Từ mùa xuân có phải là từ mượn không
Nhiệm vụ có phải là tự mượn không?
Tự giác có phải là từ mượn không?
Xây dựng có phải là từ mượn không?
Kế hoạch có phải là từ mượn không?
Đức tính có phải là từ mượn không?
Thể hiện có phải là từ mượn không?
Bản thân có phải là từ mượn không?
Thành công có phải là từ mượn không?
không có cái nào là từ mượn hết á,những thứ nào mà việt nam không có cách gọi chính xác thì mới gọi là mượn.VD:pin,ô tô,cờ lê...
thành công là từ mượn :))
còn lại của việt nam
Từ quân địch có phải là từ mượn không ? Có nguồn gốc từ đâu ?
tu quan dich la tu muo no co nguon goc tu trung quoc
Mùa xuân của tôi tìm tu từ trong đoạn tríchCâu 3. Câu “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế”.
Phép tu từ
- Điệp ngữ: "tôi yêu", "mùa xuân"
- Dạng điệp ngữ:
+"Tôi yêu": điệp ngữ cách quãng.
+"Mùa xuân": điệp ngữ chuyển tiếp ( vòng )
→ TD: Nhấn mạnh tình yêu mùa xuân, yêu những cảnh đẹp của mùa xuân của tác giả và những khung cảnh đẹp đẽ, tuyệt vời mà chỉ mùa xuân Bắc Việt, của Hà Nội mới có.
tác giả sử dụng ảnh từ ngữ ,hình ảnh ,câu văn biện pháp tu từ nào và cảm nhận của tác giả về mùa xuân như thế nào trong câu văn Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân trong bài mùa xuân của tôi
Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:
a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)
b. trạng ngữ chỉ thời gian
c. phụ ngữ của cụm động từ
d. Câu đặc biệt.
bưu điện có phải là từ mượn không
Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân . Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
A. Câu a
B. Câu b
C. Câu c
D. Câu d
Cụm từ “mùa xuân” nào trong câu sau là trạng ngữ?
A. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Việt Bắc, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu
B. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi.
C. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân
D. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim
Tìm các từ có hai tiếng ( phải có nghĩa ) . Tiếng thứ hai của từ này phải có vần '' uân ''
Vd Mùa xuân : Tiếng thứ hai của từ này có vần '' uân '' .
Ra quân, cái quần, đi tuần, anh tuấn, luẩn quẩn, năm nhuận, ...
Nêu cảm nhận của em về chất thơ của đoạn văn sau.
“Tôi yêu sông xanh núi tím, yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa riều riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kẽu ưong đêm xanh, có tiếng ữống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.
Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 - 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội... Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.
Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”.
“Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được... ai cấm được... ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ" đầy ấn tượng và rung động.
Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu... tôi yêu... và tôi cũng xây mộng... những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, một cách viết, tài hoa.
Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” của mùa xuân quê hương. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân miền Bắc: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..”. Tình thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.
Càng yêu cảnh bao nhiêu, tác giả càng yêu sự sống bấy nhiêu! “Cái mùa xuân thần thánh” rất diệu kì. Vũ Bằng đã sử dụng hai so sánh để nói lên cái diệu kì ấy: “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ ti tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh".
Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và dập mạnh hơn..!’ và “thèm khát yêu thương thực sự”, yêu đồng loại, yêu gia đình. Trong không khí gia đình đoàn tụ êm đềm giữa những ngày xuân, lòng người “ấm lạ ấm lùng", bao niềm vui sướng hạnh phúc tưởng “như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.
San sẻ với bao thương nhớ của Vũ Bằng, ta càng thấy rõ ông yêu mùa xuân, yêu cảnh vật, yêu con người của quê hương xứ sở, lại càng yêu sống, yêu đời hơn bao giờ hết.
Câu văn xuôi của Vũ Bằng rất giàu biểu cảm và chất thơ trữ tình. Chất thơ lắng dịu ngọt ngào. Ta hãy khẽ đọc và cùng nhau cảm thụ: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình. Bao cảnh sắc vương vấn. “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, cỏ thì “nức một mùi hương man mác”. Con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa trên giàn thiên lí. Sau cơn mưa xuân, bầu trời xuân rất đẹp. Buổi sáng sớm thấy “những vệt xanh tươi hiện ở trên trời”. Độ tám chín giờ “trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Cà om thịt thăn điểm lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng, là hương vị đậm đà bữa cơm giản dị gia đình. Đã mấy ai trong chúng ta được thưởng thức như Vũ Bằng? Hương vị đậm đà ấy tưởng như được ướp hương xuân.
Mùa xuân của tôithể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân.
Với Vũ Bằng, tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên miền Bắc, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu đắm say; tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, vợ con đã bao ngày đêm năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua Thương nhớ mười hai một niềm tin sắt son chung thủy về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, về Bắc - Nam liền một dải, sự họp một nhà mà không thế lực nào, kẻ thù nào có thể chia cắt được.