Nêu suy nghĩ và nhận xét của em về đời sống và tinh thần chiến đấu của nhân dân ta
Suy nghĩ của em về tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp xâm lược.
- Nhân dân ta có lòng nhiệt thành, yêu nước nồng nàn, anh dũng đứng lên chống Pháp.
- Nhân dân ta đã cầm chân Pháp trên bán đảo Sơn Trà 5 tháng.
- Khi Pháp tràn vào Gia Định thì những khởi nghĩa của Trượng Định, Nguyễn Trung Trực,... làm cho chúng hoang mang lo sợ.
- Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, nhiều cuộc kháng chiến vẫn nổ ra: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh,....
- Nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu
- Nhiều làn sóng phẫn nộ được diễn ra trong nhân dân khi triều đình Nguyễn kí những bản hiệp ước bán nước
- Nhân dân cũng tích cự phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến.
- Nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra với những vị lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền,Phan Tôn,Phan Liêm,...Trong số đó,nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc;lại có người dùng văn thơ kháng chiến: Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huân Nghiệp,...
\(\Rightarrow\) Kiên cường,bất khuất, dũng cảm hi sinh vì nước,vì dân tộc.
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1858 đến năm 1873. Nêu nhận xét của em về tinh thần chiến đấu của nhân dân Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
a. Kháng chiến ở Đà Nẵng
* Hành động của Pháp:
- Tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định.
- Đêm 23/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công qui mô vào Đại đồn Chí Hòa.
* Thái độ của triều đình:
- Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch. Đại đồng Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và tỉnh thành Vĩnh Long.
- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
* Cuộc kháng chiến của nhân dân:
Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến, nhiều toán quân phối hợp với quân triều đình đánh Pháp.
b. Kháng chiến ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Trương Định nhận phong soái
- Phong trào kháng chiến của nhân dân sôi nổi.
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
nêu nhận xét cuả em về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta
Refer
Trả lời
- Troq thời kì chiến đấu thời Bắc thuộc , nhân dân ta đã chiến đấu hết sức mk , kiên cường , bất khuất , k chịu thua trc những chính sách ác độc của các triều đại phong kiến phương Bắc
=> Từ đây ta có thể thấy đc NDân ta có 1 lòng yêu nc nồng đượm.
Quân và dân ta đã quyết tâm bảo vệ nền độc lập cho dân tộc , đã có hàng ngàn người anh dũng hi sinh vì nên độc lập hôm nay. Căn dặn chúng ta phải biết công ơn các anh hùng, liệt sĩ là tấm gương tốt để thế hệ sau noi theo
-Sau khi học xong văn bản sống chết mặc bay em hãy nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm bản thân đối với mọi người -Sau khi học xong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết dân tộc
tham khảo
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
tham khảo
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.
tham khảo
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
Nhận xét về tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong phong trào « Đồng Khởi » 1959, trận « Vạn Tường » 1965.
- Phong trào khiến chính quyền Ngô Đình Diệm trở nên bế tắc và rối ren, vì mọi hành động "tố cộng, diệt cộng" trở nên phản tác dụng.
- Đánh dấu bước phát triển mới của Việt Minh, họ cho ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Lúc bấy giờ lực lượng này đã không còn bị động đối phó, không còn tình trạng vừa bảo vệ lực lượng vừa đợi cấp trên xét duyệt cho phép nữa; họ chủ động tấn công.
Nêu cảm nhận của em về tình thần chiến đấu của nhân dân ta ở thế kiến XVIII
Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nhân dân Bắc Kỳ 1882-1884?
Mong mn giúp đỡ, cảm ơn
- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:
+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.
+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.
- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:
+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…
+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.
+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
Tham khảo
Nhận xét: nhân dân ta có lòng yêu nước rất mạnh mẽ, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ chủ quyền cha ông để lại. Tinh thần cương quyết dũng cảm, sẵn sàng hi sinh để góp phần vào việc bảo vệ đất nước.
Viết một đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về tinh thần, ý chí đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta
Làm tối đa trong 30 phút nha, ai lm được và hay mk k cho
Để có đc cuộc sống trong độc lập hòa bình như ngày hôm nay phải có rất nhiều những mồ hôi xương máu đã rơi xuống . Trong đó có rất nhiều những vị anh hùng như : Võ Thị Sáu , Huyền Trang ( trong " biệt động Sài gòn " mk ko bt là có thật hay ko nữa ) ( ghi thêm cho mk tên cái anh j mà lấy thân mk lấp lỗ Châu Mai í ) ... . Có người còn lấy cả thân mk hứng đạn để bảo vệ cho các đồng đội của mk tiến lên ...( còn nữa nhưng mỏi tay wá , nhớ li ke và comment ở phía dưới nhé . Thanks )
Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc
-Qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp từ năm 1858-1862, em hãy cho biết:
+Em hãy chỉ ra những điểm yếu của Pháp
+Nhận xét tinh thần chiến đấu của nhân dân ta và thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn
- Ban đầu:
+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...
+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).
Chúc bạn học tốt
- Ban đầu:
+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...
+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).