Qua bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư, em hiểu gì về tác giả Trần Quang Khải
Em hãy trình bày cảm nghĩ về tác giả Trần Quang Khải trong bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư"
Bài 1: Vì sao tác giả Trần Quang Khải lại chọn 2 chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử để đưa vào bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ?
Bài 2: Hãy chỉ ra điểm chung giữa 2 bài thơ trung đại Nam quốc sơn hà và Tụng giá hoàn kinh sư
I. Đọc- Hiểu (4 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Tụng giá hoàn kinh sư)
Phiên âm:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san .
(Trần Quang Khải- sgk/tr 65- Trích trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt Hà Nội, 1954)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể thơ ? và giả thích ?
Câu 2: (0,5 điểm) Hãy nêu ý chính của bài thơ ?
Câu 3: (0,5 điểm) Xác định Đại từ, Từ láy và Quan hệ từ trong câu sau ?
“ Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe”
(Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê)
Câu 4: (0,75 điểm) Em hiểu câu thơ “ Thái bình tu trí lực” nghĩa là gì ?
Câu 5: (0,75 điểm) Nêu biểu ý của bài thơ ?
Câu 6: (1.0 điểm) Là học sinh em nên làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước ?
Câu 1 : Thể thơ: Văn bản Phò giá về kinh được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ). Còn xét về cách gieo vần cũng tương tự như ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2,4 hoặc gieo vần ở chữ cuối của câu 2,4).
Câu 2 : Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.
Bốn câu thơ dưới đây nói về chiến thắng nào?
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu”.
Trần Quang Khải - “Tụng gia hoàn kinh sư”
A.
Chiến thắng Như Nguyệt, Chương Dương.
B.
Chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương.
C.
Chiến thắng Tây Kết, Như Nguyệt.
D.
Chiến thắng Vân Đồn, Hàm Tử.
Chiến thắng quân Mông-Nguyên lần thứ 2
Chiến thắng quân Nguyên Mông lần 2
Qua bài thơ "Phò giá về kinh" hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Trần Quang Khải
Qua bài thơ"Phò giá về kinh" hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Trần Quang Khải
bạn tham khảo!!!
Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là tiếng nói tự hào về những chiến công rực rỡ của dân tộc trước bao kẻ thù lớn mạnh và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả - vị tướng lỗi lạc, người đã chỉ huy bao trận chiến cam go, nay giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô. Nỗi niềm vui sướng, hạnh phúc được tác giả tóm gọn qua hai câu thơ ngũ ngôn mang đậm chất anh hùng ca chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”. Đó là hai chiến công lừng lẫy của Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285. Dù câu thơ không tường tận nhắc đến trận chiến nhưng với kết quả “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” trước hai kẻ thù lớn đã cho thấy sức mạnh to lớn của quân dân ta. Ý thơ vang lên, ta như mường tượng về không khí hừng hực quyết tâm, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng chỉ huy vang lên dõng dạc và tinh thần chiến đấu quyết thắng của các chiến sĩ. Bởi tài thao lược, ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của toàn quân đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông, viết tiếp trang sử vàng son cho dân tộc. Và trong không khí hân hoan, cảm xúc dâng trào đó, tác giả đã bộc lộ khao khát về một đất nước thái bình, tương lai trường tồn của dân tộc. Và để đạt được mong ước ấy, từ triều đình đến muôn dân phải cùng nhau gắng sức, cùng chung lòng, chung trí để dựng xây và bảo vệ nền độc lập đó. Đất nước tồn tại và phát triển đến ngày nay là nhờ công lao và biết bao máu xương của thế hệ cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, những khao khát của vị tướng kiệt xuất Trần Quang Khải cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau về trách nhiệm với tương lai dân tộc. Bởi vậy những câu thơ của ông sẽ mãi còn vang vọng với non sông, đất nước.
\(HT\)~
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Phò giá về kinh” – Trần Quang Khải là gì?
1. Qua hai bài thơ, em có nhận xét gì về tư tưởng tình cảm của tác giả.
2. Tại sao bài thơ « Sông núi nước Nam » lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ? còn bài « Phò giá về kinh » là khúc ca khải hoàn ?
3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Phò giá về kinh ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)
4. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hào khí chiến thắng trong bài thơ « Sông núi nước Nam ». (Lập dàn ý cho đoạn văn khoảng 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau có sử dụng một cặp quan hệ từ, gạch chân và chú thích rõ)
Nêu lên cảm nghĩ của em về bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ( Phò giá về kinh) bằng đoạn văn từ 8 đến 10 dòng