Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) : 1s22s22p63s2. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ne) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử Mg nhường 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. Mg có tính kim loại.
Mg – 2e → Mg2+
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : Al, Mg, Na, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử Al, Mg, Na, mỗi nguyên tử nhường mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử kim loại lại có khuynh hướng nhường electron để trở thành các ion dương ?
Cấu hình electron của Al, Mg, Na, Ne :
Al 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 3 p 1 |
Mg 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 2 |
Na 1 s 2 2 s 2 2 p 6 3 s 1 |
Ne 1 s 2 2 s 2 2 p 6 |
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu :
nguyên tử Na nhường le để trở thành ion Na + ;
nguyên tử Mg nhường 2e để trở thành ion Mg 2 + ;
nguyên tử Al nhường 3e để trở thành ion Al 3 + ,
thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Ta đã biết cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền. Vì vậy, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng dễ nhường electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng trước.
Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.
S + 2e → S2-
Để đạt được cấu hình electron bền vũng của khí hiếm, các nguyên tử có những cách nào?
Trao đổi e
Liên kết tạo thành cặp e dùng chung
Các nguyên tố chu kì 2 có thể nhường electron để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm là
A. Li, Be, B, C và N. B. Li, Be, C, N và O.
C. Li, Be và B. D. N, O, F và Ne.
Nguyên tử X có phân lớp e ngoài cùng là 3p5
a) Viết cấu hình e của nguyên tử X và xác định điện tích hạt nhân của X
b) Nguyên tử X là kim loại hay phi kim? Vì sao? Để đạt cấu hình bền giống khí hiếm thì nguyên tử X có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron? Viết kí hiệu của ion thu được và cấu hình của ion đó.
a: \(X:1s^22s^22p^63s^23p^5\)
Điện tích hạt nhân là 17+
b: X là phi kim
Để đạt cấu hình bền giống khí hiếm thì X cần nhận thêm 1e
\(X^{1-}:1s^22s^22p^63s^23p^6\)
Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi
A. 2 electron
B. 3 electron
C. 1 electron
D. 4 electron
Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau đây : O, F, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các nguyên tử O, F, mỗi nguyên tử nhận thêm mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí hiếm Ne đứng sau.
Hãy cho biết tại sao các nguyên tử phi kim lại có khuynh hướng nhận thêm electron để trở thành các ion âm ?
O: 1 s 2 2 s 2 2 p 4
F: 1 s 2 2 s 2 2 p 5
Ne: 1 s 2 2 s 2 2 p 6
Từ các cấu hình trên ta dễ dàng thấy rằng nếu nguyên tử F nhận thêm 1e để trở thành ion F - , nguyên tử O nhận thêm 2e để trở thành ion O 2 - thì các ion được hình thành có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm Ne với 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Như ta đã biết, cấu hình electron của các khí hiếm với 8 electron (đối với He là 2 electron) ở lớp ngoài cùng là một cấu hình electron vững bền (năng lượng thấp). Vì vậy, các nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron để có cấu hình electron vững bền của khí hiếm đứng sau.
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố nhóm s
(2) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì
(3) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A biến đổi một cách không tuần hoàn
(4) Số thứ tự của nhóm (IA,IIA,..) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng nhưng không cho biết số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố đó
(5) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm
(6) Nguyên tử của tất cả các nguyên tố trong nhóm khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Các trường hợp thỏa mãn: 1-5
ĐÁP ÁN B
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố nhóm s
(2) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kì được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì
(3) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A biến đổi một cách không tuần hoàn
(4) Số thứ tự của nhóm (IA, IIA,..) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng nhưng không cho biết số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố đó
(5) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm
(6) Nguyên tử của tất cả các nguyên tố trong nhóm khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng
Số phát biểu đúng là
A.5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.