Em hiểu thế nào về câu văn: “Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó.”
Em hiểu thế nào về câu văn: “Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó.”
Em hiểu câu văn trên là một lời khuyên cho chúng ta về cách sử dụng thời gian. Thời gian là thứ con người không thể nắm bắt. Chúng ta không thể níu kéo hay kéo dài thêm thời gian cho sinh mệnh của chúng ta. Song chúng ta có thể kiểm soát nó theo một cách khác đó là sống chọn vẹn từng phút giây để cuộc đời dù ngắn hay dài cũng không còn điều gì phải nuối tiếc
Nêu nội dung cơ bản của văn bản dưới đây “….. Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể hiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này! ....Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng: “Thành công không phải là một đích đến, đó là một quả trình”. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé!". (Trích: Thư gửi con trai – Cựu Thủ Tướng Đài Loan - Tôn Vận Tuyền)
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đối lập có trong câu sau:
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Ai giúp em làm bảng chuyên đề Văn kết nối tri thức lớp 10 trang 76 với ạ huhu
so sánh tài năng của đăm săn và mtao mxay
Tham khảo:
Còn Mtao Mxây múa khiên trước 2 lần Mtao Mxây rung khiên múa, Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Cách so sánh thật gần gũi nhưng thật chính xác.
Quả mướp khô vừa nhẹ, nên tiếng khiên kêu lạch xạch không còn chắc chắn, cứng cỏi trước một tù trưởng có oai danh lừng lẫy. Điều buồn cười là điệu múa khiên của Mtao Mxảy đã được học qua nhiều thế hệ - Có cậu, ta học cậu. Có bác, ta học bác. Có thần Rồng, ta học thần Rồng.
Đến lượt Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Sức mạnh của Đăm Săn được tiếp sức khi Đăm Săn đớp được miếng trầu của Hơ Nhị. Tình yêu và ngọn lửa của khát vọng làm cho Đăm Săn oai phong trong không gian hùng tráng. Âm vang của khiên đồng, khiên kệnh hòa cùng với bức tranh thiên nhiên có gió, bão, cây cối, núi rừng, đồi tranh càng làm cho Đăm Săn có tầm vóc của người hùng.
Hình ảnh ông trời là lực lượng phù trợ làm Đăm Săn chiến thắng kè thù bằng bí quyết Vậy thì cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được.
Đến lúc này Mtao Mxây đã phải chịu thỏa hiệp. Hành động cuối cùng của Đăm Săn đã diễn ra nhanh gọn. Đó là cách kết thúc của một tù trưởng hùng mạnh: Nói rồi Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đêm bêu ngoài đường.
Tóm lại, diễn biến của hiệp đấu xảy ra liên tiếp, căng thẳng đầy kịch tính. Mtao Mxây tỏ ra kém cỏi còn Đăm Săn là tù trưởng tài giỏi và kết quả Đăm Săn là người chiến thắng.
Trải hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã anh dũng quật cường chống lại rất nhiều thế lực ngoại xâm, nói về những trận chiến vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc không thể không kể đến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Cuối năm 938 quân Nam Hán lấy cớ sang xâm lược nước ta lần hai, chúng chọn con đường biển để tấn công vào nước ta. Nắm được tình hình, Ngô Quyền đã tận dụng thời cơ và địa thế của sông Bạch Đằng để bày binh bố trận, ông cho quân lính đóng cọc gỗ ngầm và lợi dụng thuỷ triều lên xuống để làm bẫy hạ gục quân địch. Khi địch vào đến cửa sông, Ngô Quyền cho toán quân nhỏ ra đánh nhử, quân Nam Hán hăm hở đuổi theo mà không biết đã đi qua bãi cọc ngầm, đến khi nước triều rút xuống, quân ta đánh quật ngược trở lại, quân địch trở tay không kịp, tháo chạy không xong. Thuyền địch bị mắc cạn trên bãi cọc ngầm, quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, quân thì bị giết quân thì chết đuối. Quân ta tấn công rất quyết liệt, con trai vua Nam Hán Hoằng Tháo cũng bị giết, vua Nam Hán hốt hoảng ra lệnh rút quân, quân ta toàn thắng. Có thể nói chiến thắng này giống như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
Nhờ sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân, Sự lãnh đạo của Ngô Quyền, cùng nghệ thuật quân sự đặc sắc. Trận Bạch Đằng đã để lại công lao cao cả, vang dội đến nghìn thu.Em hy vọng sẽ có một ngày được đến thăm trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng để thấy được những chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, quật cường của quân ta.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
(1)“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
(Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn, SGK, Ngữ văn 8)
(2)“Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.”
(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17- NXB Giáo dục, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2)?
2/ Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo bình Ngô ?
3/ Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay.
Sau khi tìm hiểu về cuộc đời và tác phẩm Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du, em nhận thấy được:
-ở cuộc đời: Cuôc đời của ông chìm nổi, bấp bênh. Ông phải chứng kiến nhiều cảnh đời bất hạnh của người nd nên ông hướng ngòi bút của mình tới gtri nhân đạo trong truyện Kiều
-Tác phẩm của ông: Thể hiện tấm lòng thg cảm trc số phận bất hạnh của con người, đề cao nhan sắc, phẩm chất, khát vọng chân chính và tài năng của họ