trang 55 sgk tập 1 ngữ văn bài 1/2/3
các bạn mik hỏi nè bài tập làm văn số 1 sgk ngữ văn 6 trang 49 nghi cô giáo cho đề j giúp mik
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :
-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:
“Ngày xửa, ngày xưa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Em hãy kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em, cái này hình như cũng kiểm tra 1 tiết bài viết số 1 luôn bạn. Mình cũng không rõ.
Cứu táu với mấy chế ới:
Giúp táu 7 câu hỏi ở trang 19 SGK Tập 1 với các pác, táu ngu ngữ văn lém TnT.
Mik chưa học đến bài đó xin thông cảm
THAM KHẢO :
Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật chính: Dế Mèn.
- Kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” -> Tạo sự tin cậy cho câu chuyện và dễ dàng biểu hiện tâm trạng, ý nghĩa, thái độ.
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
– Các từ miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn khiến em liên tưởng đến con người:
+ Một chàng dế thanh niên cường tráng.
+ Tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vỗ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ.
+ Người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong.
=> Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.
Câu 3 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
- Điều em thích:
+ Sự tự tin của Dế Mèn.
+ Lối sống khoa học của Dế Mèn.
- Điều em không thích: sự kiêu căng của Dế Mèn
Câu 4 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
- Khi sang thăm nhà Dế Choắt, Dế Mèn đã nói rằng: “Chú mày hôi như cú mèo, ta nào chịu được. Đào tổ nông thì cho chết!”.
- Những lời nói đó thể hiện thái độ khinh thường, chế giễu của Dế Mèn đối với Dế Choắt.
Câu 5 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
- Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động ngu dại của mình.
- Những cảm xúc và suy nghĩ ấy cho thấy Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, suy nghĩ chín chắn hơn và rút ra bài học đáng nhớ cho mình.
Câu 6 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
- Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học: Ở đời không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
Câu 7 (trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải chi tiết:
- Hình dung về nhân vật Dế Choắt: một cậu chàng bé nhỏ, thể lực yếu, tính tình hiền lành và nhút nhát.
- Nếu gặp một người bạn có đặc điểm giống như Dế Choắt ta nên động viên bạn cố gắng rèn luyện thể lực, trau dồi tri thức và giúp đỡ khi bạn cần.
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn.
- Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
Những chi tiết miêu tả Dế Mèn là:
- Ngoại hình:
+ Đôi càng mẫm bóng.
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn, giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
+ Đầu to ra, nổi từng tảng rất bướng.
+ Hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy, nhai ngoàm ngoạp.
+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
- Hành động:
+ Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng đạp phanh phách.
+ Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
+ Đi đứng oai vệ.
+ Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.
→ Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.
Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Điều em thích ở Dế Mèn: một chàng dế có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, cường tráng, tự tin.
- Điều em không thích ở Dế Mèn: Tính cách kiêu căng, hống hách, tự phụ.
Vì : Ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình là một điều tốt nhưng Dế Mèn lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân thì có thể dễ dẫn đến những việc làm sai trái và kết cục đau buồn.
Câu 4 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Những lời Dế Mèn nói với Dế Choắt khi sang thăm nhà và khi được Dế Choắt nhờ giúp đỡ:
+ “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. … Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.”
+ “Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.”
+ “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này. Ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”
→ Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường, khinh khỉnh, dửng dưng, thờ ơ, không chịu giúp đỡ,…
Câu 5 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Sau khi trêu chị Cốc rồi chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ:
+ Sợ hãi khi nghe Cốc mổ Choắt: “Khiếp nằm im thin thít”
+ Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được.
+ Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.
+ Ân hận xám hối, vừa thương bạn vừa ăn năn.
+ Đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.
→ Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ; vẫn còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Dế Mèn rút ra được bài học:
+ “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”
+ Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.
Câu 7 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Một người gầy gò, ốm yếu, xấu xí, thảm hại.
- Nếu gặp người như Dế Choắt em sẽ đồng cảm, yêu thương, không coi thường, hách dịch, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn,…
Nguồn: Trang khóa học, tài liệu, đề thi, website giáo dục nhiều người truy cập nhất Việt Nam
tik mình!!
các bạn ơi giúp mik vs mà các bạn có vở bài tập ngữ văn 6 ko làm hộ mik bài CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ trang 39 ai nhanh,đúng mik tick cho 3 lần thank you
1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi
Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc
+ Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước
+ Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.
⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm
b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.
- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:
+ “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”
+ “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”
c, Nhan đề thích hợp
- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh
- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:
+ Thầy Tuệ Tĩnh
+ Hết lòng vì người bệnh
+ Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu
d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:
- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh
- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ
+ Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh
+ Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn
+ Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh
Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Chủ đề truyện:
- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động
- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều
- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:
+ Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”
+ Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần
- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”
b, Ba phần của truyện:
- Mở bài : Câu đầu tiên
- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”
- Kết bài : phần còn lại
c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.
- Khác nhau ở chủ đề:
+ Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y
+ Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực
d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:
- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”
- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan
Bài 2 (trang 43 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh:
+ Mở bài : Nêu thời gian, hoàn cảnh của sự việc được kể trong phần thân bài
+ Kết bài : Nêu kết quả của sự việc được kể trong phần thân bài
b, Mở bài
Nêu thời gian và hoàn cảnh của việc giặc Minh xâm lược, gây nhiều tội ác trên đất nước ta, từ đó, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần đánh giặc
- Kết bài: Kết thúc chuyện, lý giải tên gọi của Hồ Gươm.
học tốt
3 k rôi nha sơn tùng mtp thank a lot arigatou sơn tùng mtp-san
giờ ai giải được bài 60 sgk toán tập 1 lớp 7 trang 31 mình cho 2 like
Tìm x trong các tỉ lệ thức sau:
a)
b) 4,5 : 0,3 = 2,25 : ( 0,1.x)
c)
d)
Lời giải:
a)
b) 4,5 : 0,3 = 2,25 : ( 0,1.x) => 0,1.x =
c)
d)
Hãy kể tên các văn bản được học và đọc thêm theo từng thể loại ( sgk ngữ văn 6 tập 1)
-truyền thuyết
-cổ tích
-ngụ ngôn
-truyện cười
- Truyền thuyết
- Cổ tích
- Ngụ ngôn
- Truyện cười
-truyền thuyết
-cổ tích
-ngụ ngôn
-truyện cười
Hãy lập dàn ý viết về một câu chuyện biểu thi tình cảm của mình (có thể xấu hổ, có thể ân hận, có thể cảm phục,..)
Các bạn tìm bài trong" Bài tập Ngữ Văn 7" trang 105 bài cuối cùng
C. Hoạt động luyện tập
Giúp mình Bài 9: Giới thiệu chung về ngư nghiệp
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bài tập 1 trang 85, 86
Bài tập 2 trang 86
Bài tập 3 trang 86
làm ơn ghi câu hỏi ra đi , mệt ghê, làm biếng chi giữ v tr
1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:
Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".
Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".
1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:
- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.
- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.
- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết
Bài 1 (3,0 điểm): Tục ngữ là “túi khôn" của nhân dân, cho ta nhiều kinh nghiệm
quí báu và những bài học bổ ích trong cuộc sống. Sách giáo khoa Ngữ văn 7,
tập hai, NXB Giáo dục có câu tục ngữ sau:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 1 (1,0 điểm): Câu tục ngữ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học? Em hãy
chép 1 câu tục ngữ thuộc chủ đề câu tục ngữ trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Câu tục ngữ trên có mấy lớp nghĩa? Chỉ rõ các lớp nghĩa của
câu tục ngữ. Theo em lớp nghĩa nào quyết định giá trị của câu tục ngữ?
Câu 3 (1,0 điểm): Bài học được rút ra từ câu tục ngữ trên là gì?
Bài 2 (5,0 điểm): Nhân dân ta thường nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
--------------HẾT----------------