Viết phương trình của đường thẳng (d) có hệ số góc bằng 7 và đi qua điểm M(2;-1)
Viết phương trình đường thẳng (d) có hệ số góc bằng 7 và đi qua điể m M(2:-1)
Gọi pt đt (d) là y=ax+b →có hệ số = 7 →pt có dạng y=7x+b →đi qua M → -1=7.2+b →b=-15→pt (d) :y=7x-15
Bài 4.
a) Lập phương trình đường thẳng (d) đi qua điểm M (-1; 3) và có hệ số góc bằng 2.
b) Lập phương trình đường thẳng (d) đi qua M(3; 5) và song song với đường thẳng (d’) có phương trình y = 2x
a) Gọi pt đường thẳng (d) là : \(y=ax+b\left(a\ne0\right)\)
Vì (d) có hệ số góc là 2 \(\Rightarrow a=2\Rightarrow y=2x+b\)
Vì đường thẳng d đi qua điểm \(M\left(-1;3\right)\)
\(\Rightarrow3=-2+b\Rightarrow b=5\Rightarrow y=2x+5\)
b) Gọi pt đường thẳng d là \(y=ax+b\left(a\ne0\right)\)
Vì \((d)\parallel (d')\Rightarrow a=2\Rightarrow y=2x+b\)
Vì đường thẳng d đi qua điểm \(M\left(3;5\right)\)
\(\Rightarrow5=6+b\Rightarrow b=-1\Rightarrow y=2x-1\)
Viết phương trình đường thẳng d biết d có hệ số góc bằng 2 và đi qua điểm A (2; 1)
A. y = − 2 x + 3
B. y = 2 x − 3
C. y = − 2 x – 3
D. y = 2 x + 5
Gọi phương trình đường thẳng d: y = a x + b
Vì d có hệ số góc bằng 2 nên a = 2 ⇔ y = 2 x + b
Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta có 2 . 2 + b = 1 ⇔ b = − 3
Nên d: y = 2 x − 3
Đáp án cần chọn là: B
Viết phương trình đường thẳng d biết d có hệ số góc bằng −4 và đi qua điểm A (3; −2)
A. y = − 4 x + 10
B. y = 4 x + 10
C. y = − 4 x – 10
D. y = − 4 x
Gọi phương trình đường thẳng d: y = a x + b
Vì d có hệ số góc bằng −4 nên a = − 4 ⇒ y = − 4 x + b
Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta có − 4 . 3 + b = − 2 ⇒ b = 10
Nên d: y = − 4 x + 10
Đáp án cần chọn là: A
Phương trình đường thẳng cần tìm có hệ số góc là \(-\frac{1}{2}\)nên có dạng \(y=-\frac{1}{2}x+a\)
Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left(d_1\right)\&\left(d_2\right)\)là: \(x+3=2x-1\)\(\Leftrightarrow x=4\)
\(\Rightarrow y=x+3=4+3=7\)
Vậy giao điểm của \(\left(d_1\right)\&\left(d_2\right)\)là điểm \(\left(4;7\right)\)
Mà \(\left(d\right):y=-\frac{1}{2}x+a\)đi qua điểm \(\left(4;7\right)\)nên ta thay \(x=4;y=7\)vào hàm số, ta có:
\(7=-\frac{1}{2}.4+a\)\(\Leftrightarrow a=9\)
Vậy phương trình đường thẳng cần tìm là \(\left(d\right):y=-\frac{1}{2}x+9\)
Vì (d) có hệ số góc bằng -1/2 nên a=-1/2
Vậy: (d): y=-1/2x+b
Tọa độ giao điểm của (d1) và (d2) là:
\(\left\{{}\begin{matrix}2x-1=x+3\\y=x+3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=4\\y=7\end{matrix}\right.\)
Thay x=4 và y=7 vào (d), ta được: b-2=7
hay b=9
Viết phương trình đường thẳng d có hệ số góc bằng - 1/2 và đi qua giao điểm của hai đường thẳng (d1): y= x + 3 và (d2): y= 2x -1
Viết phương trình đường thẳng (d) có hệ số góc bằng -1/2 và đi qua giao điểm của hai đường thằng (d1): y = x + 3; (d2): y = 2x - 1
Viết phương trình đường thẳng (d) có hệ số góc là m và đi qua điểm A(2;3)
viết phương trình của đường thẳng y= ax+b có hệ số góc bằng -2 và đi qua điểm a(-1;2)
Vì hệ số góc bằng -2 nên a=-2
hay y=-2x+b
Thay x=-1 và y=2 vào y=-2x+b, ta được:
\(-2\cdot\left(-1\right)+b=2\)
hay b=0
Vậy: y=-2x
Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn:
a) Đi qua điểm A( \(\dfrac{1}{2};\dfrac{7}{4}\) ) và song song với đường thẳng y = \(\dfrac{3}{2}x\)
b) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3 và đi qua điểm B(2;1)
c) Có hệ số góc bằng 3 và đi qua điểm P(\(\dfrac{1}{2};\dfrac{5}{2}\) )
d) Có tung độ gốc bằng -2,5 và đi qua điểm Q(1,5 ; 3,5)
e) Đi qua điểm M(1; 2) và N(3; 6)
Gọi (d): y = ax + b là đường thẳng cần viết
a) Do (d) song song với đường thẳng y = 3x/2 nên a = 3/2
⇒ (d): y = 3x/2 + b
Do (d) đi qua A(1/2; 7/4) nên:
3/2 . 1/2 + b = 7/4
⇔ 3/4 + b = 7/4
⇔ b = 7/4 - 1/4
⇔ b = 1
Vậy (d): y = 3x/2 + 1
b) Do (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ là 3 nên b = 3
⇒ (d): y = ax + 3
Do (d) đi qua điểm B(2; 1) nên:
a.2 + 3 = 1
⇔ 2a = 1 - 3
⇔ 2a = -2
⇔ a = -2 : 2
⇔ a = -1
Vậy (d): y = -x + 3
c) Do (d) có hệ số góc là 3 nên a = 3
⇒ (d): y = 3x + b
Do (d) đi qua P(1/2; 5/2) nên:
3.1/2 + b = 5/2
⇔ 3/2 + b = 5/2
⇔ b = 5/2 - 3/2
⇔ b = 1
Vậy (d): y = 3x + 1
d: Gọi (d): y=ax+b(\(a\ne0\))
(d) có tung độ gốc là -2,5 nên (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ là -2,5
Thay x=0 và y=-2,5 vào (d), ta được:
\(a\cdot0+b=-2,5\)
=>b=-2,5
=>y=ax-2,5
Thay x=1,5 và y=3,5 vào y=ax-2,5; ta được:
\(a\cdot1,5-2,5=3,5\)
=>\(a\cdot1,5=6\)
=>a=4
Vậy: (d): y=4x-2,5
e: Thay x=1 và y=2 vào (d), ta được:
\(a\cdot1+b=2\)
=>a+b=2(1)
Thay x=3 và y=6 vào (d), ta được:
\(a\cdot3+b=6\)
=>3a+b=6(2)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}a+b=2\\3a+b=6\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}3a+3b=6\\3a+b=6\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2b=0\\a+b=2\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}b=0\\a=2-b=2-0=2\end{matrix}\right.\)
Vậy: (d): y=2x