Hướng dẫn soạn bài Từ trái nghĩa

NG

soạn bài từ trái nghĩa

TQ
10 tháng 11 2018 lúc 8:24

Cậu lên google xong cậu ấn ''soạn bài trái nghĩa'' xong rồi bạn ấn vào rồi chép vào vở

Bình luận (0)
TM
10 tháng 11 2018 lúc 12:35
Soạn bài: Từ trái nghĩa Thế nào là từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các cặp từ trái nghĩa :

- Trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : ngẩng – cúi

- Trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : trẻ - già; đi – trở lại

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già : non.

Sử dụng từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa tạo phép đối giúp tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa :

+ Chết vinh còn hơn sống nhục

+ Cá lớn nuốt cá bé

+ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

+ Lá lành đùm lá rách

- Tác dụng : tạo tương phản, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sâu đậm hơn nội dung, tình cảm muốn thể hiện.

Bình luận (0)
TP
10 tháng 11 2018 lúc 19:56

I. Thế nào là từ trái nghĩa?

1. Các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản:

Bài đầu: cử (ngẩng) – đê (cúi).

Bài thứ 2: thiếu (trẻ) – lão (già), tiểu – đại, li(ra) – hồi (quay về).

2. Tìm từ trái nghĩa:

Già trái nghĩa với non

II. Sử dụng từ trái nghĩa:

1. Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng tạo ra các cặp tiểu đối (đối trong một câu).

- Ngẩng đầu – cúi đầu: thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.

- Trẻ-già, ra đi – quay về: hai hình ảnh, hai hành động thể hiện sự thay đổi ở 2 thời điểm của cuộc đời.

2. Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa: ba chìm bảy nổi, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đầu xuôi đuôi lọt …tạo sự đăng đối làm cho lời nói sinh động.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PY
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
YD
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LG
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết