Nêu dẫn chứng cho thấy bằng đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta.
Vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta là:
A.Đồng bằng Nam Bộ
B.Đồng bằng Bắc Bộ
C.Cả hai đều đúng
C nha em
Câu 1: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn nào để trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 2: Tại sao Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển nhất nước.
Câu 3: Chứng minh Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất nước.
Câu 4: Nhờ điều kiện thuận lợi nào mà Đồng Bằng Sông Cửu Long xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất nước.
Câu 1:
Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
Câu 2:
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Về vị trí địa lí:
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.
+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).
+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.
+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.
Câu 3:
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển
1)nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long . Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
2) kể tên các ngành công nghiệp và trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ . Tại sao các ngành công nghiệp lại tập trung ở TP HCM?
Mong mọi người giúp mình ❤️❤️❤️❤️
Ai đoá giúp tuiii điiii mai thi gòiiiiiii😭🥲🤦♀️
2. Trình bày tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng
3. Giải thích vì sao vùng đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ?
*Tham khảo:
2.
- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng là vùng đất màu mỡ, phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Lúa là cây chủ lực, đóng góp lớn vào sản xuất lương thực của quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là khu vực sản xuất nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, và cây trồng công nghiệp.
- Công nghiệp: Vùng này có nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò trọng điểm cho công nghiệp. Các ngành công nghiệp đa dạng từ chế biến thực phẩm đến sản xuất máy móc, điện tử. Khu vực đồng bằng sông Hồng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
3.
- Tài nguyên thiên nhiên
- Khí hậu ấm áp
- Nhu cầu thị trường
- Chính sách hỗ trợ
Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi gì để phát triển càc ngành trồng cây công nghiệp?
Câu 2. Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm ở Đồng Bằng Sông Cưử Long?
1. Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành trồng cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ
- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa đều đặn, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng cây công nghiệp như cao su, cacao, hạt điều và cây lúa.
- Đất phù hợp: Đất ở vùng Đông Nam Bộ thường có độ phì nhiêu tốt và phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp.
- Hệ thống tưới tiêu và sông ngòi: Vùng này có nhiều sông ngòi và hệ thống tưới tiêu phát triển, giúp cải thiện khả năng sản xuất cây trồng và nâng cao hiệu suất nông nghiệp.
- Dân cư lao động: Đông Nam Bộ có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho ngành nông nghiệp và sản xuất cây công nghiệp.
2. Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Nguyên liệu dồi dào: Đồng Bằng Sông Cửu Long có một diện tích rộng lớn của đồng ruộng, với sản lượng nông sản như gạo, cây ăn quả, và thủy sản đáng kể. Điều này tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm.
- Hệ thống giao thông và cảng biển: Vùng này có hệ thống giao thông và cảng biển phát triển, giúp trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Ví dụ, cảng Cái Cui ở Cần Thơ là một trong những cảng quan trọng ở vùng ĐBSCL.
- Sản phẩm xuất khẩu: Vùng ĐBSCL sản xuất nhiều sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm có tiềm năng xuất khẩu, chẳng hạn như gạo, cá tra, và các sản phẩm chế biến từ trái cây. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ: Vùng ĐBSCL nằm gần TP.HCM và các khu vực dân cư lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm chế biến. Ngoài ra, xuất khẩu cũng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp này.
- Chính sách hỗ trợ: Chính phủ đã thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, bao gồm các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính, để thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nơi phân bố chủ yếu của công nghiệp mía đường nước ta?
1) Đồng bằng sông Cửu Long.
2) Đông Nam Bộ.
3) Bắc Trung Bộ.
4) Duyên hải Nam Trung Bộ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hãy nhận xét sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta ? Giải thích tại sao vùng Tây Nguyên phát triển mạnh cây cà phê vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh cây cao su và trung du và miền núi bắc bộ dẫn đầu cả nước về cây chè ?
Nhận định nào sau đây không đúng về sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ?
<$>Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
<$>Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
<#>Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
<$>Dẫn đầu cả nước sự tăng trưởng ngành dịch v
<#>Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.
<#>Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.