Những câu hỏi liên quan
CN
Xem chi tiết
H24
30 tháng 11 2016 lúc 17:46

1. Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng. Thời gian: đêm khuya. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Đêm khuya buồn và vắng. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. Cái đối với nước non đã nhỏ nhoi lắm rồi lại thêm “cái” như một sự xác đinh, như sự đóng đinh cái lẻ loi vào nền không gian trải rộng. Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu 3 - 4 trực tiếp thể hiện tâm trạng. Đó là tâm trạng buồn không lối thoát. Nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải thoát mình khỏi nỗi cô đơn. Nhưng hương rượu lại càng làm cho người tỉnh táo hơn. Tỉnh và nhận ra sự thật phũ phàng: hạnh phúc không vẹn tròn. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện nỗi cay đắng. Nó khiến người ta liên tưởng đến cảnh ngộ của người phụ nữ bị rơi vào cảnh ngộ duyên phận lỡ làng. Người phụ nữ ấy không chấp nhận thực tại và vẫn khát khao hạnh phúc.
3. Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh và gợi cảm thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình.
4. Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.

5. Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TH
2 tháng 10 2015 lúc 10:10

Thánh Gióng là người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Bình luận (0)
NA
2 tháng 10 2015 lúc 10:15

sau khi đọc truyện Thánh Gióng .nhân vật Thánh gióng đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc.

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
TP
22 tháng 9 2016 lúc 10:34

. Các loại từ láy 
1. Các loại từ láy

– Các từ láy in đậm trong các câu trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có những điểm âm thanh giống và khác nhau:
+ Giống: chúng đều là những từ láy.
+ Khác: chúng khác nhau về loại từ láy.


2. Có thể phân chia từ láy thành những loại sau: láy toàn bộ, láy bộ phận ( láy phụ âm đầu, láy phần vần).

– Láy toàn bộ: đăm đăm
– Láy bộ phận: + Láy phụ âm đầu: mếu máo.
                        + Láy phần vần: liêu xiêu.
3. Các từ láy được in đậm trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê không nói được là bật bật, thẳm thẳm. Nó sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, nhưng tùy vào các trường hợp khác nhau mà khi hòa phối âm thanh tiếng láy có thể biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn như: đo trong đo đỏ, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm…Các từ này vẫn thuộc từ láy toàn bộ.

II. Nghĩa của từ
1. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh( hay còn được gọi là từ láy tượng thanh).

– Ha hả: mô phỏng tiếng cười to.
– Oa oa: giống như tiếng khóc của em bé.
– Tích tắc: giống tiếng âm thanh từ quả lắc đồng hồ.
– Gâu gâu thì lại giống tiếng con chó sủa.

2. Các nhóm từ láy.

(1) li nhí, li ti, ti hí
(2) nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh
– Các từ ở nhóm (1) đều có lấy vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ, ứng với nhứng sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí biểu đạt.
– Các từ ở nhóm (2) đều láy phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
+ Các từ láy đều có chung vần âp.
+ Các từ thuộc nhóm này đều có chung đặc điểm ý nghĩa là chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục hay là sự thay đổi hình dạng của một sự vật.

3. So sánh giữa nghĩa của từ gốc với nghĩa của từ láy trong các trường hợp sau:

– Mềm – mềm mại
– Đỏ – đo đỏ 
* Đặt câu với mỗi từ: 
– Đỏ: Những bông hoa gạo màu đỏ thật đẹp.
– Đo đỏ: Những bông hoa gạo đo đỏ đằng xa trông như những đốm lửa thật đẹp.
– Mềm: Tấm lụa này thật mềm.
– Mềm mại: Tấm lụa này thật mềm mại.
-> So sánh sắc thái được biểu đạt ở những câu trên dược giảm nhẹ hoặc được nhấn mạnh hơn, sắc thái biểu cảm giữa từ đơn hay là những tiếng gốc và những từ láy được xuất phát từ gốc ấy. Các từ láy mềm mại, đo đỏ có sắc thái nghĩa giảm nhẹ và màu sắc bieur cảm rõ hơn so với những từ đơn: đỏ, mềm.


III. Luyện tập


1 Tìm và phân loại từ láy trong đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê ( từ “Mẹ tôi, giọng khản đặc…” đến “nặng nề thế này.”).

Từ láy toàn bộ    Bần bật, thăm thằm, chiền chiện, chiêm chiếp
Từ láy bộ phận    

– Láy phụ âm đầu: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
– Láy phần vần: lao xao, leng keng, lộp bộp

2. Cấu tạo từ láy từ những tiếng gốc cho trước theo bảng sau:

ló                               Lấp ló
Nhỏ                          Nho nhỏ
Nhức                        Nhức nhối
khác                         Khang khác
Thấp                       Thâm thấp
Chếnh                    Chênh chếch
Ách                          Anh ách

3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

– nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:
a) Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con
b) Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
– xấu xí, xấu xa:
a) Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xacủa tên phản bội.
b) Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí
– tan tành, tan tác:
a) Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡtan tành
b) Giặc Ân bị chàng trai làng Gióng đánh cho tan tác.


4. Đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi.

– Bạn Lan có khuôn hình thật nhỏ nhắn, xinh xắn.
– Mẹ là người chăm chút cho em từ những cái nhỏ nhặt nhất.
– Cô giáo em nói năng rất nhỏ nhẹ, ấm áp.
– Bạn bè với nhau không nên nhỏ nhen.
– Những điều nhỏ nhoi ấy cũng làm em xúc động muốn khóc.


5. Các từ máu mủ, mặt mũi, nhỏ nhen, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở đều là từ ghép.


6. Các tiếng chiền (trong chùa chiền), nê (trong no nê), rớt (trong rơi rớt), hành (trong học hành).

 

– Nghĩa của các từ:
+ chiền: từ cổ, cũng có nghĩa là chùa.
+ nê: từ cổ, có nghĩa là chán
+ rớt: rơi ra một vài giọt (còn sót lại, hỏng, không đỗ) hoặc cũng có nghĩa là rơi.
+ hành: thực hành.
– Theo cách giải nghĩa trên đây thì các từ đã cho là từ ghép.

Bình luận (3)
LN
Xem chi tiết
MH
19 tháng 10 2021 lúc 21:20
I. Hướng dẫn chuẩn bị bài

Đề bài: Loài cây em yêu

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

- Đề yêu cầu viết về: một loài cây mà em yêu thích.

- Đối tượng: loài cây

- Tình cảm: yêu mến, thích thú

b.

- Loài cây em yêu: lựa chọn một loài cây gần gũi, quen thuộc.

- Lý do yêu thích: loài cây đó có lợi ích cho quả ngon, bóng mát và quan trọng là tình cảm đặc biệt (gắn với kỉ niệm tuổi thơ…)

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (tên gọi, lý do yêu thích)

b. Thân bài

- Miêu tả đôi nét về đặc điểm của loài cây:

Hình dáng của cây: cao lớn hay thấp bé.Hoa của cây: nở vào tháng mấy, màu sắcCây có quả hay không và miêu tả hình dáng, hương vị của quả.

=> Cảm xúc của em mỗi khi được nhìn ngắm những bông hoa hay thưởng thức những quả chín của loài cây đó.

- Đặc điểm mà em thích nhất ở loài cây đó: đem lại bóng mát, quả ngon hay cây xanh bảo vệ môi trường…

- Kể về những kỉ niệm đáng nhớ khiến em yêu thích và có tình cảm đặc biệt với loài cây đó: cây hoa phượng gắn với tuổi học trò, cây ổi gắn với kỉ niệm về quê ngoại…

c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho loài cây ấy.

3. Viết đoạn văn

Gợi ý:

- Mở bài

MB1: Thế giới thực vật có rất nhiều loài cây khác nhau, nhưng trong đó, loài cây mà em thích nhất là (tên loài cây).

MB2: Trong ký ức tuổi thơ, em không thể quên được kỉ niệm về những ngày hè được về quê ngoại chơi. Em cùng thường nhóm bạn trong xóm vui đùa hàng giờ trong vườn nhà bà ngoại với rất nhiều loài cây khác nhau. Nhưng trong số đó, em yêu thích nhất là (tên loài cây)

- Kết bài

KB1: Mỗi loài cây đều có những ích lợi riêng. Nhưng đối với em, thì (tên loài cây) không chỉ có ích lợi mà còn đem đến cho em nhiều kỉ niệm tuyệt vời khiến em nhớ mãi.

KB2: Quả thật, (tên cây) có rất nhiều lợi ích với cuộc sống con người. Nhưng với riêng tôi, nó còn là một người bạn tri kỷ cùng tôi trải qua biết bao kỉ niệm buồn vui trong cuộc sống.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định đối tượng và lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nghĩ về mùa xuân

Gợi ý:

1. Đối tượng: mùa xuân

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mùa xuân:

- Xuân, hạ, thu và đồng - bốn mùa liên tiếp tuần hoàn trong năm.

- Trong bốn mùa, em ấn tượng nhất là mùa xuân.

b. Thân bài

* Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:

- Thời tiết dần ấm áp hơn.

- Cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

- Mọi vật trở nên có sức sống hơn, bầu trời cũng trong xanh hơn.

- Những cơn mưa xuân lất phất báo hiệu mùa xuân đã về.

* Con người:

- Háo hức chuẩn bị chào đón năm mới (Tết cổ truyền của dân tộc).

- Mọi người trở nên vui vẻ, phấn khởi hơn.

c. Kết bài

- Mùa xuân đem đến một khởi đầu mới với mong muốn mọi điều đều tốt đẹp.

- Mùa xuân khiến cho mỗi người thêm yêu đời, hạnh phúc hơn.

- Đối với em, mùa xuân đem lại nhiều kỉ niệm tốt đẹp và em rất yêu thích mùa xuân.

Bình luận (2)
NA
19 tháng 10 2021 lúc 21:21

Bạn tham khảo nha:

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

a. Đề yêu cầu viết về thái độ và tình cảm thái độ đối với một loài cây cụ thể.

b. Em yêu cây gạo vì: các phẩm chất của cây, sự gắn bó, ích lợi.

2. Lập dàn bài:

* Mở bài: giới thiệu chung về cây gạo

* Thân bài:

- Cây gạo: cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng, có các chú chim đậu trên cành.

- Phẩm chất: gắn bó với cuộc đời, có ích cho con người, là nơi để những người con xa quê khi trở về sẽ thấy ấm lòng vì cây gạo trước ngõ.

   Cây gạo còn có những phẩm chất khác: ý chí vượt khó, sức sống bền bỉ và sự hi sinh thầm lặng để làm đẹp cho đời.

* Kết bài: Tình cảm của em đối với cây gạo.

3. Viết đoạn văn Mở bài và kết bài

* Mở bài: Cây gạo trải qua bốn mùa nắng, mưa, gió, bão bùng nhưng chưa bao giờ bị quật ngã. Nó vẫn cứ hiên ngang, sừng sững và oai phong như một người lính bảo vệ cho cả làng.

* Kết bài: Cây gạo đem đến niềm hạnh phúc, sự nhớ nhung cho những người con xa quê hương trở về. Có lẽ, đó là lí do mà em yêu quý cây gạo và muốn nó sẽ sống mãi để mọi người ai cũng có thể tận hưởng cái gọi là nét quê đó.

II. THỰC HÀNH TRÊN LỚP


 

Bình luận (0)
H24
19 tháng 10 2021 lúc 21:32

Đề bài: Loài cây em yêu.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a) Đề yêu cầu bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình đối với một loài cây mà mình yêu. (Chú ý các từ trong đề: loài cây, em, yêu).

b) Tên cây mà em yêu. Nêu lí do em yêu cây (hoa thơm, trái ngon, dáng đẹp; cây cho bóng mát; nhiều kỉ niệm về cây...).

2. Lập dàn bài

Tham khảo dàn bài dưới đây để lập dàn bài cụ thể.

a) Mở bài: Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó

b) Thân bài:

- Các đặc điểm gợi cảm của cây em yêu  

- Cây em yêu trong cuộc sống của con người. Các đặc điểm gợi cảm của cây em yêu.

- Cây em yêu trong cuộc sống của em

c) Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó.

3. Viết đoạn văn

Viết đoạn Mở bài và Kết bài.



 

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
TL
4 tháng 10 2016 lúc 19:41

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

  

 

+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

- Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

Câu 2. 

- Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.

Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6   thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.

- Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta :

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau : lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

- Nhận xét về sự so sánh.

Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:

“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.

Câu 3. 

Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

Câu 4.

- Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:

+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình = > con người và thiên nhiên gắn bó hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ của nhà thơ.

+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh em”.

“Có nằm hạc lặn nên bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

- Con người nhà thơ : Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.

Câu 5.

- Điệp từ trong đoạn thơ : Côn Sơn : điệp 2 lần ; ta : điệp 5 lần ; trong : điệp 3 lần ; có : điệp 2 lần.

- Tác dụng :

+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

II. Luyện tập

Đề : Cách ví von tiếng suối củ Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ‘Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’ và Hồ Chí Minh trong câu thơ ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’ có gì giống và khác nhau ?

- Giống nhau :

+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng : nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người => Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

- Khác nhau :

+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.

+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.

Bình luận (3)
PT
20 tháng 10 2016 lúc 15:07

1 . Cảnh Côn Sơn

suối : rì rầm

đá : rêu phơi

rừng thông : mọc như nêm

trúc : bóng râm

=> tg đã gợi lại những âm thanh , sự vật , cây cối để ns lên thiên nhiên lâu đời , nguyên thủy

Gợi ko gian thoáng mát tạo nên sự thanh tịnh , thanh cao trong lành.Cảnh đẹp nên thơ , tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ.

<=> Cảnh đẹp của Côn Sơn là vẻ đẹp ngàn xưa , thanh cao và yên tĩnh.

Qua đây chứng tỏ tg là ng yêu thiên nhiên

2. Con người giữa cảnh vật thiên nhiên

Ta: _ nghe như tiếng đàn cầm bên tai

_ ngồi chiếu êm tìm bống mát -> nằm

_ ta ngâm thơ

=> Điệp từ : "ta" đc điệp lại 5 từ .

=> Khẳng định thế lm chủ của con ng trước thiên nhiên

<=> Nhấn mạnh sự có mặt của tg ở mọi nơi đẹp ở Côn Sơn

Đây là sở thích tinh thần và tìm kiếm những cảm giác thư thái cho tâm hồn .

Vì vậy tg mong muốn đc hòa hợp vs thiên nhiên . Muốn tìm kiếm sự tươi mát cho tâm hồn.

<=> Tổng kết : Vs hình ảnh nhân vật "ta" giữa cảnh vật Côn Soqn nên thơ hấp dẫn , đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn.

 

 

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
LA
18 tháng 10 2018 lúc 20:15

trang?

Bình luận (2)
NG
Xem chi tiết
TQ
10 tháng 11 2018 lúc 8:24

Cậu lên google xong cậu ấn ''soạn bài trái nghĩa'' xong rồi bạn ấn vào rồi chép vào vở

Bình luận (0)
TM
10 tháng 11 2018 lúc 12:35
Soạn bài: Từ trái nghĩa Thế nào là từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các cặp từ trái nghĩa :

- Trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : ngẩng – cúi

- Trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : trẻ - già; đi – trở lại

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già : non.

Sử dụng từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa tạo phép đối giúp tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa :

+ Chết vinh còn hơn sống nhục

+ Cá lớn nuốt cá bé

+ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

+ Lá lành đùm lá rách

- Tác dụng : tạo tương phản, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sâu đậm hơn nội dung, tình cảm muốn thể hiện.

Bình luận (0)
TP
10 tháng 11 2018 lúc 19:56

I. Thế nào là từ trái nghĩa?

1. Các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản:

Bài đầu: cử (ngẩng) – đê (cúi).

Bài thứ 2: thiếu (trẻ) – lão (già), tiểu – đại, li(ra) – hồi (quay về).

2. Tìm từ trái nghĩa:

Già trái nghĩa với non

II. Sử dụng từ trái nghĩa:

1. Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng tạo ra các cặp tiểu đối (đối trong một câu).

- Ngẩng đầu – cúi đầu: thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.

- Trẻ-già, ra đi – quay về: hai hình ảnh, hai hành động thể hiện sự thay đổi ở 2 thời điểm của cuộc đời.

2. Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa: ba chìm bảy nổi, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đầu xuôi đuôi lọt …tạo sự đăng đối làm cho lời nói sinh động.



Bình luận (0)
BG
Xem chi tiết
VV
11 tháng 1 2019 lúc 18:13

Bn tham khảo: Soạn bài Rút gọn câu - loigiaihay.com

Bình luận (0)
HL
11 tháng 1 2019 lúc 18:44

I. Thế nào là rút gọn câu?

Câu 1:

Câu (a): không có chủ ngữ, các cụm động từ làm vị ngữ.

Câu (b): chủ ngữ là chúng ta, cụm động từ học ăn, học nói, học gói, học mở là vị ngữ

Câu 2: Có thể thêm chúng tôi, người Việt Nam, chúng ta, các em, ... rất nhiều các từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu (a)

Câu 3: Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ để cụm động từ vị ngữ "học ăn, học nói, học gói, học mở." trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.

Câu 4:

- Câu "Rồi ba bốn người, sáu bảy người." được rút gọn vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước để xác định được vị ngữ của câu này là: đuổi theo nó.

- Câu "Ngày mai." được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; vì người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: Tôi đi Hà Nội vào ngày mai. hoặc Ngày mai tôi đi Hà Nội.

II. Cách sử dụng câu rút gọn

Câu 1:

- Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ.

- Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.

Câu 2:

Câu "Mẹ ơi, hôm nay được điểm 10." không có thành phần chủ ngữ. Nói như thế, câu trở nên khó hiểu (không biết ai được điểm 10); hơn nữa, nói với người bậc trên không nên xưng hô cụt lủn như vậy. Câu "Bài kiểm tra toán." mặc dù thiếu vị ngữ nhưng có thể chấp nhận được nếu thêm vào những từ ngữ xưng hô lễ phép, chẳng hạn: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiểm tra toán mẹ ạ!

Câu 3: Như vậy, khi rút gọn câu ta cần lưu ý

- Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói;

- Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

III. Luyện tập

Câu 1:

- Các câu (2), (3) là những câu rút gọn.

- Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ.

- Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

Câu 2: Các câu rút gọn.

a. Rút gọn chủ ngữ

+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

- Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô "ta với ta", nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

b. Rút gọn chủ ngữ

+ Đồn rằng quan tướng có danh,

+ Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Ban khen rằng: "Ấy mới tài",

+ Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

- Khôi phục:

+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

+ Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Vua ban khen rằng: "Ấy mới tài",

+ Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Quan tướng khi đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Câu 3:

- Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.

+ Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

+ Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

- Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

Câu 4:

Chi tiết có tác dụng gây cười và phê phán là những câu trả lời của anh chàng tham ăn tục uống.

- Đây -> đáng lẽ phải là: Tôi là người ở đây.

- Mỗi -> đáng lẽ phải là: Nhà tôi chỉ có một con.

- Tiệt -> đáng lẽ phải là: Cha mẹ tôi đều đã qua đời.

Anh ta rút gọn một cách quá đáng nhằm mục đích trả lời thật nhanh, không mất thời gian ăn uống của mình.

Ý nghĩa: Phê phán thói tham ăn đến mất cả nhân cách, bất lịch sự với người khác, bất hiếu với bố mẹ

Bình luận (0)
TP
11 tháng 1 2019 lúc 19:57

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Cấu tạo câu (a) không có chủ ngữ còn câu (b) đầy đủ chủ-vị.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) : Tôi, ta, em, chúng tôi, chúng em, …

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chủ ngữ trong câu (a) bị lược bỏ là bởi toàn bộ cụm động từ làm vị ngữ đã trở thành một kinh nghiệm, lời khuyên chung cho nhiều người không phải riêng ai.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Lược bỏ vị ngữ. Vì có thể căn cứ vào câu trước để xác định được vị ngữ đuổi theo nó cho câu đó.

b. Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ. Vì ở câu hỏi Bao giờ cậu đi Hà Nội?

Có thể hiểu được ý của câu trả lời là Ngày mai tôi đi Hà Nội.

Bình luận (0)