Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
TP
6 tháng 4 2019 lúc 21:23

Gợi ý

Giáỉ thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

- Tranh giành là gì? => Sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình.

- Nhường nhịn là gì? => Chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã.

1. Đưa ra các biếu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao ? Vì sao?)

2. Tại sao chúng ta nên nhường nhịn trong cuộc sống?

+ Đó là một trong những phẩm chất tốt của con người.

+ Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, thắt chặt tình cảm giữa con người với con người hơn.

- Dẫn chứng: Câu chuyện “Dê đen và Dê trắng” khi tranh nhau qua cầu, vì không ai chịu nhường nhịn ai nên cuối cùng cả hai đều rơi xuống sông.

3. Tranh giành có mang lại lọi ích gì cho con người không?

- Làm xấu đi mối quan hệ, tình cảm giữa con người với nhau.

- Thể hiện mình là kẻ ích ki, không biết nghĩ đến những người xung quanh mình.

4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

Có phải nhường nhịn mãi sẽ trở thành hèn nhát không?

- Đó là cách xử sự khôn khéo trong giao tiếp ứng xử của con người.

- Giúp cho ta dễ thành công hơn trong cuộc sống.

- Dẫn chứng: Trong gia đình, anh chị em trên thuận dưới hòa, biết nhường nhịn lẫn nhau sẽ là một gia đình hạnh phúc. Ngoài xã hội, nếu mọi người ai ai cũng tâm niệm một câu “Một câu nhịn, chín sự lành” thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.



Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
HH
3 tháng 10 2021 lúc 11:15

ai giúp mình với 

Bình luận (0)
LH
26 tháng 10 2021 lúc 20:18

undefined

Bình luận (0)
LH
26 tháng 10 2021 lúc 20:18

tớ không biết cậu còn cần không nhưng mà đây là bài của tớ

Bình luận (0)
MT
Xem chi tiết
TP
31 tháng 3 2019 lúc 16:24

Trong cuộc sống luôn có những sự mâu thuẫn và đối lập nhau. Đôi khi chúng ảnh hưởng tiêu cực tới nhau, đôi khi ngược lại chúng lại bổ trợ cho nhau. Ví dụ như sự “tranh giành” và “nhường nhịn” trong mỗi người.

Tranh giành là đấu tranh bằng lí lẽ hoặc hành động để giành lấy một đồ vật hay một thứ gì đó bao hàm cả vật chất, tinh thần, tình cảm từ một người nào đó. Nó xuất phát từ sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại, là chịu thiệt về mình, không tranh chấp với ai, chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã. Đây là thái độ sống được đề cao.

Tranh giành và nhường nhịn tuy là hai biểu hiện phẩm chất khác nhau, tuy nhiên chúng có một điểm chung đó là đều thể hiện thông qua hành động, biểu hiện bên ngoài, từ trong cách ứng xử giao tiếp giữa mọi người từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Ví như, ngay từ khi còn bé có những đứa trẻ đã có những hành động tranh giành cái kẹo, cái bánh hay đồ chơi với anh chị em của mình. Những hành động đó tuy không có gì to tát nhưng lại là mầm mống cho những thói xấu sau này nếu hành động đó không được uốn nắn dạy dỗ cẩn thận thì khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ dễ trơ nên một kẻ ích kỉ, lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, giành giật những cái vốn không phải của mình. Còn ngược lại nếu ngay từ bé, một đứa trẻ được dạy dỗ phải biết nhường nhịn người khác, biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người xung quanh thì chắc chắn khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ trở thành một người biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.

Tranh giành, nhường nhịn là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau. Sự tranh giành làm cho con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông, làm cho con người lớn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách. Từ xưa cha ông ta thường dạy “một điều nhịn chín điều lành” chính vì vậy chúng ta ít tranh giành với nhau nhường nhịn nhau sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác mà còn mang lại nhiều điều tốt lành cho mình. Đó là một phẩm chất cần có của con người mới trong xã hội hôm nay, những con người không chỉ hạnh phúc khi được nhận mà còn biết hạnh phúc khi được trao ban

Dù vậy, ta cũng cần nhìn nhận hai vấn đề “tranh giành” và “nhường nhịn” trên nhiều phương diện. Tuy tranh giành là không nên nhưng ta vẫn có thể tranh giành nếu như việc đó đem lại lợi ích cho mọi người, cho đất nước. Ví như việc ông cha ta từ xưa đã dũng cảm đứng lên giành lại độc lâp dân tộc dù có phải hy sinh tính mang, hy sinh hạnh phúc của bản thân để có được một nước Việt Nam độc lập như ngay nay. Hay như những phụ nữ hiện đại đã dám đứng lên đòi hỏi quyền binh đẳng cho nữ giới. Tất cả những hành động đó tuy là tranh giành nhưng là tranh giành một cách có lý và có lợi cho tất cả mọi người, điều đó nên được khuyến khích. Còn nhường nhịn tuy là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng chịu phần thiệt về mình. Như trong công việc, nếu ta có khả năng hoàn thành nhưng, nhường nhịn người khác sẽ làm tổn bao nhiêu công sức và tiền của mà không đạt hiệu quả gì cả.

Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta nên giúp đỡ tương trợ lần nhau mỗi khi gặp khó khăn, không nên vì lợi ích cá nhân mình mà tranh giành những thứ vô bổ, vô giá trị để huỷ hoại tình bạn vốn cao quý và đẹp đẽ. Trong gia đình, anh em nên hoà thuận với nhau không vì những chuyện nhỏ nhặt mà khiến cho anh em tương tàn.

Tóm lại, chúng ta nên hướng bản thân mình vào một lối sống cao đẹp không vì bản thân hay sống vì người khác. Lối sống nhường nhìn là lối sống cao đẹp đòi hỏi chúng ta nên học hỏi và phát huy.

Bình luận (0)
RA
18 tháng 2 2018 lúc 19:28

Trong cuộc sống hàng ngày, quan hệ giữa người với người đều có mặt tốt và mặt xấu. Xã hội cũng thế, trong thời đại từ xưa đến nay, dân tộc ta có truyền thống tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi khó khăn nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều trường hợp tranh giành nhau một đồ vật hay tình cảm đáp ứng quyền lợi nhu cầu cho cá nhân mình. Vậy các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Tranh giành và nhường nhịn là như thế nào? Tranh giành là đấu tranh bằng lí lẽ hoặc hành động để giành lấy một đồ vật hay một thứ gì đó bao hàm cả vật chất, tinh thần, tình cảm từ một người nào đó. Tất cả đều xuất phát từ lòng ham muốn và tham lam của mỗi con người. Còn nhường nhịn là chịu thiệt về mình, không tranh chấp với ai, đây là thái độ sống được đề cao.

Vậy biểu hiện của tranh giành và nhường nhịn là gì? Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta nên giúp đỡ tương trợ lần nhau mỗi khi gặp khó khăn, không nên vì lợi ích cá nhân mình mà tranh giành những thứ vô bổ, vô giá trị để huỷ hoại tình bạn vốn cao quý và đẹp đẽ. Trong gia đình, anh em nên hoà thuận với nhau không vì những chuyện nhỏ nhặt mà khiến cho anh em tương tàn. Ngoài xã hội cũng thế, nên nhường nhau khi xếp hàng, khi tham gia giao thông tránh gây mâu thuẫn để xảy ra những chuyện đáng tiếc.

Ta có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này như thế nào? Tuy tranh giành là không nên nhưng ta vẫn có thể tranh giành nếu như việc đó đem lại lợi ích cho mọi người, cho đất nước; ta nên tự hào vì lịch sử nước ta đã có những vị anh hùng, những vị tướng kiệt xuất đã đúng ra đấu tranh bảo vệ đất nước trước âm mưu xâm lược của nhà Hán, Tống, Mông – Nguyên,... như Trần Hưng Đạo, Quang Trung.... Nhường nhịn tuy là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng chịu phần thiệt về mình. Như trong công việc, nếu ta có khả năng hoàn thành nhưng, nhường nhịn người khác sẽ làm tổn bao nhiêu công sức và tiền của mà không đạt hiệu quả gì cả.

Tóm lại, tranh giành và nhường nhịn là điều rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay. Riêng bản thân em sẽ nhường nhịn các bạn em mà em thấy họ thật sự cần như em sẽ nhận những công việc thầy cô giao cho theo khả năng của mình.


Bình luận (13)
NU
Xem chi tiết
H24
11 tháng 1 2021 lúc 20:26

bạn tham khảo

Trong cuộc sống luôn có những sự mâu thuẫn và đối lập nhau. Đôi khi chúng ảnh hưởng tiêu cực tới nhau, đôi khi ngược lại chúng lại bổ trợ cho nhau. Ví dụ như sự “tranh giành” và “nhường nhịn” trong mỗi người.

      Tranh giành là đấu tranh bằng lí lẽ hoặc hành động để giành lấy một đồ vật hay một thứ gì đó bao hàm cả vật chất, tinh thần, tình cảm từ một người nào đó. Nó xuất phát từ sự ham muốn rất lớn một sự vật nào đó về phía mình. Còn nhường nhịn thì ngược lại, là chịu thiệt về mình, không tranh chấp với ai, chịu để lại một sự vật nào đó cho người khác với thái độ hòa nhã. Đây là thái độ sống được đề cao.

      Tranh giành và nhường nhịn tuy là hai biểu hiện phẩm chất khác nhau, tuy nhiên chúng có một điểm chung đó là đều thể hiện thông qua hành động, biểu hiện bên ngoài, từ trong cách ứng xử giao tiếp giữa mọi người từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Ví như, ngay từ khi còn bé có những đứa trẻ đã có những hành động tranh giành cái kẹo, cái bánh hay đồ chơi với anh chị em của mình. Những hành động đó tuy không có gì to tát nhưng lại là mầm mống cho những thói xấu sau này nếu hành động đó không được uốn nắn dạy dỗ cẩn thận thì khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ dễ trơ nên một kẻ ích kỉ, lúc nào cũng chăm chăm đến quyền lợi bản thân, giành giật những cái vốn không phải của mình. Còn ngược lại nếu ngay từ bé, một đứa trẻ được dạy dỗ phải biết nhường nhịn người khác, biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người xung quanh thì chắc chắn khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ trở thành một người biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.

      Tranh giành, nhường nhịn là hai mặt, hai khái niệm trái ngược nhau. Sự tranh giành làm cho con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông, làm cho con người lớn lên, hoàn thiện hơn về nhân cách. Từ xưa cha ông ta thường dạy “một điều nhịn chín điều lành” chính vì vậy chúng ta ít tranh giành với nhau nhường nhịn nhau sẽ mang lại hạnh phúc cho người khác mà còn mang lại nhiều điều tốt lành cho mình. Đó là một phẩm chất cần có của con người mới trong xã hội hôm nay, những con người không chỉ hạnh phúc khi được nhận mà còn biết hạnh phúc khi được trao ban

      Dù vậy, ta cũng cần nhìn nhận hai vấn đề “tranh giành” và “nhường nhịn” trên nhiều phương diện. Tuy tranh giành là không nên nhưng ta vẫn có thể tranh giành nếu như việc đó đem lại lợi ích cho mọi người, cho đất nước. Ví như việc ông cha ta từ xưa đã dũng cảm đứng lên giành lại độc lâp dân tộc dù có phải hy sinh tính mang, hy sinh hạnh phúc của bản thân để có được một nước Việt Nam độc lập như ngay nay. Hay như những phụ nữ hiện đại đã dám đứng lên đòi hỏi quyền binh đẳng cho nữ giới. Tất cả những hành động đó tuy là tranh giành nhưng là tranh giành một cách có lý và có lợi cho tất cả mọi người, điều đó nên được khuyến khích. Còn nhường nhịn tuy là điều cần thiết cho cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng chịu phần thiệt về mình. Như trong công việc, nếu ta có khả năng hoàn thành nhưng, nhường nhịn người khác sẽ làm tổn bao nhiêu công sức và tiền của mà không đạt hiệu quả gì cả.

      Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta nên giúp đỡ tương trợ lần nhau mỗi khi gặp khó khăn, không nên vì lợi ích cá nhân mình mà tranh giành những thứ vô bổ, vô giá trị để huỷ hoại tình bạn vốn cao quý và đẹp đẽ. Trong gia đình, anh em nên hoà thuận với nhau không vì những chuyện nhỏ nhặt mà khiến cho anh em tương tàn.

      Tóm lại, chúng ta nên hướng bản thân mình vào một lối sống cao đẹp không vì bản thân hay sống vì người khác. Lối sống nhường nhìn là lối sống cao đẹp đòi hỏi chúng ta nên học hỏi và phát huy.

 
Bình luận (1)
H24
11 tháng 1 2021 lúc 20:26

tui mà chả z=((

 

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MN
7 tháng 2 2021 lúc 20:50

Tham khảo thôi nhé:

I. Mở bài

- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

 

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.

- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.

- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:

- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:

 

“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.

4. Mở rộng

- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

III. Kết bài

- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.

- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
H24
7 tháng 12 2023 lúc 22:42

Tham khảo:

Cuộc sống ngày càng phát triển nên vấn đề "Trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện đại ngày càng giảm đi. Người phụ nữ trong xã hội mới có vai trò tương đương với người chồng. Họ cũng có cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống, được ra ngoài xã hội làm việc và kiếm ra tiền. Chính vì vậy, trong gia đình tiếng nói của người phụ nữ cũng trở nên có uy lực nhiều hơn.

Bình đẳng giới là gì? Có nghĩa trong một gia đình, trong xã hội người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng như người chồng của mình. Không chịu sự quản lý học phục tùng lệ thuộc đời mình vào người đàn ông như thời phong kiến nữa.

Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển, nam nữ bình quyền thông qua bộ luật dân sự của nhà nước Việt Nam.

Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trong luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nói là bình đẳng giới có nghĩa chỉ là quyền bình đẳng của người phụ nữ, mà là sự bình đẳng của cả hai giới.

Trong thực tế cuộc sống, tuy xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, được ra ngoài xã hội làm việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đóng góp không nhỏ tới sự phồn vinh thịnh vượng của cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế thì sự bình đẳng giới này mới chỉ ở mức tương đối mà thôi, chưa thể nào hoàn toàn bình đẳng được.

Trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Một xã hội đã bị tư tưởng phong kiến thống trị hàng nghìn năm chưa dễ dàng xóa bỏ mọi tư tưởng cũ trong một sớm một chiều.

Trong mỗi gia đình thường thì các thành viên đều cùng nhau làm việc. Người vợ và người chồng cùng nhau ra ngoài kiếm tiền rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người.

Nhưng trên thực tế người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại đi làm ra ngoài kiếm tiền, nhưng hết giờ làm thì phải chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, rồi dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, người đàn ông ngoài công việc ở cơ quan về nhà chẳng phải động tay vào việc gì, bởi tư tưởng đàn ông vào bếp không phải là đàn ông, không đáng mặt đàn ông, đã nhiễm và ý thức hệ của nhiều người đàn ông gia trưởng của nước ta.

Trong cuộc sống gia đình để quyết định những công việc gì quan trọng hầu hết đều do người đàn ông quyết định, người đàn ông là người có tiếng nói nhiều hơn, còn người phụ nữ nhiều khi không được tham gia góp ý, không được nói lên tiếng nói của mình. Đó chính là tư tưởng bất bình đẳng ở một số đàn ông có lối sống cổ hủ phong kiến.

Trong vấn đề sinh sản, người vợ luôn là người phải tự lo cho mình các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, còn người đàn ông thường ít quan tâm tới vấn đề này bởi cho đó là việc của phụ nữ. Sự bất bình đẳng nằm trong suy nghĩ của người đàn ông trong những vấn đề tế nhị này, bởi công việc phòng tránh kế hoạch hóa sinh sản, bảo vệ sức khỏe là việc làm dành cho cả hai người đòi hỏi hai người cùng thực hiện.

Trong xã hội vấn đề ý thức hệ, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình dù ít hay nhiều. Ông bố nào cũng thích có con trai, người bà nội nào cũng muốn có cháu trai để duy trì nòi giống của dòng họ mình, để có thể ra oai với đời….Chính vì vậy, việc mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng, theo báo cáo của cục thống kê thì cứ 120 bé trai được sinh ra thì chỉ có 100 bé gái, vậy thì lệ chênh lệch này hiện nay là hai mươi bé trai.

Việc mất cân bằng giới tính này do con người nước ta vẫn thi nhau đẻ con trai, tìm mọi biện pháp can thiệp khoa học để sinh bằng được con trai. Có những nhà nếu như không sinh được con trai thì chồng sẽ ra ngoài kiếm con, rồi mẹ chồng bắt con dâu để bằng được cháu trai nếu không sẽ cho con trai mình ly dị vợ. Những suy nghĩ cổ hủ đó thể hiện sự bất bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống.

Có nhiều ngành nghề đặc thù người tuyển dụng hầu như chỉ muốn tuyển nam giới, bởi nam giới mới có thể đảm bảo được công việc. Tuy không trọng nam khinh nữ nhưng do tính chất công việc họ vẫn cần nam giới làm việc nặng nhọc hoặc có cường độ áp lực công việc lớn.

Trong cuộc sống hiện đại, con người ta hướng tới sự bình đẳng giới nhiều hơn để cuộc sống có thêm những niềm vui trọn vẹn, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức tôn trọng người phụ nữ, người vợ người mẹ của mình. Nếu sinh con gái thì không nên cố gắng sinh con trai bởi con nào cũng là con chỉ cần các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Người phụ nữ có những thiên chức không ai có thể thay thế được đó chính là thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, khi người phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ người đàn ông có trách nhiệm phải thương yêu chăm sóc vợ mình thật chu đáo. Tránh gây những áp lực khiến người phụ nữ bị căng thẳng, gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại cũng phải ra ngoài làm việc lo lắng kinh tế trong gia đình người đàn ông cần chia sẻ việc nhà với vợ mình để cuộc sống được cân bằng, hạnh phúc hơn.

Trong gia đình cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình để cuộc sống được hạnh phúc vẹn tròn đó chính là sự bình đẳng giới tuyệt vời nhất và là sự tiến bộ xã hội.

Bình luận (0)