chuyên mục kết bạn
kết bạn với tui
TÍCH CHOOOOOOO
CHUYÊN MỤC - HỎI ĐÁP SINH HỌC - SỐ THỨ NHẤT (#1)
Câu hỏi đặt ra ngày hôm nay với chuyên mục này: Tại sao ngành Chân khớp lại có hệ tuần hoàn hở mặc dù trước đó Giun đốt lại có hệ tuần hoàn kín?
Chúc các bạn học tập tốt với những chuyên mục mới. Có ai đề xuất chuyên mục gì không nhỉ?
Tuy Chân khớp xuất hiện sau Giun đốt nhưng lại có hệ tuần hoàn kín bởi:
+ Ở chân khớp, do có lớp kitin đã hình thành bộ xương ngoài đã vô hiệu hóa tác động của bao cơ khi di chuyển, hơn nữa tim chưa chuyên hóa đủ mạnh nên không đủ lực để đẩy máu đi theo còn đường mao mạch nên đã bảo vệ nhu cầu tuận hoàn máu bằng cách phá vỡ thành mao quản, hình thành hệ tuận hoàn hở.
+ Ở giun đốt, hệ tuần hoàn kín nhưng còn rất đơn giản. Do không có lớp kitin ngoài kết hợp sự hỗ trợ của bao cơ khi di chuyển, sự co bóp của các mạch bên trong cơ thể (nhiều đốt) đã đủ sức thắng lực ma sát của hệ thống mao mạch rất dày nên vẫn hình thành nên hệ tuần hoàn kín.
Vì cơ thể của động vật ngành chân khớp có lớp vỏ ki tin rắn chắc, có tính co dãn và đàn hồi kém vì vậy nếu muốn lớn lên thì phải lột lớp vỏ cũ đi để tránh gây tổn thương cho cơ thể.
Vì cơ thể của động vật ngành chân khớp có lớp vỏ ki tin rắn chắc, có tính co dãn và đàn hồi kém vì vậy nếu muốn lớn lên thì phải lột lớp vỏ cũ đi để tránh gây tổn thương cho cơ thể.
Chuyên mục: Bạn hỏi gì, mình đáp nấy (Chuyên mục này không do các anh chị CTV nào mà mình chỉ lập nên với mục đích giúp nhau học tập và các bạn có thể đưa bài k hiểu lên đây)
Các bạn có thể đưa các bài tập trong phạm vi từ lớp 4 -> 6, nếu được thì mình sẽ giải cho các bạn, hoặc nếu không thì có thể mong các bạn khác giúp đỡ (vì mình còn non lắm, chưa chắc đã giải hết được đâu)
Môn học: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Sử, Địa, Tin, Công nghệ, GDCD
Cảm ơn mọi người đã quan tâm ạ! Thanks <3
Chán quá, hết bài rồi đành cho bạn bài lớp 4 vậy :))
1. Tìm số trrung bình cộng của 4 số chẵn liên tiếp, trong đó số bé nhất là 102.
2. Học sinh lớp 4A quyên góp ủng hộ quỹ nạn nhân chất độc da cam như sau: tổ Một quyên góp được 15 000 đồng, tổ Hai quyên góp được nhiều hơn tổ Một là 3000 đồng,tổ Ba quyên góp được bằng 3/2 tổ Hai. Hỏi trung bình mỗi tổ của lớp 4a quyên góp được bao nhiêu tiền?
Câu 1: Số vừa là bội của 3 vừa là ước của 54 là?
Câu 2: Cho P là tập hợp các ước không nguyên tố của số 180. Số phần tử của tập hợp P là?
Câu 3: Ba số nguyên tố có tổng là 106. Trong các số hạng đó, số nguyên tố lớn nhất thỏa mãn có thể là…
Câu 4: Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số
Câu 5: Cho đoạn thẳng OI = 6. Trên OI lấy điểm H sao cho HI = 2/3OI. Độ dài đoạn thẳng OH là…….cm.
Câu 6: Số tự nhiên nhỏ nhất (khác 0) chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9 là ………….
Câu 7: Lúc 8 giờ, một người đi xe đạp từ A đến B cách A một khoảng 10km. Biết rằng người đó đến B lúc 10 giờ 30 phút. Vận tốc của người đi xe đạp là……….km/h.
Câu 8: Một lớp học có 40 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm nhiều nhất 6 học sinh. Hỏi số nhóm ít nhất có thể là ...
Câu 9: Một người đi bộ mỗi phút được 60m, người khác đi xe đạp mỗi giờ được 24km. Tỉ số phần trăm vận tốc của người đi bộ và người đi xe đạp là ……….%.
Câu 10: Tổng số tuổi của hai anh em là 30 tuổi. Biết tuổi em bằng 2/3 tuổi anh. Tuổi anh hiện nay là ……...
[PHÁT THANH - CON NHÀ NGƯỜI TA]
Đây là chuyên mục phát thanh cho Chuyên mục Bài viết hay - Hoc24.
=> Câu lạc bộ Radio | Chuyên mục "Bài viết hay" - Hoc24 | Con nhà người ta - Dzịt - YouTube (https://www.youtube.com/watch?v=gns6KDFRmKw)
Các bạn xem bài viết ở đây nhé : https://hoc24.vn/tin-tuc/con-nha-nguoi-ta-dzit.html
---------
Gửi bài hát bạn cover, hoặc lời tâm sự đến hòm thư thân yêu của CLB Radio : hoc24contest.ngo@gmail.com.
Đăng ký kênh để nhận được thông báo khi có video mới nhất : HOC24 Contest - YouTube
Lâu rồi không đăng bài nên lag quá :v Vào link này nghe nha mọi người Câu lạc bộ Radio | Chuyên mục "Bài viết hay" - Hoc24 | Con nhà người ta - Dzịt - YouTube
[CHUYÊN MỤC MỚI: CHUYÊN MỤC ẨM THỰC - ĐOÁN TÊN MÓN ĂN #1]
Các bạn hãy đoán 3 món tên trong ảnh và nêu hiểu biết của bạn về 1 trong 3 món ăn này nha ^^
Mấy món đó thì em biết đó ạ :D mỗi tội là không hiểu biết nhiều về mấy món đó thôi
Món ăn 1: Kẹo chỉ hồng
Món ăn 2: Bánh đa cua
Món ăn 3: Kẹo gương
Theo như cái tầm hiều biết của em thì cái món kẹo chỉ hồng nó khá là quen thuộc với mấy bạn mà hay đi ăn hàng ấy, em thấy nó bán ở cổng trường khá nhiều ( mặc dù em chưa bao giờ ăn ) thấy kẹo đó để trên cái bánh tráng rồi bỏ chút dừa vào thôi, còn cái sợi màu hồng thì chắc là kẹo :)
Cái món thứ 2 thì em ăn rồi ạ, nghe nói ngoài Hải Phòng, bánh đa cua là đặc sản ở đó chứ em chưa bao giờ ăn thử bánh đa cua ngoài Hải Phòng bao giờ. Chỉ là mẹ mua về rồi nấu thôi, khá ngon :D nhưng em chỉ biết vài nguyên liệu là bánh đa, cua, thịt chân giò, chả lá lốt, rau muống là có ngay tô bánh đa cua siêu ngon rồi ạ
Món thứ 3 thì em mới nghe gần đây thôi, hình như đặc sản ở Quảng Ngãi, em nghĩ nó khá ngọt, bởi vì nhìn nó như kẹo gừng í ạ.
( tầm hiểu biết về mấy món này của em nó khá ít :'') )
1.Kẹo chỉ.
2.Bánh đa cua.
3.Kẹo gương(quê em):Kẹo trong như gương, giòn tan, rất dễ vỡ nên được gọi là kẹo gương. Em ko thích ăn cho lắm vì nó hơi ngọt với dính răng.
1. Kẹo chỉ
làm từ bánh tráng, bột, sữa đặc, đậu phộng :D
2. Bánh đa cua :3
em không ăn được cua :'<
3. Kẹo gương
hình như làm từ đường thì phải :V
Qua chuyên mục “kết bạn” trên báo Thiếu niên Tiền Phong, em đã làm quen với một ngưòi bạn mới ở noi xa. Em hãy viết thư cho bạn sử dụng văn miêu tả và tự sự tự giới thiệu về lý lịch, hình dáng, tính tình, sở thích của mình để bạn hình dung về bản thân em.
Qua chuyên mục “kết bạn “ trên báo Thiếu niên Tiền Phong, em đã làm quen với một người bạn mới ở nơi xa. Em hãy viết thư cho bạn sử dụng văn miêu tả và tự sự giới thiệu về lí lịch, hình dáng, tính tình, sở thích của mình để bạn hình dung về bản thân em.
[HÌNH HỌC CHUYÊN TOÁN 2021]
Nhằm hỗ trợ các bạn trong việc ôn thi chuyên toán (đặc biệt về mảng hình học), sau khi thảo luận với các admin của page Cuộc thi Trí tuệ VICE, mình xin phép lập ra chuyên mục [Hình học chuyên toán 2021]
Trả lời đúng và hay (không copy) sẽ được nhận 1-2GP/câu trả lời nha ^^
Các bạn ơi, đừng quên like/share bài viết của page và mời bạn bè thích page để nhận được những phần quà hấp dẫn của page nha. Ngoài ra các bạn có thể gửi những bài toán hay về cho page để được tính điểm xếp hạng nè.
Câu 1.
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và $AB<AC.$ Vẽ đường cao AH, đường tròn đường kính HB cắt AB tại D và đường tròn đường kính HC cắt AC tại E.
a) Chứng minh tứ giác ADHE nội tiếp.
b) Gọi I là giao của DE và BC. Chứng minh $IH^2=ID\cdot IE.$
c) Gọi $M,N$ lần lượt là giao của DE với đường tròn đường kính HB và đường tròn đường kính HC. Chứng minh giao điểm hai đường thẳng BM và CN năm trên đường thẳng AH.
Câu 2.
Cho tam giác nhọn ABC không cân có $AB<AC,$ trực tâm $H$ và đường trung tuyến AM. Gọi K là hình chiếu vuông góc của $H$ lên $AM,$ D là điểm đối xứng của $A$ qua $M$ và $L$ là điểm đối xứng của $K$ qua BC.
a) Chứng minh các tứ giác BCKH và ABLC nội tiếp.
b) Chứng minh $\angle LAB=\angle MAC.$
c) Gọi $I$ là hình chiếu vuông góc của $H$ lên $AL, X$ là giao của $AL$ và $BC.$ Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác $BHC$ và đường tròn ngoại tiếp tam giác $IXM$ tiếp xúc với nhau.
Câu 3.
Cho tam giác ABC là tam giác nhọn, không cân, có I là tâm đường tròn nội tiếp. Hai đường thẳng AI và BC cắt nhau tại điểm D. Gọi E, F lần lượt là điểm đối xứng của D qua các đường thẳng IB và IC.
a) Chứng minh EF//BC
b) Gọi M, N, J lần lượt là trung điểm $DE,DF,EF.$ Đường tròn ngoại tiếp tam giác AEM và tam giác AFN cắt nhau tại điểm thứ hai là P. Chứng minh $M,P,N,J$ đồng viên.
c) Chứng minh ba điểm $A,P,J$ thẳng hàng.
Ps. Em mượn hình của cô @Đỗ Quyên ạ.
tth giờ chuyển sang hình rồi à :))
Câu 2:
Kẻ đường cao AG, BE, CF của tam giác ABC.
Dễ thấy tứ giác HKMG, HECG nội tiếp.
Do đó AK . AM = AH . AG = AE . AC. Suy ra tứ giác KECM nội tiếp.
Tương tự tứ giác KFCM nội tiếp.
Do đó \(\widehat{BKC}=\widehat{BKM}+\widehat{CKM}=\widehat{BFM}+\widehat{CEM}=\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=\widehat{BHC}\). Suy ra tứ giác BHKC nội tiếp.
Ta có \(\widehat{BLC}=\widehat{BKC}=\widehat{BHC}=180^o-\widehat{BAC}\) nên tứ giác ABLC nội tiếp.
b) Ta có tứ giác KECM nội tiếp nên \(\widehat{MKC}=\widehat{MEC}=\widehat{ACB}\). Do đó \(\Delta MKC\sim\Delta MCA\left(g.g\right)\).
Suy ra \(\widehat{KCM}=\widehat{KAC}\Rightarrow\widehat{LAB}=\widehat{LCB}=\widehat{KCB}=\widehat{KAC}\).
c) Ta có kq quen thuộc là \(\Delta LMB\sim\Delta LCA\).
Kẻ tiếp tuyến Lx của (ABC) sao cho Lx nằm cùng phía với B qua AL.
Ta có \(\widehat{ALx}=\widehat{ACL}=\widehat{LMX}\Rightarrow\) Ax là tiếp tuyến của (LXM).
Do đó (ABC) và (LXM) tiếp xúc với nhau.
Ta có AI . AX = AH . AG = AK . AM nên I, X, M, K đồng viên.
Ta có kq quen thuộc là (HBC) và (ABC) đối xứng với nhau qua BC.
Lại có (IKMX) và (LMX) đối xứng với nhau qua BC.
Suy ra (HC) và (IKMX) cũng tiếp xúc với nhau.
Câu 1 :
a Ta có \(\Lambda CHE\), \(\Lambda HDB\) là các góc chắn nửa đường tròn đường kính HC;HB \(\Rightarrow\Lambda CHE=\Lambda HDB=90^0\) Mà \(\Lambda CHE+\Lambda AEH=180^0\Rightarrow\Lambda HDB+\Lambda AEH=180^0\Rightarrow\) Tứ giác ADHE nội tiếp
b Từ câu a ta có: tứ giác ADHE nt \(\Rightarrow\Lambda IEH=\Lambda DEH=\Lambda DAH=\Lambda BAH\) Mà \(\Lambda BAH=\Lambda BHD=\Lambda IHD\)( cùng phụ với góc ABH)
\(\Rightarrow\Lambda IEH=\Lambda IHD\) Lại có \(\Lambda EIH=\Lambda HID\) \(\Rightarrow\Delta IEH\sim\Delta IHD\left(g.g\right)\Rightarrow\dfrac{IH}{ID}=\dfrac{IE}{IH}\Rightarrow IH^2=ID\cdot IE\)
c Gọi giao điểm của BM với AC là K; CN với AB là J
Từ câu a ta có tứ giác ADHE nt \(\Rightarrow\Lambda KAH=\Lambda EAH=\Lambda DEH=\dfrac{1}{2}sđMH\) Mà \(\Lambda MHA=\dfrac{1}{2}sđMH\Rightarrow\Lambda KAH=\Lambda MHA\) Lại có \(\Lambda ABK=\Lambda DMH\left(=\dfrac{1}{2}sđDM\right)\) ; \(\Lambda BAH=\Lambda BHD\) (từ câu b)
\(\Rightarrow\Lambda BAH+\Lambda KAH+\Lambda BAK=\Lambda MHA+\Lambda DMH+\Lambda BHD=\Lambda AHB=90^0\Rightarrow\Lambda BKA=90^0\) \(\Rightarrow\) BK vuông góc với CA tại K\(\Rightarrow BM\) vuông góc với AC tại K(1)
Chứng minh tương tự ta được: CN vuông góc với AB tại J(2)
Xét tam giác ABC có BK vuông góc với CA; CJ vuông góc với AB ; AH vuông góc với BC \(\Rightarrow\) BK;CJ;AH là 3 đường cao của tam giác ABC
\(\Rightarrow BK;CJ;AH\) đồng quy \(\Rightarrow BM;CN;AH\) đồng quy
Câu 3:
a) Dễ thấy E thuộc AB, F thuộc AC.
Ta có \(\dfrac{BE}{AB}=\dfrac{BD}{AB}=\dfrac{CD}{AC}=\dfrac{CF}{AC}\Rightarrow EF\) // \(BC\).
b) Do các tứ giác AEMP và AFNP nội tiếp nên \(\widehat{MPN}=\widehat{MPA}+\widehat{NPA}=\widehat{MEB}+\widehat{NFC}=\widehat{MDB}+\widehat{NEC}=180^o-\widehat{MDN}=180^o-\widehat{MJN}\Rightarrow\) Tứ giác MPNJ nội tiếp.
c) Ta có \(\widehat{JPM}=\widehat{JNM}=\widehat{JEM}=\widehat{BEM}=\widehat{MPA}\Rightarrow\) A, P, J thẳng hàng.
Có ai kết bạn với tôi không? Tôi biết đây là vi phạm nội quy chuyên mục nhưng tôi không có ai để nhắn tin cùng cả. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi đưa ra lựa chọn này. Bạn nào muốn báo cáo thì cứ việc, tôi có rất nhiều tài khoản khác nhau, báo cáo cũng vô ích !
tôi đồng ý két bạn với bạn với điều kiện:
bạn hãy trung thực nói rằng banj không phải hacker
tôi thường offline nên khi cần nói chuyện bạn cứ chat với tôi.Tôi sẽ cố gắng để có thể trả lời bạn.
bạn nên suy nghĩ kĩ
kết bạn với tớ nhé
vote tớ nhé được k
Nếu bạn muốn đề xuất câu hỏi xuất hiện trong chuyên mục này các bạn hãy gửi qua form:
[Tiền sự kiện 1] Thử sức trí tuệ - Google Biểu mẫu
Hi vọng chuyên mục đầu tiên của chuỗi cuộc thi sẽ mang lại niềm vui và trải nghiệm thú vị cho các bạn. Những câu hỏi được chọn sẽ khả năng cao được đưa lên chuyên mục Câu hỏi hay. Tuy nhiên, với mục đích hỏi bài và trao đổi bài tập, các bạn hãy gửi câu hỏi lên hoc24 và cùng cộng đồng giải nhé!
-------------------------------------------------------------------
[Toán.C2 _ 10.1.2021]
Người biên soạn câu hỏi: No name
Cho x, y, z > 0 thỏa mãn \(x^2+y^2+z^2+2xyz=1\). Tìm max:
P = xy + yz + zx - xyz.
[Toán.C3_10.1.2021]
Người biên soạn câu hỏi: Võ Phan Phương Ngọc
Cho tập hợp A = {-1,-2,...,-n}. Với mỗi tập con khác rỗng của A, chúng ta lập tích của các phần tử trong tập đó. Hỏi tổng của tất cả các tích thu được bằng bao nhiêu?
------------------------------------------------------------------
Like và follow fanpage để cập nhật những tin tức mới nhất về cuộc thi nha :>
Vì C2 mình gửi nên mình làm câu 3:
Gọi S(n) là tổng tất cả các tích thu được.
Ta chứng minh bằng quy nạp rằng S(n) = -1 với mọi giá trị của n là số tự nhiên khác 0.
Thật vây, ta có S(1) = -1
Giả sử ta đã có S(n) = -1.
Ta cần chứng minh S(n + 1) = -1.
Ta thấy sau khi thêm tập hợp A = {-1; -2;,,,; -n} một phần tử -(n + 1), tập hợp A tăng thêm số tập hợp con bằng số tập hợp con của tập hợp A lúc đầu.
Do đó: \(S\left(n+1\right)-S\left(n\right)=S\left(n\right).\left[-\left(n+1\right)\right]-\left(n+1\right)=n+1-n-1=0\Rightarrow S\left(n+1\right)=S\left(n\right)=-1\).
Vậy ta có đpcm.
Toán C.2 :
Ta có : \(P=xy+yz+zx-xyz\Leftrightarrow2P=2.\left(xy+yz+zx\right)-2xyz\)
\(=2.\left(xy+yz+zx\right)+x^2+y^2+z^2-1\)
\(=\left(x+y+z\right)^2-1\)
Vì : \(x^2+y^2+z^2+2xyz=1\)
\(\Rightarrow z^2+2xyz=1-x^2-y^2\)
\(\Rightarrow z^2+2xyz+x^2y^2=1-x^2-y^2+x^2y^2\)
\(\Rightarrow\left(z+xy\right)^2=\left(1-x^2\right)\left(1-y^2\right)\le\left(\dfrac{2-x^2-y^2}{2}\right)^2\)
\(\Rightarrow z+xy\le\dfrac{2-x^2-y^2}{2}\Rightarrow z\le\dfrac{2-x^2-y^2-2xy}{2}=\dfrac{2-\left(x+y\right)^2}{2}\)
Có : \(\left(x+y-1\right)^2\ge0\)
\(\Leftrightarrow\left(x+y\right)^2-2.\left(x+y\right)+1\ge0\)
\(\Leftrightarrow x+y\le\dfrac{\left(x+y\right)^2+1}{2}\)
\(\Leftrightarrow x+y+z\le\dfrac{\left(x+y\right)^2+1}{2}+\dfrac{2-\left(x+y\right)^2}{2}=\dfrac{3}{2}\)
\(\Rightarrow\left(x+y+z\right)^2-1\le\dfrac{5}{4}\)
\(\Rightarrow2P\le\dfrac{5}{4}\Rightarrow P\le\dfrac{5}{8}\)
Dấu "=" xảy ra \(\Leftrightarrow x=y=z=\dfrac{1}{2}\)
E ms học code nên e hay tìm các trang toán để lập code giải ạ. Ad có thể xem giúp e bài code này dc k ạ
#include<iostream> using namespace std; int main() {int n; cin >> n;int tong = 0, tich = 1, a[n];for(int i = 0; i <= n - 1; i ++) a[i] = -(i + 1);for(int i = 1; i <= n; i ++) {for(int j = 0; j <= n - i; j ++) {tich = 1;for(int k = j; k <= k + i - 1; k ++) {tich = tich * a[j];}tong = tong + tich;}}cout << tong;return 0;}