Những câu hỏi liên quan
PL
Xem chi tiết
H24
14 tháng 9 2017 lúc 17:37

Bài làm:

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.


Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
DD
15 tháng 9 2017 lúc 17:56

Trong các truyền thuyết đã được học ở đầu lớp 6, em thích nhất truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thêm sinh động cho cuộc cầu hôn đầy gay cấn để tranh giành nàng Mị Nương xinh đẹp giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Em xin kể lại câu chuyện:

Hồi đó, vua Hùng Vương thứ mười tám có duy nhất một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn kén cho con gái mình một chàng rể thật tài ba, xứng đáng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của công chúa.

Hay tin nhà vua kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thuỷ Tinh đều đến thành Phong Châu để cầu hôn. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Hùng Vương phân vân vì hai người đều vừa lòng vua, liền mời các Lạc hầu vào bàn chuyện. Xong, vua phán:

– Hai chàng đều xứng đáng làm con rể ta, nhưng ta chỉ có một người con gái không thể lấy cả hai được. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ tới trước, ta sẽ gả con gái cho. Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, đã thấy Sơn Tinh đến, đem đầy đủ lễ vật và rước được Mị Nương về.

Mãi đến gần trưa Thuỷ Tinh mới đến, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, thần hoá phép đuổi đánh Sơn Tinh. Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, nước từ biển cuồn cuộn chảy ngược về đất liền. Nước mỗi lúc một cao, làm ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, nước ngang lưng đồi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép bốc từng dãy núi, ngọn đồi đắp thành một con đê khổng lồ, vững chắc ngăn dòng nước lũ.

Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuý Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.

Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.

Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.

Bình luận (0)
NM
23 tháng 9 2017 lúc 15:02

Âm... ầm...ầm". Từng đợt sóng biển đập vào vách đá gợi cho em nhớ đến cuộc giao tranh ác liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Đây là một truyện rất hay mà em luôn nhớ từ thuở ấu thơ. Câu chuyện này đã được bà ngoại em kể vào những đêm trăng sáng khi mọi người ngồi xúm xít trước sân nhà.

Bà kể rằng vào thuở xa xưa, thời vua Hùng Vương thứ mười tám, vua có một người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp như tiên giáng trần. Nhà vua rất thương con nên muốn tìm gả cho nàng một người chồng tài ba, tuấn tú

Lệnh vua vừa ban ra, các chàng trai từ khắp nơi đều đổ về cầu hôn. Trong số đó, nổi bật nhất là hai chàng trai Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh dời núi Ba Vì. Chàng vừa tuấn tú lại vừa tài giỏi khác thường: Chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh; chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thủy Tinh ở tận miền biển Đông, tài giỏi cũng không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Cả hai cùng ngang sức ngang tài và đều xứng đáng với Mị Nương.

Vua Hùng rất băn khoăn không biết chọn ai, bỏ ai. Vua liền triệu tập các quan vào bàn bạc nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra một kế gì hay. Cuối cùng, vua nghĩ ra được một cách và cho vời hai chàng trai vào mà phán rằng:

- Ta đều vừa ý cả hai người nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy vào rạng sáng ngày mai ai mang lễ vật đến trước thì ta gả con gái cho. Lễ cưới phải có đủ: Một trăm ván cơm nếp, hai trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Mới sáng sớm tinh mơ, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước. Vua Hùng giữ đúng lời hứa liền gả Mị Nương cho Sơn Tinh và hai vợ chồng đưa nhau về núi.

Thủy Tinh mang lễ vật đến sau nên không cưới được vợ. Tức giận vô cùng, Thủy Tinh liền đùng đùng mang quân đuổi theo quyết cướp được Mị Nương. Khi thấy vợ chồng Sơn Tinh lên núi, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, sấm sét rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn. Nước ngập lúa ngập đồng, ngập nhà, ngập cửa..

Sơn Tinh không nao núng một chút nào. Một mặt, chàng dùng phép bốc cao từng quả đồi, dời từng dẫy núi để ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc cao lên bấy nhiêu. Mặt khác, chàng tung ra đội quân sư tử, voi, cọp báo... để chống lại đoàn quân thuồng luồng, cá, tôm, cua... của Thủy Tinh. Hai bên đánh nhau ác liệt hết ngày này qua ngày khác ròng rã suốt mấy tháng liền. Thiệt hại người và của vô số kể. Cuối cùng, Thủy Tinh cũng đành thua trận rút quân về biển.

Với lòng hận thù triền miên nên từ đó về sau không năm nào Thủy Tinh không làm mưa bão, dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây nên cảnh lụt lội, phá hoại nhà cửa, mùa màng của nước ta. Song, lần nào cũng vậy, Thủy Tinh luôn thua trận và đành phải rút lui.

Kể xong câu chuyện, bà âu yếm xoa đầu em và nói: "Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh thật ác liệt phải không các cháu? Hình ảnh này đã giải thích hiện tượng bão lụt xảy ra hằng năm suốt mùa mưa ở khăp vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, truyện còn nói lên ước mơ của người dân muốn chiến thắng bão lụt để bảo vệ cuộc sống lao dộng của mình. Các cháu có hiểu không?"

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
NT
2 tháng 10 2023 lúc 8:03

Câu 1: Nội dung chính của truyện “Quê mẹ” là gì?

A. Miêu tả cảnh vật và con người làng quê nơi cô Thảo sinh ra.

B. Bộc lộ nỗi nhớ quê hương và tình yêu gia đình của cô Thảo.

C. Kể chuyện gia đình cô Thảo và tâm trạng khi cô về thăm quê ngoại.

D. Kể chuyện cô Thảo về quê làm giỗ cho ông bà ngoại.

Câu 2. Cốt truyện “Quê mẹ” thuộc dạng nào?

A. Cốt truyện kỳ lạ, khác thường.

B. Cốt truyện giản dị, đời thường

C. Cốt chuyện trào phúng, hài hước

D. Cốt truyện giàu tính triết lí

Câu 3: Nhân vật cô Thảo không được khắc họa ở khía cạnh nào?

A. Hành động

B. Lời nói

C. Suy nghĩ

D. Ngoại hình

Câu 4: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở nhân vật cô Thảo?

- Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt.

- Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt.

A. Cô Thảo là người nhạy cảm, dễ xúc động.

B. Cô Thảo rất yêu thương cha mẹ và quý mến các em.

C. Cô Thảo rất quan tâm đến việc dạy bảo các em.

D. Cô Thảo luôn nghĩ đến việc chăm sóc bố mẹ già.

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất nỗi nhớ nhung và sự trăn trở về gia đình của cô Thảo?

A. Qua những con đường mòn chạy nắp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước.

B. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước.

C. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn.

D. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão.

Câu 6: Câu văn nào sau đây có chứa trợ từ?

A. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.

B. Dạ, nhà con mắc việc quan.

C. Thế à, cây thanh trà ấy trông dáng khô khan không ngờ lại giống tốt.

D. Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt.

Câu 7: Vì sao sau khi nghe lời nói của cô Khuê,cô Thảo “gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp”.

A. Vì cô cảm thấy tức giận cô Khuê và buồn bã vô cùng.

B. Vì cô cảm thấy rất ngượng ngùng, xấu hổ và tủi thân.                                                         

C. Vì cô cảm thấy rất xúc động vì được cả nhà quan tâm, hỏi han.

D. Vì cô cảm thấy vui mừng vì được về nhà ngoại ăn giỗ.

Câu 8: Theo em, truyện “Quê mẹ” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, gia đình, làng xóm của cô gái đi lấy chồng xa.

B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình thương bạn bè và tình nghĩa làng xóm.

C. Thể hiện nỗi cảm thương sâu sắc cho tâm sự của người con gái lấy chồng nghèo.

D. Bộc lộ sự cay đắng, chua chát trong lòng người con gái khi về thăm quê mẹ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HT
15 tháng 10 2018 lúc 20:54

con chó nó ăn j

Bình luận (0)

- có một bà lão

- bà lão phát hiện tên trộm đột nhập

- bà liền ôm hũ kho châu báu và khởi động thiết bị bẫy trộm.

- tên trộm chết

- hết phim

Bình luận (0)
H24
15 tháng 10 2018 lúc 20:55

đoạn tiếp theo là:

-bà lão đánh chết thằng trộm

-thằng trộm chạy mất dép

the end

Bình luận (0)
HC
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
NH
5 tháng 12 2021 lúc 14:32

Tham khảo
 "Có công mài sắt, có ngày nên kim", từng tiếng được phát ra rõ ràng, rành mạch khi em đang dạy em trai đọc chữ, và khi đọc đến câu tục ngữ này, em lại nhớ về một khoảng thời gian em đã vô cùng cố gắng nỗ lực chăm chỉ để viết chữ đẹp hơn.

Hồi đó em học lớp 1, những ngày đầu tiên đến lớp em vẫn còn bỡ ngỡ bạn mới, thầy cô mới, một môi trường mới, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, em đã thích nghi rất nhanh và cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, việc học của em không được tốt lắm, bởi chữ viết của em rất xấu, thường bị cô phê bình. Em rất buồn nhưng may mắn được sự giúp đỡ của chị gái cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, chữ viết của em đã dần một tốt hơn và còn được dự thi cuộc thi viết chữ đẹp.

Những bài học đầu tiên của lớp 1 chỉ là làm quen, đọc số và các nét, em đã học rất tốt cho đến khi cô yêu cầu viết vào vở, rồi rèn từng nét một. Các nét chữ của em hồi đó rất xấu, từng nét không được thẳng mà cứ cong cong, run run. Nhìn chữ viết của mình rất xấu, em trở nên chán nản, không rèn luyện thêm, chỉ viết cho hết bài trên lớp và về nhà không chịu rèn. Những nét chữ của em ngày một xấu hơn và không đúng nét. Cô giáo thấy em không có sự tiến bộ nên đã nhắn với bố mẹ, yêu cầu gia đình để ý đến việc học của em hơn. Từ hôm đó trở đi, ngày ngày chị gái em đều bắt em học bài, rèn thật chậm từng nét chữ, chị gái luôn nhắc nhở em "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Những ngày đầu em cảm thấy rất khó khăn, nhưng dần dần em thấy mình tiến bộ hơn một chút. Chị gái luôn tận tâm chỉ từng nét, và việc rèn chữ đã trở thành một thói quen của em, nhìn thấy chữ của mình đẹp hơn, em đã rất vui mừng. Khoảng thời gian đó, ngoài thời gian rèn chữ trên lớp, về đến nhà, em ngồi ngày vào bàn học và rèn từng chút từng chút một, em đã tự hứa với mình phải đạt được thành tích tốt để cho gia đình tự hào về em. Sự nỗ lực của em đã được đền đáp, chữ của em tiến bộ hơn rất nhiều, đến đầu học kỳ 2, em đã được chọn là thí sinh đi thi đi thi viết chữ đẹp. Em đã chăm chỉ hơn để chuẩn bị cho cuộc thi, tuy nhiên kết quả không được như mong muốn. Em đã tự hứa với mình phải nỗ lực hơn nhiều để đạt được giải, và hai năm sau đó bằng sự quyết tâm vượt bậc, em đã nhận được giải Ba và giải Nhì trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.

"Có công mài sắt, có ngày nên kim" quả thật là một câu tục ngữ hay về sự chăm chỉ và thành công. Quả đúng vậy, em rất cảm ơn chị gái đã giúp đỡ em và em cũng rất tự hào về bản thân đã nỗ lực rèn luyện, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được nhiều kết quả tốt hơn.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
MN
12 tháng 11 2021 lúc 19:35

Em tham khảo:

Bố cục (2 phần): 

- Phần 1 (Từ đầu đến …chẳng ra việc gì): Bài học cha ông để lại qua câu chuyện cổ.

- Phần 2 (Còn lại): Ý nghĩa của những câu chuyện cổ.

Bình luận (0)
HK
Xem chi tiết
LV
13 tháng 11 2016 lúc 21:04

- Treo biển

- Lợn cưới ,áo mới

-Ông nọ bà kia.

-Nhận tiền lì xì: ít mà không ít

-Xin tiền tiên..

-Sĩ diện…

Câu chuyện Sĩ diện…

Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: “Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được.”

Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.

Hôm sau, bạn hỏi ông ta: “Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?”

Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: “Có lẽ ***** đó ăn cám mà tớ không biết.”

Bình luận (0)
TP
13 tháng 11 2016 lúc 21:07

Không trống rỗng

Một hôm thầy giáo giảng cho học sinh về sự tuần hoàn của máu. Để làm cho chủ đề bài giảng rõ thêm, thầy giáo nói:

- Bây giờ các em nhìn đây, nếu tôi đứng bằng đầu, thì máu, như các em đã biết, sẽ dồn xuống đầu tôi và mặt tôi sẽ đỏ bừng lên.

- Các em học sinh đều đồng ý như vậy. Thầy giáo lại tiếp tục: ...Bây giờ cái điều mà thầy muốn biết là ở chỗ, làm sao mà thầy đứng mà máu lại không chảy vào chân của thầy được?

- Tất cả các em học sinh đều ngồi yên trong giây lát, rồi một học sinh bé nhỏ giơ tay và nói: Thưa thầy, vì chân của thày không trống rỗng như não!

Bình luận (0)
PT
13 tháng 11 2016 lúc 21:50

- Kể tên 1 số câu truyện cười mà em biết:

- Bảy mười hai

- Thà chết còn hơn.

- Chả giấu gì bác.

- Hâm cứt.

- Đậu phụ mắm tôm.

- Thi nói khoác

- ......

- Kể lại 1 trong những câu truyện cười đó :

"THI NÓI KHOÁC"

Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:
- Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!
- Quan thứ hai nói: Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trăm thấy một sợ giăng thừng gấp mười cái cột đình làng này!
- Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ 3 lên tiếng.
- Quan thứ ba nói: Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng kia qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.
- Đến lượt quan thứ tư: Thế kể cũng đã ghê đấy.Nhưng tôi lại còn trông thấy 1 cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nữa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh đã bay đi rồi.
- Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua.
- Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người:
- Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!
- Các quan sợ rung cầm cập ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra Anh lính hầu. Lúc ấy các quan mới lên giọng:
- Thằng kia, mày định trói ai thế?
- Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!

 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
11 tháng 11 2018 lúc 11:53

Những việc mà người Ê- đê xem là có tội: Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho giặc.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DT
30 tháng 12 2021 lúc 21:18

lại...

(âm thầm báo cáo...)

Bình luận (2)
KG
30 tháng 12 2021 lúc 21:19

//Báo cáo//

Bình luận (0)
H24
30 tháng 12 2021 lúc 21:23

100+ hình ảnh chế hài hước và vui nhộn nhất | DBK.vn

Bình luận (0)