Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
CL
18 tháng 11 2021 lúc 19:52

TK:

1.Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. ... Chính vậy  ta có thể khẳng định: tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi do thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

 

Bình luận (0)
CL
18 tháng 11 2021 lúc 19:52

TK:

Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

Bình luận (0)
AL
18 tháng 11 2021 lúc 19:52

tham khảo:

1- Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha (0,8 giây): Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây; pha dãn chung mất 0,4 giây. Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi.

2- Cấu tạo của xương dài gồm:

- Đầu xương có:

+ Sụn bọc đàu xương.

+ Mô xương xốp gồm các nan xương.

- Thân xương có:

+ Màng xương.

+ Mô xương cứng.

+ Khoang xương.

3- Cấu tạo ngoài:

+ Màng tim bao bọc bên ngoài tim.

+ Tâm thất lớn làm thành phần đỉnh tim.

- Cấu tạo trong:

+ Tim 4 ngăn, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất.

+ Thành cơ tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ (thành tâm thất trái dày nhất).

+ Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van giúp cho máu lưu thông theo một chiều.

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
H24
31 tháng 12 2021 lúc 21:27
- Nêu được cấu tạo bên trong của Trái đất gồm có 3 lớp, đặc điểm của từng lớp - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ trái đất 2. Kỹ năng: - Quan sát và nhận xét về vị trí độ dày của các lớp cấu tạo bên trong của TĐ    
Bình luận (0)
NH
31 tháng 12 2021 lúc 21:29

Tham khảo
 

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

● Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
● Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
● Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

Bình luận (0)
VH
31 tháng 12 2021 lúc 21:35

Bình luận (0)
SW
Xem chi tiết
IP
2 tháng 2 2023 lúc 22:59

- Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết

- Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim.

- Tim có 4 ngăn (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái).

+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất.

+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu đều có van (van nhĩ – thất, van động mạch) để đảm bảo máu chỉ lưu thông theo một chiều nhất định.

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
TT
29 tháng 12 2016 lúc 22:58

1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

Bình luận (0)
TT
29 tháng 12 2016 lúc 23:16

2)* Cấu tạo của tim :

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

*) Vệ sinh hệ tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp

Bình luận (0)
TT
29 tháng 12 2016 lúc 23:18

3) Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
* Cơ chế

- Sự thông khí ở phổi

- Sự trao đổi khí ở phổi

- Sự trao đổi khí ở tế bào

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
CX
6 tháng 1 2022 lúc 14:34
Giải đáp thắc mắc: Hệ tuần hoàn gồm những gì?
Bình luận (1)
TP
6 tháng 1 2022 lúc 14:34

Tham khảo

 

*Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch

- Tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới), nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.

- Hệ mạch gồm:

+ Động mạch xuất phát từ tâm thất.

+ Tĩnh mạch trở về tâm nhĩ.

+ Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.

- Gồm hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch phần trên, dưới cơ thể và đến tận tế bào trao đổi chất thành máu đỏ thẫm → tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới → tâm nhĩ phải.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm từ tâm nhĩ phải → động mạch phổi →mao mạch phổi (trao đổi khí nhận oxi, thải cacbonic) → máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.

Các biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:

- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:

+ Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ

- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hấu, ... và điều trị kịp thời các chứng bệnh khác như cúm, thấp khớp...

- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật...

Bình luận (0)
PH
6 tháng 1 2022 lúc 14:36
1.Hệ tuần hoàn máu gồm tim (4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất) và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch) tạo thành 2 vòng tuần hoànVòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp trao đổi O2 và CO2 ở phổiVòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất toàn cơ thể.2.Trình bày những biện pháp phòng tránh những tác nhân có hại cho tim mạch ?

Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...

+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ



 
Bình luận (0)
NB
Xem chi tiết
DH
26 tháng 5 2018 lúc 10:17

mắt mờ : đôi mắt mờ đi 
đờ mờ : chắc ai cũng biết 
mờ ảo : mình bị ảo tưởng 
logic mờ : Lôgic mờ (tiếng Anh: Fuzzy logic) được phát triển từ lý thuyết tập mờ để thực hiện lập luận một cách xấp xỉ thay vì lập luận chính xác theo lôgic vị từ cổ điển. Lôgic mờ có thể được coi là mặt ứng dụng của lý thuyết tập mờ để xử lý các giá trị trong thế giới thực cho các bài toán phức tạp (Klir 1997). 
đốm xanh mờ : là một bức ảnh về Trái Đất chụp vào năm 1990 bởi Voyager 1 từ xa, cho thấy sự đối lập với không gian sâu thẳm. Theo yêu cầu của Carl Sagan, NASA điểu khiển tàu không gian Voyager 1, vốn đã hoàn tất nhiệm vụ chính của mình và đang ra khỏi Hệ Mặt Trời, quay và chụp một bức ảnh về Trái Đất giữa không gian rộng lớn. 
tập mờ : à một mở rộng của lý thuyết tập hợp cổ điển và được dùng trong lôgic mờ.

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
HT
1 tháng 1 2021 lúc 11:17

thành phần cấu tạo của máu là: Huyết tương và các tế bào máu, các tế bào máu bao gồm: hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
LR
8 tháng 3 2022 lúc 18:57

.tui cũng deo biết

 

Bình luận (2)
TN
Xem chi tiết
HN
9 tháng 5 2023 lúc 22:30

C1: Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng các chất độc hại và một số chất dư thừa do đưa vào cơ thể quá liều lượng.

C2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. 

Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu.

- Thận có 2 quả, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

+ Cầu thận: thực chất là một búi mao mạch dày đặc;

+ Nang cầu thận: thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận;

+ Các ống thận.

C3 da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế.

C4: Cấu tạo nơron: gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục, trên sợi trục có bao miêlin, tận cùng sợi trục có cúc xinap.

- Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

C5: Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).

 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
4 tháng 8 2023 lúc 13:12

Tham khảo:
- Đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid: phân tử đều chứa nhóm chức carboxyl (- COOH) gồm nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nhóm carbonyl (C=O)
- Đặc điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone là trong phân tử carboxylic acid còn có nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nhóm carbonyl (C=O)

Bình luận (0)