Cho điểm D nằm trên cạnh BC của tam giác ABC. Chứng AB+AC+BC2
Bài 3. Cho tam giác ABC, M là trung điểm BC. Trên tia đối của MA lấy điểm D sao cho
MD=MA.
a) Chứng minh rằng
AB + AC − BC
2
< AM
b) Chứng minh rằng CD=AB, từ đó suy ra 2AM < AC + AB .
Bài 3. Cho tam giác ABC, M là trung điểm BC. Trên tia đối của MA lấy điểm D sao cho
MD=MA.
a) Chứng minh rằng
AB + AC − BC
2
< AM
b) Chứng minh rằng CD=AB, từ đó suy ra 2AM < AC + AB
Cho tam giác ABC có AC> AB. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = AB. Đường trung trực của AD và đường trung trực của BC cắt nhau ở E. Chứng minh rằng điểm E nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Xét hai tam giác ABE và DCE có AB=DC (giả thiết), BE=CE (vì E nằm trên trung trực BC) và EA=ED (vì E nằm trên trung trực CD). Suy ra hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.c.c. Từ đó suy ra góc ABE= góc DCE = góc ACE. Vậy B,C nhìn AE dưới hai góc bằng nhau, do đó ABCE nội tiếp. Suy ra E nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Trong tam giác ABC, hai đường trung trực của hai cạnh AB và AC cắt nhau tại điểm D nằm trên cạnh BC. Chứng minh rằng:
D là trung điểm của cạnh BC.
Vì ba đường trung trực của tam giác đồng quy nên D thuộc đường trung trực của cạnh BC. Mặt khác đường trung trực của cạnh BC đi qua trung điểm của BC nên D là trung điểm của cạnh BC.
Bài 8: Cho tam giác ABC, AB = AC. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Chứng minh: a) Tam giác ADE cân b) ABD = ACE
Bài 9: Cho tam giác ABC, AB = AC. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD. Chứng minh: a) BE = CD b) BMD = CME. c) AM là tia phân giác của góc BAC.
giúp em bài này với ah, em cảm ơn mọi người rất nhiều ( e cần gấp lắm)
Bài 8:
a: Xét ΔABD và ΔACE có
AB=AC
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)
BD=CE
Do đó:ΔABD=ΔACE
Suy ra: AD=AE
b: ta có: ΔABD=ΔACE
nên \(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\)
Từ một điểm P nằm trên cạnh đáy BC của tam giác ABC vẽ các tia Px, Py song song với các cạnh AB, AC cắt AC tại Q, R. Gọi D là điểm đối xứng với P qua QR. Chứng minh rằng D nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Cho tam giác ABC. Trên tia phân giác của góc B, lấy điểm O nằm trong tam giác ABC sao cho O cách đều hai cạnh AB, AC. Khẳng định nào sau đây sai?
(A) Điểm O nằm trên tia phân giác của góc A.
(B) Điểm O không nằm trên tia phân giác của góc C.
(C) Điểm O cách đều AB, BC.
(D) Điểm O cách đều AB, AC, BC.
Điểm O cách đều AB, AC nên O thuộc tia phân giác của góc A. Mặt khác, O thuộc tia phân giác của góc B nên O là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC. Vậy (B) sai còn (A), (C), (D) đúng.
Đáp số: (B) Điểm O không nằm trên tia phân giác của góc C.
Cho tam giác ABC , D và E lần lượt nằm trên các cạnh AB và AC sao cho DE//BC và DE=BC/2 .Đường thẳng qua E song song với AB cắt BC ở M .
a) Chứng minh DE=BM và tam giác ADE=tam giác EMC
b) Chứng minh D là trung điểm cạnh AB.
a: Xét tứ giác BDEM có
DE//BM
BD//EM
Do đó: BDEM là hình bình hành
Suy ra: DE=BM
mà DE=BC/2
nên BM=BC/2
hay M là trung điểm của BC
Xét ΔADE và ΔEMC có
\(\widehat{A}=\widehat{CEM}\)
DE=MC
\(\widehat{ADE}=\widehat{EMC}\)
Do đó: ΔADE=ΔEMC
b: Xét ΔABC có
DE//BC
nên AD/AB=DE/BC
=>AD/AB=1/2
=>AD=1/2AB
hay D là trung điểm của AB
Cho tam giác ABC cân tại A điển O nằm trong tam giác đó trên cạnh AB lấy điểm D . trên cạnh BC lấy điểm E sao cho OD song song BC . OE song song AC .Chứng Minh rằng tứ giác DOEB là hình thang cân
Ta có: \(\widehat{BEO}=\widehat{C}\)
mà \(\widehat{C}=\widehat{B}\)
nên \(\widehat{BEO}=\widehat{B}\)
Xét tứ giác BDOE có OD//BE
nên BDOE là hình thang
mà \(\widehat{BEO}=\widehat{B}\)
nên BDOE là hình thang cân
Câu 1: Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh BC. Vẽ DE // AC; DF // AB (E nằm trên AB; F nằm trên AC). Gọi O là trụng điểm của EF. Tìm quỹ tích của O khi D di động trên cạnh BC.
Xét tứ giác AEDF có
AE//DF
DE//AF
Do đó: AEDF là hình bình hành
Suy ra: Hai đường chéo AD và EF cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
mà O là trung điểm của FE
nên O là trung điểm của AD
=>Khi D di chuyển trên BC thì O là trung điểm của AD