Đề bài : Nghị luận xã hội về tính tự lập

NH
Xem chi tiết
MN
21 tháng 8 2022 lúc 20:44

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Quê hương được coi là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời ta, là nơi ta tìm về khi phong ba...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu khái niệm quê hương là gì?

Vai trò của quê hương:

+ Giúp cho ta cảm nhận được sự yêu thương của gia đình, là nơi gắn liền với tuổi thơ

+ Là nơi bình yên để ta trở về sau mỗi phong ba

+ Mang đến cho ta niềm tin, điểm tựa để ta vững bước vào đời

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Lấy dẫn chứng là đoạn thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân. 

Bàn luận mở rông:

Trái với sự coi trọng quê hương là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với quê hương?

Kết đoạn.

Trình bày vai trò của quê hương thêm một lần nữa.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
MN
19 tháng 8 2022 lúc 22:15

1. Cho thấy quê hương quan trọng như mẹ của chúng ta. Tác giả mong rằng chúng ta hãy yêu và trân trọng quê hương như cách chúng ta yêu thương mẹ.

2. 

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tự học là một trong những thói quen tốt trong học tập mà bất kì học sinh nào cần có...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu khái niệm tự học là gì?

Vai trò của tự học:

+ Giúp ta biết chủ động trong việc học

+ Giúp ta dễ dàng củng cố được kiến thức, ghi nhớ bài học

+ Rèn luyện tính tự giác

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Tự học trong mùa dịch Covid vừa qua. 

Bàn luận mở rông:

Trái với tự học là gì?

Bản thân em đã bao giờ tự học chưa?

Bài học em rút ra cho bản thân về vai trò của tự học?

Kết đoạn.

Trình bày 1 lần nữa vai trò của tự học.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
7 tháng 2 2021 lúc 20:50

Tham khảo thôi nhé:

I. Mở bài

- Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2. Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

 

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

3. Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

- Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.

- Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.

- Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:

- Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.

- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:

 

“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.

4. Mở rộng

- Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

III. Kết bài

- Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.

- Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
MN
28 tháng 1 2021 lúc 19:16

Tham khảo thôi nhé:

I. Mở bài:

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

II. Thân bài:

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.

Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

2. Bàn luận về tinh thần tự học.

a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp:

– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

– Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .

– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động:

Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết bài: Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa, học mãi”.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 1 2021 lúc 19:16

Gửi em tham khảo :

 

A, MB

- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình

B, TB

1, Những lợi ích của tự học

- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.

- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. 

- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình

Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.

2, Mở rộng, bình luận

- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. 

- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình

Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.

C, KB

Tổng kết vai trò của tự học.

Tóm lại, việc tự học là một phương pháp học quan trọng cần có ở moi người để có thể tự trang bị kiến thức cho mình và bước vào thế kỷ hội nhập.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
NL
28 tháng 12 2020 lúc 17:15

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu về tính tự lập. Khái quát ý kiến, nhận định cá nhân về tính tự lập và tầm quan trọng của tính tự lập đối với con người trong xã hội.

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

Tự lập là gì? Tự lập là làm việc học tập dựa vào chính mình, không nhờ cậy hoặc trông cây sự giúp đỡ của người khác. Là một đức tính, một lối sống tích cực và thiết yếu của những người có bản lĩnh. Tự lập thể hiện sự đảm đương, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bản thân mà không phải dựa dẫm, phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người khác.Lưu ý: Tự lập không phải là tự tách biệt mình hay giữ khoảng cách với người bên cạnh và không cần một sự giúp đỡ nào nhưng là sự tự chủ, tự gánh vác khi bản thân đã đủ sức làm tốt.

Biểu hiện của tính tự lập:

Tự quản lí tốt thói quen sinh hoạt cá nhân, không cần sự nhắc nhở của người thân (nghỉ ngơi và thức dậy đúng giờ, ăn uống đúng bữa, phân chia thời gian học tập và vui chơi hợp lí,...).Tự làm các công việc cá nhân vừa sức với bản thân (rửa bát đũa, nấu ăn, giặt ủi quần áo, mua sắm đồ dùng cá nhân,...).Tự tìm kiếm công việc, tự làm việc nuôi sống bản thân.Tự động não, xây dựng cho bản thân một kế hoạch làm việc, kiếm sống và chi tiêu hợp lí....

Lợi ích của việc tự lập:

Người tự lập sớm sẽ biết rõ giới hạn của bản thân, dễ thành công trong mọi việc.Khiến con người trở nên vững vàng trước mọi gian lao, thử thách.Khiến con người ngày càng trở nên bản lĩnh và được mọi người công nhận.Giúp con người cọ xát nhiều với cuộc sống, tự trải nghiệm, tích lũy được nhiều vốn sống.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm và vai trò của tính tự lập.

Bình luận (0)