nêu nghĩa bóng của câu: con hơn cha là nhà có phúc
giúp mình câu này nha các bạn!
Nêu ý nghĩa của câu:con hơn cha là nhà có phúc
giúp mình nha
“Con hơn cha là nhà có phúc” câu nói có ý nghĩa rằng, trong gia đình, nếu con cái giỏi giang và thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp thì đó là điều vô cùng may mắn và hạnh phúc.
Đây nha bạn !!!
nêu ý nghĩa câu: con hơn cha là nhà có phúc
giúp
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về câu tục ngữ, trước hết là nghĩa đen “Con hơn cha là nhà có phúc” câu nói có ý nghĩa rằng, trong gia đình, nếu con cái giỏi giang và thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp thì đó là điều vô cùng may mắn và hạnh phúc.
ý bóng nha b !
nêu ý nghĩa của câu : con cha như nhà có nóc.
Con có cha sẽ được sống và trưởng thành trong yên vui hạnh phúc. Con có cha như nhà có nóc là vậy. Sẽ bất hạnh và đau khổ vô cùng khi con mồ côi cha, hoặc vì lí do nào đó vắng bóng cha. Người con phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình phụ - tử, không được chăm sóc, bị hẫng hụt nhiều bề.
Mn ơi giúp mình câu này; câu thơ"Gian nan chi kể việc con con" Nêu nội dung và nghệ thuật của câu thơ,từ"gian nan" và "con con" có nghĩa là gì.Liên hệ việc học của em ( cái này thầy mình chỉ chi có mỗi câu này thôi mn ạ(
giải thích câu tục ngữ con hơn cha là nhà có phúc
xin lỗi các bạn vì thực ra đây là môn gdcd nhưng mình lên mạng ko tìm dc, các bạn giải thích ngắn gọn thôi nhe, ko phải viết thành bài đâu!!!
cảm ơn trước ạ
con là hơn cha thì nhà mới có phúc bạn ạ
bố mẹ tự hào về con trưởng thành VÍ DỤ nhé
-tôi chăm học nên bây giờ có nhiều tiền đi du lịch
CN VN của câu sau con hơn cha là nhà có phúc
con / hơn cha là nhà có phúc
CN VN
mọi người trả lời dùm mình với nhé Câu 1:viết 1 đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 câu trình bày cảm ngĩ của em của em về tình bạn qua bài thơ "bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến Câu 2 :viết 1 đoạn văn 10 đến 12 câu nêu cảm ngĩ của em về bài ca dao sau: "Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi Mai mình làm 1 tiết rồi nên giúp mình nhanh nhé
Câu 1:Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.
Câu 2:Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :
C1:
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
C2:
Thảo luận 1
[Văn 7] Cảm nghĩ về bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đìnhKho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó."Hãy nêu cảm nghĩ của mình về một tác phẩm văn học". Câu này theo mình nghĩ nó có trong đề kiểm tra học kì I đó nha các bạn. Mình khuyên các bạn nên về nhà ôn bài thật kĩ đi nhé! Để rồi đạt được điểm cao, ba mẹ vui mừng.
cô mk thì lại bảo là vào biểu cảm về người cơ
Cô mk kêu có thể là về tác phẩm văn học hoặc về người thân...
Chào bạn Nguyễn Dung nhé
Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia thành 2 nhóm là quả khô và quả thịt.
Quả khô
- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Phân loại: quả khô gồm 2 loại là quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ.
* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra giúp phát tán hạt.
+ Lưu ý: khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài ta không thu hoạch được.
+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải, …
* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra.
+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò, …
Quả thịt
- Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đầy thịt quả bên trong.
- Phân loại: quả thịt gồm 2 loại là quả mọng và quả hạch.
* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.
+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, quả đu đủ, …
* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt.
+ Ví dụ: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận, …
Câu 2 : tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 3 : Tại sao xương rồng có thể sống ở Sa Mạc ?
Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.
Câu 4 : nêu đặc điểm của tảo ?
- Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước
- Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành thân lá rễ và cũng chưa có mô điển hình
Câu 5 : so sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ?
Giống nhau : Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng
Khác nhau :
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu
Câu 6 : nêu vai trò của rêu
- Hình thành chất mùn để làm than đá.- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín ? nêu đặc điểm của mỗi nhóm.
Có 2 nhóm quả chính: quả khô và quả thịt.
- Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng.
+ Có 2 loại quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ.
- Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả
+ Quả gồm toàn thịt gọi là quả mọng
+ Quả có hạch cứng bọc lấy hạt gọi là quả hạch.
Câu 2 : Tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
- Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
- Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
- Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan.