Những câu hỏi liên quan
HB
Xem chi tiết
NH
4 tháng 6 2018 lúc 12:16

  a) Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

    - Giống:

      + Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành.

      + Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.

      + Diện tích rộng.

    - Khác:

      + Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.

      + Địa hình:

        • Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.

        • Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

  b) Đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

      + Có tổng diện tích 15.000km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên).

      + Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

      + Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
LN
31 tháng 3 2017 lúc 20:51

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
H24
14 tháng 3 2021 lúc 14:34

Tham khảo nha

a, Địa hình Bắc Mĩ:

- Chia làm 3 khu vực rõ rệt:

+ Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: cao, đồ sộ, hiểm trở và có nhiều khoáng sản.

+ Miền đồng bằng ở giữa: rộng lớn, hình lòng máng khổng lồ và có nhiều hồ lớn, sông dài.

+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.

Địa hình Nam Mĩ:

- Chia làm 3 khu vực địa hình:

+ Miền núi trẻ ở phía tây, điển hình là dãy An-đet: Cao, đồ sộ nhất châu Mĩ. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên.

+ Miền đồng bằng ở giữa: Cao dần về phía dãy An-đet, gồm chuỗi các đồng bằng rộng lớn như đồng bằng A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta,... Đồng bằng A-ma-dôn rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

+ Các sơn nguyên ở phía đông, điển hình là sơn nguyên Guy-a-na và Bra-xin đc hình thành từ lâu đời: Sơn nguyên Guy-a-na là 1 miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ. Rìa phía đông sơn nguyên có các dãy núi xen các cao nguyên.

b, 

* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

 

Bình luận (1)
MN
Xem chi tiết
NK
11 tháng 4 2022 lúc 23:56

Tham Khảo

Câu 2:

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 1:

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao  hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình  núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. - Vòng cung.  
Bình luận (0)
KS
12 tháng 4 2022 lúc 10:53

refer

Câu 2:

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 1:

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. - Vòng cung.  

Bình luận (0)
KA
12 tháng 4 2022 lúc 11:40

Refer

Câu 1:

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao  hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình  núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. - Vòng cung.  

Câu 2:

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
TV
6 tháng 12 2021 lúc 8:10

giúp mình ,mình càn gấpkhocroi

Bình luận (3)
TV
6 tháng 12 2021 lúc 22:04

batngo

Bình luận (0)
B7
Xem chi tiết
H24
20 tháng 3 2022 lúc 15:39

Tham khảo:

– Giống nhau: 

Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau:

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Bình luận (1)
VA
20 tháng 3 2022 lúc 15:39

Tham khảo

Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa  phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

Trung và Nam Mĩ: ĐB A-ma-dôn, Pam-pa… - ở phía Tây dãy Cooc-đi-e chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ. - đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

Bình luận (0)
LS
20 tháng 3 2022 lúc 15:40

Tham khảo

Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

- Hệ thống núi trẻ, cao ở phía Tây

+ Bắc Mĩ: Hệ thống Cooc-đi-e

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: Hệ thống An- đét

- Đồng bằng ở giữa

+ Bắc Mĩ: ĐB Trung tâm

+ Trung và Nam Mĩ: ĐB A-ma-dôn, Pam-pa…

- Sơn nguyên, núi già ở phía Đông

+ Bắc Mĩ: Núi già A-pa-lat và sơn nguyên trêm bđ La-bra-do

+ Trung và Nam Mĩ: Các sơn nguyên Guy-a-na, Bra-xin

Khác nhau:

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

- phía đông là núi già và sơn nguyên

- ở phía Tây dãy Cooc-đi-e chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ.

- đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

- phía đông là các cao nguyên

-Hệ thống An-det chỉ chiếm 1 phần nhỏ diện tích Nam Mĩ

- Các đồng bằng có độ cao tương đối bằng nhau,   nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Bình luận (3)
KD
Xem chi tiết
DC
1 tháng 10 2019 lúc 2:40

Hai loài sinh vật sống ở khu vực địa lí giống nhau có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau là vì điều kiện sinh thái khác nhau nên chọn lọc tự nhiên đã tác động theo các hướng khác nhau.

Chọn B.

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
LL
16 tháng 5 2021 lúc 17:43

a) Vị trí

- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích hơn 10 triệu km2

-Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến từ vĩ độ 360B – 710B.
 

- Tiếp giáp:
+Bắc giáp Bắc Băng Dương
+Nam giáp biển Địa Trung Hải
+Tây giáp Đại Tây Dương
+Đông giáp châu Á

- Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran.

-Địa hình chủ yếu là đồng bằng.Bờ biển lại cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.

b) Địa hình

- Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông, gồm đồng bằng tây Trung Âu và Đông Âu.

- Núi già ở phía Bắc và Trung Tâm

- Núi trẻ ở phía tây, Nam và Trung Âu.
còn so sánh thì mình ko biết =.="


 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
13 tháng 8 2023 lúc 19:52

Tham khảo

- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:

+ Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

+ Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.

- Kể tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta:

+ Dãy núi: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, dãy Trường Sơn Nam,..

+ Cao nguyên: Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Lâm Viên,…

+ Đồng bằng: ĐB. Sông Hồng. ĐB. Sông Cửu Long. ĐB. Duyên hải miền Trung,…

Bình luận (0)
VH
13 tháng 8 2023 lúc 19:53

Tham khảo

- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:

+ Địa hình đồi núi chiếm ưu thế

+ Địa hình nước ta được nâng lên ở giai đoạn Tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

+ Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Địa hình nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của con người.

- Kể tên một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta:

+ Dãy núi: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, dãy Trường Sơn Nam,..

+ Cao nguyên: Cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Lâm Viên,…

+ Đồng bằng: ĐB. Sông Hồng. ĐB. Sông Cửu Long. ĐB. Duyên hải miền Trung,…

 
Bình luận (0)