viet mot bai van ve nguoi em yeu quy nhat ko chep mang
hay lap dan y chi teit ke ve mot nguoi than trong gia dinh em
( ko chep van mau , coppy tren mang nen tu lam )
hay viet bai van ke ve mot nguoi trong gia dinh em
(ko chep van mau nen tu lam )
Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a)Tả hỉnh dáng:
- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái lóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích cùa bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.
Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Lap dan y cho bai van tu su cua 1 trong 4 de sau:
1. Mot cau chuyen tuoi tho
2. Hay ke ve mot nguoi ban tot
3. Ngay sinh nhat cua em
4. Nguoi em yeu quy nhat
( khong chep mang tu lam, m so co giao phat hien ra lam)
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
_ Khuôn mặt ( trái xoan,.....)
_ Nụ cười ( rạng rỡ,.....)
_ Ánh mắt ( nghiêm khắc,.....)
_ Mái tóc (....................)
_ Nước da ( trắng,..................)
b) Tả tính tình, hoạt động:
_ Hoạt động hằng ngày
_ Tính tình
_ Mẹ đã giúp đỡ trong hđ
_ Ngiêm khắc
Kết bài:
Cảm xúc tình cảm
3)
Mở bài:
– Giới thiệu người bạn thân của em.
– Mối quan hệ hiện nay giữa em với bạn.
Có thể dẫn thơ''Sống trong bể ngọc kim cương
Không bằng sống giữa tình thoong bạn bè''
Thân bài.
1. Kể chuyện gặp gỡ và kết bạn.
– Hoàn cảnh gặp gỡ.
– Chuyện làm quen, kết thân.
2. Kể một mẩu chuyện về tình cảm của bạn đối với em.
3. Kể một mẩu chuyện về bạn với các bạn khác hoặc với thầy cô giáo.
4. Kể một mẩu chuyện về bạn với cha mẹ.
Kết bài:
– Tình cảm của em đối với bạn.
– Những mong ước về tình bạn.
Lap dan y cho bai van tu su cua 1 trong 4 de sau:
1. Mot cau chuyen tuoi tho
2. Hay ke ve mot nguoi ban tot
3. Ngay sinh nhat cua em
4. Nguoi em yeu quy nhat
( khong chep mang tu lam, m so co giao phat hien ra lam)
MB: Giới thiệu về đối tượng ( mẹ )
TB :
_ Hình dáng
_ Khuôn mặt
_ Mái tóc ===> 7 cái đầu tiên phải lồng cảm xúc, suy nghĩ, biểu cảm
_ Nước da
_ Nụ cười
_ Đôi bàn tay
_ Ánh mắt , đôi mắt
Tả hđ , tính cách:
+ đảm đang
+ công việc
+ trang phục
+ cánh nói chuyện hoặc khi mẹ nghiêm khắc...
KB: Cảm nghĩ chung và cảm xúc
Chúc bạn học tốt!
a.Mở bài.
-Người bạn cùng xóm tên là Phương sống với nhau từ thuở nhỏ.
-Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
b.Thân bài.
-Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Phương rất vui tính)
-Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như : trèo cây, câu cá, bắn chim.
-Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
-Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau : tập nhật kí của Phương và chiếc bút « Kim Tinh » của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
c.Kết bài.
-Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Phương
Mieu ta ve mot nguoi ma em yeu quy nhat( khong chep tren mang)
bạn nên tự viết về mẹ mk chẳng hạn chứ làm gì có ai rảnh đâu mà đăng cho bạn chép
Hey! Vậy bạn nghĩ....bọn mình rảnh tới mức ngồi mấy tiếng để nghĩ và viết một bài văn cho các bạn chép à ?! Nếu bạn đăng một bài văn lên Online Math hay bất cứ diễn đàn nào thì cũng chỉ nhận được các bài văn tham khảo (đa số là trên mạng) thôi nhé bạn! Chấp nhận việc đó đi, nên hãy lên Google, Cốc Cốc, .... mà tra, có nhiều bài văn hay lắm. Với cả đọc các bài văn mẫu là cách để học tập đấy. Thế nhé, chúc bạn một buổi tối vui vẻ!
cam nghi ve loai cay em yeu(ko chep mang, ko van mau) , dung viet bai hoa phuong, cay bang, cay tre nha
minh cau cuu cac ban, giup minh vs, mai minh phai viet bai roi
“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !
Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..
Em hay viet mot doan van ngan ve nguoi thay / co ma em yeu quy, kinh trong nhat.
Mỗi người học trò ai cũng trưởng thành hơn mỗi ngày nhờ sự dạy dỗ ân cần của thầy cô giáo. Em cũng là như thế. Từng ngày đến trường là từng ngày em được học tập dưới sự hướng dẫn tận tình của rất nhiều thầy cô. Nhưng người giáo viên khiến em yêu quý nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên dạy em môn Tiếng Anh năm lớp 4. Cô có thân hình mảnh khảnh, cao khoảng 165cm. Làn da cô có màu trắng sứ, mịn màng. Kết hợp với mái tóc dài đen nhánh, xõa ngang vai. Tất cả khiến cô thật xinh đẹp và dịu dàng khó tả. Đôi mắt cô đen láy, trong suốt như nước mùa thu. Em luôn cảm giác đôi mắt cô như có ma lực diệu kì, có thể nhìn thấu mọi sự vật. Trước mặt cô, chẳng có học sinh nào có thể nói dối hay dấu diếm chuyện gì. Điều em thích nhất ở cô là giọng nói thánh thót, trong sáng. Từng từ tiếng Anh cô phát âm nghe thật rõ ràng và hấp dẫn. Khiến người nghe phải say mê. Mỗi tiết học, cô luôn giảng dạy tỉ mỉ, quan sát kĩ các bạn trong lớp. Phần nào khó hiểu thì cô sẽ kiên nhẫn dạy đi dạy lại nhiều lần đến khi cả lớp hiểu mới thôi. Đặc biệt, cô Mai rất thân thiện với bạn bè, đồng nghiệp. Dù là phụ huynh khó tính thế nào, chỉ cần được ngồi nói chuyện với cô là sẽ trở nên hiền lành ngay.
Vào chủ nhật mỗi tuần, cô Mai mở một lớp học tiếng Anh miễn phí tại nhà. Đó là một hành động vô cùng tuyệt vời. Bởi ở vùng nông thôn như quê em, việc có tiền cho con đi học thêm là một điều chỉ những gia đình khá giả mới làm được. Những đứa học sinh nhà nghèo lại học yếu môn Tiếng Anh như em thì đó là một điều xa xỉ. Nhờ có cô Mai, mà nguyện vọng đó đã trở thành hiện thực.
Bây giờ, em đã không còn được học cô Mai nữa. Nhưng những giờ học bổ ích, ánh mắt dịu dàng, giọng nói truyền cảm của cô sẽ còn vang vọng mãi trong tâm hồn em cho đến mãi về sau
viet mot doan van khoang 17 dong ta ve tinh cach nguoi ba (ko chep mang )
Ngày xưa khi còn nhỏ em rất ít khi chơi với bố mẹ vì họ bận việc thế nên bà là người hay chơi với em nhất.Bà là người không thích ở bẩn nên lúc nào cũng về nhà phải sạch không sạch bà lại nói em là"con gái phải ăn ở sạch sẽ chứ".Bà cũng đã hơn 60 tuổi rồi nhưng từ tính cách đến cách ăn nói như trẻ con bà hay thân với trẻ con lắm,lại còn năng động chẳng khác j thiếu niên
tk mik nha
Ke ve mot nguoi co giao ma em yeu quy nhat (ko cop mang)
Trường Trung học cơ sở Nam Trung Yên là mái nhà của tình thương, của kỷ luật. Trong trường, học sinh luôn luôn quý mến các thầy, các cô và đáp lại đó các thầy, cô luôn luôn chăm sóc, quan tâm đến các học sinh của mình. Tôi, riêng tôi đây, tôi luôn luôn kính trọng giáo viên toán của mình: cô Trang, người giáo viên đã giúp tôi như một sự thần kỳ.
Cô Thao có vóc dáng dong dỏng cao, mái tóc cô màu đen cắt đầu vuông trông thật đẹp, vào tầm khoảng này, cô đang mang một bé trai trong bụng, giờ đã được khoảng năm, sáu tháng (cũng không rõ lắm). Cô rất hiền lành, nhân hậu, trên đôi môi cô vẫn luôn nở một nụ cười tươi, giúp cô vốn đã xinh nay còn xinh hơn! Theo các giờ toán trên lớp của chúng tôi cho biết: hẳn cô vẫn luôn muốn trên bảng của lớp có tám từ: “Tổ một: đủ; tổ hai: đủ; tổ ba: đủ; tổ bốn: đủ”.
Hẳn sẽ có rất nhiều người đang tự hỏi: “Tại sao cô giáo chủ nhiệm là cô văn: vừa hiền, vừa xinh hay còn nhiều thầy cô khác rất tuyệt sao lại kể cô toán?” Thật ra cũng chỉ vì lí do sau: Hồi tôi còn học cấp I, cái từ “toán” với tôi chỉ là một môn vô dụng: “Một phụ nữ ra chợ mua sáu mươi quả dưa hấu, mỗi quả ...vân và vân…”; vậy, tôi thường phân tích nó: “bà ấy mua để làm gì và mang chúng về như thế nào?”, “Cấp I ta được học một cộng một bằng hai; cấp II ta được biết âm một cộng ba bằng hai; cấp III rồi Đại học…” Chung quy, lớn lên, trên máy tính của ta có mấy chữ “Một cộng một bằng hai???“… Nói chung, trong mắt tôi, “Toán” chỉ là một khối gạch vô tri, vô giác, không có ích cho đời.
Cho đến khi tôi học cấp II, những ngày học hè đầu tiên đã đến. Sau khi nghe thời khóa biểu, tôi phàn nàn: “Mình sẽ ngủ vào hai tiết cuối (Toán)”. Thời gian dần trôi, hai tiết toán đã đến, tôi chui tọt xuống bàn cuối cùng để ngồi, thở dài: “Chín mươi phút à? Buồn thật…”. Cô Thao bước vào lớp, cô đi chầm chậm, cái dáng đi khoan thai ấy giờ tôi vẫn nhớ. Tôi khá ấn tượng với nó, mèo hoàn mèo tôi gục đầu xuống bàn.Giọng cô vang lên nhẹ nhàng: “Cô chào các con, mời các con ngồi xuống”. Giờ câu nói ấy cứ luôn vang mãi trong mỗi giờ toán của chúng tôi, nhớ mãi nó. Quay lại tiết toán, tôi ngồi xuống, mặt bàn như có lực hút, “hút” mặt tôi xuống bàn. Cô Thao quan sát lớp, cô thấy tôi, những bước chân của cô khẽ vang lên, cô lại gần tôi hỏi: “Con có mệt không? Cần xuống y tế không con?” Tôi đáp lại bằng cái giọng chán nản, thường nghe muốn “đập”: “Con không sao ạ”. Cô mỉm cười, xoa đầu tôi: “Mệt thì nói với cô nhé!” Tôi chỉ coi đó là xã giao, không quan tâm. Thật tình lúc đó cũng thấy áy náy, mất mười phút của lớp rồi! Song, tôi nghĩ: “Ai cũng như ai thôi, giáo viên toán thường rất cứng và rắn, nghe giảng hẳn ngang phè phè ý mà…” Cô cất lên tiếng giảng bài. Ôi! Sao nó trong và mềm, hay đến như thế! Hẳn đó là lúc tôi thay đổi mọi khái niệm về môn toán, cắt đứt sợi dây có ghi hình “Toán = vô dụng” và nối tiếp sợi dây “toán”. Tôi liền nhận ra: “Thù không phải không là bạn”. Tôi quyết tâm học toán. Ngày tháng trôi qua, những con số “sáu, bảy” và thay vào đó là những điểm “chín, mười”. Và đây: một con tám rưỡi xuất hiện trong bài kiểm tra giữa học kỳ I của tôi, tất cả đều nhờ công lao cô Thao dạy dỗ, rèn luyện cho tôi từng ngày, từng tháng một. Tôi vẫn chưa thể tự mình nói lời “cảm ơn” với cô, cho đến khi vào ngày hai mươi tháng mười một, trên tay tôi, tôi cầm chiếc thiếp tặng cô Thao. Theo tôi, đó là lời cảm ơn gián tiếp, tôi không đủ dũng cảm để bật ra hai chữ “cảm ơn”.
Tôi rất biết ơn cô Thao! Cô là người dẫn lối cho tôi trước khi quá muộn, trước khi nó (khái niệm về “toán”) bị đóng khuôn, không thể thay đổi được nữa… “Con cảm ơn Cô!” – Đây là lần thứ hai con phải gián tiếp nói hai chữ “cảm ơn”. “Con sẽ cố gắng cô ạ, vào ngày nào đó, chính con sẽ tự nói chúng trước cô, Cô ạ!”.
Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.
Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.
Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.
Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.
hay ta ve loai cay ma em yeu quy
ko chep mang
yeu cau it nhat la 2 trang
giup mk voi
hua 100% se tick cho nguoi dua ra cau tra loi nhanh nhat
tui ko bt
mong cac ban giup