ca(OH)2 → CaCO3+H2O
g, O2;Cl2;HCl
- Dùng quỳ tím ẩm
+ Làm quỳ hóa đỏ: HCl
+ Làm quỳ hóa đỏ sau đó mất màu hoàn toàn: Cl2
+ Không làm quỳ đổi màu: O2