Những câu hỏi liên quan
AL
Xem chi tiết
BT
27 tháng 11 2016 lúc 16:25

A.Mởi bài:
_ Bàn là hiện nay là một vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày của chúng ta.
_ Là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo. Khi nhiệt đọ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên, giãn nở ta và làm mất nếp nhăn.
B.Thân bài
1.Nguồn gốc:
_. Những cái chảo bằng kim loại có đổ than nóng lên trên đã được sử dụng ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ nhất trước CN. Vào cuối TK 19 đầu TK 20, người ta đã bắt đầu sử dụng bàn ủi được đốt nóng bởi xăng, cồn, ga, dầu cá....Mặc dù những chiếc bàn ủi chạy bằng xăng, dầu rất nguy hiểm nhưng chúng vẫn được dùng phổ biến ở Mỹ những năm thế chiến thứ II. Vào ngày 16/2/1858, W. Vandenburg, và J. Harvey đã có bằng sáng chế về bàn ủi giúp là ống quần và cổ áo dễ dàng hơn.

Ngày nay những chiếc bàn ủi đã được phát triển với nhiều cải tiến để làm cho việc ủi quần áo trở nên an toàn và thuận tiện hơn.
2.Cấu tạo:
- nguồn sinh điện:trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken.tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Mà được đặt cách điện với vỏ
- vỏ:làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiền.mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.
- bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: bộ phận này gồm một rơ-le dạng băng kép. khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra,mạch điện bị cắt. khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện.bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.
- đèn báo hiệu: ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo ,khi có điện vào bàn là thì đèn sáng.
3.sử dụng và bảo quản:
trước khi sử dụng, cần kiểm tra để bào đảm an toàn:
- kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không
- kt xem có rò điện ra vỏ bàn là không
- đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là
- đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là(nếu có)

- cắm điện vào bàn là,chờ vài phút cho nóng thì dùng
- trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là
- một số loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là sẽ bị nhiễm điện (tĩng điện) rất mạnh và dính theo bàn là.đối với loại vải này phải phun nước cho ẩm trước khi là
- khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là
khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.

Bình luận (0)
LP
27 tháng 11 2016 lúc 20:22

bàn là điện là một vật dụng cần cho sinh hoạt trong gia đình.
cấu tạo
gồm các bộ phận:
- nguồn sinh điện:trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken.tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau.có trừong hợp dùng sợi dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo , được đặt cách điện với vỏ.có trường hợp sợi dây dẹt,quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ.
- vỏ:làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiền.mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.
- bộ phận phun hơi nước:một số bàn là có bộ phận phun hơi ưước vào vật được là.bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là.khi cắm điện vào,bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ở hai lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.
- bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: bộ phận này gồm một rơ-le dạng băng kép. khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra,mạch điện bị cắt. khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện.bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.
- đèn báo hiệu: ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo ,khi có điện vào bàn là thì đèn sáng.
sử dụng và bảo quản:
trước khi sử dụng, cần kiểm tra để bào đảm an toàn:
- kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không
- kt xem có rò điện ra vỏ bàn là không
- đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là
- đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là(nếu có)
- cắm điện vào bàn là,chờ vài phút cho nóng thì dùng
- trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là
- một số loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là sẽ bị nhiễm điện (tĩng điện) rất mạnh và dính theo bàn là.đối với loại vải này phải phun nước cho ẩm trước khi là
- khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là
khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.

Bình luận (0)
LA
27 tháng 11 2016 lúc 21:19

bàn là điện là một vật dụng cần cho sinh hoạt trong gia đình.
cấu tạo
gồm các bộ phận:
- nguồn sinh điện:trong bàn là có một sợi dây điện trở làm bằng hợp kim crôm-niken.tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau.có trừong hợp dùng sợi dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo , được đặt cách điện với vỏ.có trường hợp sợi dây dẹt,quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ.
- vỏ:làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kiền.mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng.
- bộ phận phun hơi nước:một số bàn là có bộ phận phun hơi ưước vào vật được là.bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là.khi cắm điện vào,bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ở hai lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.
- bộ phận điều chỉnh nhiệt độ: bộ phận này gồm một rơ-le dạng băng kép. khi bàn là nóng đến nhiệt độ nào đấy thì băng kép cong lên và tiếp điểm bị tách ra,mạch điện bị cắt. khi bàn là nguội đến nhiệt độ quy định, băng kép lại trở về vị trí cũ và lại đóng mạch điện.bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. khi xoay núm này ta làm cho tiếp điểm chóng hoặc chậm được ngắt.
- đèn báo hiệu: ở trong tay cầm bàn là thường có một đèn báo ,khi có điện vào bàn là thì đèn sáng.
sử dụng và bảo quản:
trước khi sử dụng, cần kiểm tra để bào đảm an toàn:
- kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hở không
- kt xem có rò điện ra vỏ bàn là không
- đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là
- đổ nước vào lỗ quy định của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là(nếu có)
- cắm điện vào bàn là,chờ vài phút cho nóng thì dùng
- trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là
- một số loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu để khô mà là sẽ bị nhiễm điện (tĩng điện) rất mạnh và dính theo bàn là.đối với loại vải này phải phun nước cho ẩm trước khi là
- khi ngừng là hoặc là xong, phải để bàn là lên một vật kê chịu được nhiệt độ cao và nhẵn để không làm xước mặt bàn là
khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng bàn là.

Bình luận (0)
CD
Xem chi tiết
MN
9 tháng 12 2021 lúc 14:46

Em tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.

 

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. Kết bài

Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
LD
19 tháng 11 2024 lúc 20:36
I. Mở bài:

Giới thiệu về đại dịch và tác động của nó:

Nêu khái quát về đại dịch và ảnh hưởng sâu rộng của nó đối với xã hội, đời sống con người. Chỉ ra rằng trong khó khăn, hoạn nạn, chính tình người, sự sẻ chia và lòng nhân ái đã làm vơi đi nỗi đau và giúp con người vượt qua thử thách.

Giới thiệu câu chuyện sẽ kể:

Đề cập đến một câu chuyện cảm động mà em chứng kiến hoặc nghe kể, trong đó thể hiện rõ tình người trong đại dịch. Khơi gợi sự chú ý và cảm xúc của người đọc, chuẩn bị cho phần thân bài.

Ví dụ mở bài:

Đại dịch COVID-19 đã mang đến những thử thách lớn lao cho toàn nhân loại. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những lúc khó khăn nhất, tình người lại chính là ngọn lửa sưởi ấm, giúp chúng ta vượt qua. Hôm nay, tôi muốn kể lại một câu chuyện về tình người trong hoạn nạn, mà tôi đã chứng kiến trong chính đại dịch này – một câu chuyện về lòng tốt và sự sẻ chia trong thời điểm đầy gian khó.

II. Thân bài:

Kể câu chuyện về tình người trong đại dịch:

Giới thiệu hoàn cảnh, sự kiện: Miêu tả về tình hình đại dịch và hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà nhân vật chính (hoặc những người trong câu chuyện) gặp phải. Ví dụ: Các bệnh viện quá tải, người dân bị cách ly, nhiều người mất việc làm, khó khăn trong việc kiếm sống… Những hành động thể hiện tình người: Kể về những người đã giúp đỡ, sẻ chia với cộng đồng trong thời gian đại dịch. Ví dụ: Người bác sĩ không quản ngại khó khăn để cứu chữa bệnh nhân, người dân tự nguyện ủng hộ vật phẩm cho những người nghèo, những tổ chức từ thiện hỗ trợ tiền bạc, thực phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn. Cảm xúc và suy nghĩ của em về tình người trong câu chuyện: Em cảm nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn trong cộng đồng. Những hành động này không chỉ giúp người nhận mà còn làm ấm lòng người cho đi.

Ý nghĩa của câu chuyện:

Tình người trong đại dịch là nguồn động viên lớn lao, làm giảm bớt sự lo âu, căng thẳng của mọi người. Nó thể hiện sức mạnh của lòng nhân ái, sự đoàn kết và sẻ chia trong hoạn nạn, qua đó làm nổi bật giá trị của tình người trong cuộc sống. III. Kết bài:

Tóm tắt lại câu chuyện và những suy nghĩ của em:

Nhắc lại ý nghĩa của tình người trong đại dịch, nhấn mạnh những hành động nhân ái, sẻ chia mà em đã chứng kiến. Đưa ra nhận xét về giá trị của tình người trong những thời khắc khó khăn nhất.

Khẳng định thông điệp về tình người:

Trong đại dịch, tình người chính là ánh sáng giúp mọi người vượt qua bóng tối của hoạn nạn, là yếu tố quyết định khiến xã hội mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Lời kêu gọi mọi người tiếp tục đoàn kết, sẻ chia và giúp đỡ nhau trong những thời điểm khó khăn.

Ví dụ kết bài:

Từ câu chuyện về tình người trong đại dịch, tôi nhận ra rằng dù thế giới có bao nhiêu thử thách, khổ đau, thì tình thương giữa con người với con người luôn là nguồn sức mạnh vô giá. Những hành động tử tế, những cử chỉ quan tâm, dù là nhỏ bé, nhưng lại có thể giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Tôi tin rằng, nếu tất cả chúng ta biết yêu thương và sẻ chia, thì dù là trong đại dịch hay bất kỳ hoàn cảnh nào, tình người sẽ luôn chiến thắng, giúp chúng ta vững vàng bước tiếp.

4o mini
Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
PT
18 tháng 11 2021 lúc 7:38
I. Dàn Ý Cảm Nghĩ Của Em Về Tình Bạn, Mẫu Số 1:1. Mở bài

- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá

- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

2. Thân bài

- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.

- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.

- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.

- Bạn chính là người thầy của chúng ta

- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.

- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.

- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.

- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công

3. Kết bài

- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời

- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ

                                    Chúc bạn làm bài tốt

Bình luận (0)
LD
19 tháng 11 2024 lúc 20:35
. Mở bài: Giới thiệu về tình bạn bè, thầy trò, cha mẹ - mẹ con và ý nghĩa của những mối quan hệ này trong cuộc sống. Khẳng định rằng tình cảm giữa những mối quan hệ trên luôn là những sợi dây vô hình nhưng mạnh mẽ, giúp con người vượt qua thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Nêu câu chuyện mà em sẽ kể, gợi sự chú ý của người đọc.

Ví dụ mở bài:

Trong cuộc sống này, có những tình cảm thật thiêng liêng và gắn bó mà ta không thể nào thiếu được. Đó chính là tình bạn bè, tình thầy trò và tình cha mẹ - con cái. Mỗi mối quan hệ đều có những kỷ niệm và câu chuyện đặc biệt khiến chúng ta xúc động. Hôm nay, tôi muốn kể về một câu chuyện cảm động về tình bạn chân thành mà tôi đã được chứng kiến và tự mình trải nghiệm, một tình bạn mà tôi sẽ mãi không quên.

II. Thân bài:

Kể câu chuyện cảm động về tình bạn bè, thầy trò, cha mẹ - mẹ con:

Câu chuyện về tình bạn bè: Giới thiệu về bạn thân của em hoặc một người bạn trong lớp có hành động nghĩa cử đẹp khiến em xúc động. Miêu tả hoàn cảnh, sự việc dẫn đến hành động của người bạn. Phân tích cảm xúc của em và sự thay đổi trong suy nghĩ của em sau sự kiện đó. Câu chuyện về tình thầy trò: Kể một lần thầy cô giúp đỡ em vượt qua khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống. Miêu tả sự quan tâm, tình thương của thầy cô và cách họ thể hiện sự hỗ trợ. Phân tích cảm xúc của em về sự chăm sóc của thầy cô và vai trò của thầy cô trong cuộc đời em. Câu chuyện về tình cha mẹ - mẹ con: Kể lại một kỷ niệm sâu sắc với cha mẹ, mẹ hoặc cha đã hy sinh vì con cái. Miêu tả tình yêu thương và sự chăm sóc mà cha mẹ dành cho em. Chia sẻ cảm xúc của em khi nhận ra tình cảm thiêng liêng của cha mẹ.

Ý nghĩa của câu chuyện:

Nêu bật thông điệp về sự quan tâm, tình yêu thương trong mối quan hệ bạn bè, thầy trò và cha mẹ - mẹ con. Phân tích sự thay đổi trong nhận thức của em về tình cảm và giá trị của tình bạn, thầy trò, cha mẹ - con cái. III. Kết bài: Tóm tắt lại câu chuyện và cảm xúc của em về tình bạn bè, thầy trò, cha mẹ - mẹ con. Khẳng định lại vai trò quan trọng của các mối quan hệ này trong cuộc sống. Nêu lên suy nghĩ và cảm xúc của em về sự trân trọng và biết ơn đối với những người xung quanh.

Ví dụ kết bài:

Qua câu chuyện này, tôi nhận thấy rằng tình bạn, tình thầy trò và tình cha mẹ - mẹ con đều có sức mạnh vô hình nhưng to lớn. Những tình cảm ấy giúp chúng ta vượt qua những lúc khó khăn, mang lại cho chúng ta niềm tin và sức mạnh để tiếp tục bước đi trong cuộc sống. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi có những người bạn, những thầy cô và những bậc cha mẹ luôn yêu thương và đồng hành cùng mình. Tôi sẽ trân trọng và gìn giữ những mối quan hệ này suốt đời, vì chúng chính là nguồn động lực giúp tôi vững bước trong cuộc sống.

4o mini
Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
H24
6 tháng 11 2018 lúc 13:43

I. Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em
Ví dụ:
Nhà em có một khu vườn, khu vườn được ông em tạo nên từ một mảnh đất trống bên nhà. Khu vườn là món quà đặc biệt mà ông đã mang lại cho tuổi thơ tôi, khiến tuổi thơ tôi trở nên tươi đẹp hơn. Em rất là yêu quý khu vườn, ku vườn như một phần cuộc sống của em, mỗi khi sáng sớm em đều ra vườn hít không khí trong lành.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về vườn nhà em
1. Tả sơ lược về khu vườn

Khu vườn nhà em rộng khoảng 100m2Khu vườn có rất nhiều hoa lá, cây cối và cây ăn tráiKhu vườn là tâm huyết của ôngKhu vườn rất đẹp, có rất nhiều chim và bướm đến thăm

2. Vai trò của vườn đối với em và gia đình em

Nhà em thường ăn rau trong vườn, quả trong vườn và hái rau trong vườn để cắmMỗi trưa hè nhà em đều ra vườn hóng mátMẹ em và bà còn hái rau và quả trong vườn để biếu hoặc bán

3. Khu vườn qua bốn mùa

Mỗi mùa khu vườn có một đặc điểm khác nhauKhu vườn rất xinh đẹpMỗi mua mang mỗi màu khác nhau

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
Ví dụ: 
Em rất yêu khu vườn. em sẽ chăm sóc khu vườn thật tốt.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về khu vườn nhà em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt. tk mn nha !

Bình luận (0)
TU
Xem chi tiết
ND
23 tháng 11 2016 lúc 5:52

Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.

 

Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống,thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.

Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cơ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, vừa qua chúng ta có tổ chức chương trình Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam chị Diệu Ngọc đăng quang Hoa hậu áo dài Việt Nam, chị sẽ mang những kiến thức mình có, sự thông minh và chiếc áo dài duyên dáng để đại diện cho Việt Nam thi hoa hậu thế giới, tự hào biết bao khi nhìn thấy trang phục truyền thống của Việt Nam được mặc trong những cuộc thi lớn đến vậy, ngoài chị Diệu Ngọc thì trong ngôi nhà chung của Hoa Khôi Áo Dài nhìn các chị trông ai cũng thật đẹp và duyên dáng trong tà áo dài truyền thống đầy màu sắc.

Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy pháy huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.

 

Bình luận (0)
LA
23 tháng 11 2016 lúc 13:01

I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...

II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài

III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...

Bình luận (0)
LV
23 tháng 11 2016 lúc 16:24

I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...

II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài

III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...

Bình luận (0)
LC
Xem chi tiết
MN
24 tháng 12 2021 lúc 9:08

Em tham khảo:

I. Mở bài 

- Giới thiệu về tên phim đó (mình đặc biệt tâm đắc bộ phim "Father And Daughter Oscar 2000 (Cha và con gái) " ) bạn có thể tham khảo bộ phim này nhé ! °^°

II. Thân bài

- Đạo diễn của bộ phim đó,năm được công chiếu vào khi nào?

- Những nhân vật chính của bộ phim đó là ai (có thể là hoạt hình hoặc người thật ) (người cha và con gái ,được chiếu trên các nét vẽ đơn giản,chỉ có 2 màu đen và trắng ) 

- Độ dài của bộ phim đó (chỉ vỏn vẹn 8 phút nhưng đã thực sự lấy đi rất nhiều nước mắt người xem).

- Nội dung chính của bộ phim là gì ?

(Tình cảm vĩ đại của hai cha con trước sự cách ly nhưng những yêu thương và tình cảm thiêng liêng của người con gái cho người cha đã đi xa....)  

- Bắt đầu câu chuyện của bộ phim như thế nào?

(Là cảnh mà người cha đi xa ,lúc đó cô con gái còn rất nhỏ ,cầm quả bóng bay mà níu kéo không được ) 

- Diễn biến câu chuyện như thế nào?

(Những tháng năm sau đó,người con gái vẫn luôn chờ đợi người cha,thế nhưng từ lúc bé xíu đến lúc trưởng thành,cô bé rất hay ra nơi mà họ từ biệt nhau để chờ,thé nhưng chờ mãi cũng không thấy bóng cha 

- Bộ phim được kết thúc ra sao?

+ Người con gái già đi,trở thành bà lão lúc đó mới gặp được cha ( đoạn này mình thấy hơi phi lý xíu...) 

+ Tiếng nhạc rất bắt tai,khiến người nghe tập trung hơn trong phim.

- Có thể miêu tả về cha,con và những cảnh trong bộ phim (đừng ham hói viết cái này quá mức là được). 

- Ý nghĩa nhân văn cao đẹp của bộ phim 

+ tình con cha vĩ đại và thiêng liêng không bao giờ bị phai mờ bởi thời gian 

+.....

+...( bạn tự nghĩ thêm nha...)

- Các giải thưởng mà bộ phim này đặt đuoẹc là (bạn tìm hiểu thêm nahaa) 

...

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nhân văn của bộ phim,Đồng thời ca ngợi đạo diễn và các nhà sản xuất đã sáng tạo ts một bô phim đẹp đẽ tình người như vậy 

 - Suy nghĩ và cảm xúc của em khi xem bộ phim dó như thế nào?

Bình luận (0)
HB
Xem chi tiết
H24
18 tháng 10 2017 lúc 21:21

Mở bài :

- Giới thiệu cô giáo mà em yêu quý .

- Kể hoàn cảnh của cô và nêu lý do tại sao em lại yêu quý cô .

Thân bài :

- Miêu tả những đặc điểm nổi bật về cô :

         + Khuôn mặt , đôi mắt , ....

         + Cách ăn mặc

         + ...

- Nêu tính tình của cô .

- Nêu những kỉ niệm mà em nhớ về cô .

- Nay em đã lên lớp 6 tình cảm của em đối với cô ra sao .

Kết bài : 

- Nêu cảm nghĩ về cô ( Cô là người mẹ thứ hai của em ) .

- Nêu lời hứa phấn đấu học tập để đền ơi cô .

Bình luận (0)
H24
18 tháng 10 2017 lúc 21:13

 *  Mở bài:

   Cô giáo Thương là người dạy em năm lớp Năm. Em rất yêu và kính trọng cô.

   *  Thân bài:

   - Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đây là màu mà cô ưa thích nhất.

   - Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.

   - Khuôn mặt: trái xoan, nổi bật là đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.

   - Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.

   - Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chỉ cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.

   *  Kết bài:

   Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất yêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).



 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 10 2017 lúc 21:53

1. Phần Mở bài

Từ năm lớp 1 đến nay, em được học với rất nhiều thầy cô giáo. Từ khi lên lớp 6, mỗi thầy cô dạy lớp em một bộ môn.

Thầy cô nào cũng để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Trong đó, cô chủ nhiệm kiêm dạy môn Văn là người để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất.

2. Phần Thân bài

a). Giới thiệu về cô chủ nhiệm

- Cò chủ nhiệm lớp em tên là Nguyễn Hồng Khanh.

Năm nay, cô khoảng 36 tuổi.

- Cô đã có một em nhỏ. Năm nay, bé 3 tuổi.

Cô có khuôn mặt trái xoan, mũi thẳng, đôi môi lúc nào cũng hồng hồng một cách tự nhiên.

- Mái tóc cô dài đến gấu áo, được cặp sau gáy gọn gàng.

- Khi lên lớp, cô thường mặc bộ áo dài màu xanh có thêu nổi những bông hoa nho nhỏ.

- Cô đi đôi giày màu đen sạch sẽ.

b). Kể về những việc làm của cô

* Khi ở trường

- Hôm nào đến lớp, em cũng đã thấy cô ở trường.

Khi các bạn sắp hàng vào lớp, cô luôn nhắc nhở chúng em đứng ngay ngắn, không trêu chọc nhau, không nói chuyện riêng.

- Em nhớ buổi nhận lớp đầu tiên, cô cẩn thận phát cho mỗi bạn trong lớp một tờ giấy nhỏ. Cô yêu cầu chúng em viết đầy đủ thông tin như trong tờ giấy đã yêu cầu. Nhờ có những thông tin cá nhân đó, cô có thể liên hệ với gia đình phụ huynh vào bất cứ lúc nào.

- Em ấn tượng nhất với bài học đầu tiên cô giảng. Bài học hôm đó là Con Rồng cháu Tiên. Với giọng ấm, nhẹ nhàng, cô đưa chúng em về với miền đất Lạc Việt xưa, về với cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ buổi bình minh của lịch sử. Bài cô giảng đã cho em một bài học thấm thía về cội nguồn các dân tộc. Dẫu người miền núi hay miền xuôi, người nông thôn hay thành thị thì 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam này đều từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra. Rồi còn biết bao bài giảng cô thổi hồn vào đó, làm chúng em thấy yêu hơn gia đình, thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước...

Cô không chỉ giảng bài hay, cô còn là người yêu thương và quan tâm hết mực đến học sinh của mình. Cô nắm vững hoàn cảnh gia đình của từng bạn trong lớp. Cô phát động lớp góp quỹ bằng cách gom những đồ có thể bán cho hàng ve chai. Quỹ đó dùng để mua đồ dùng học tập giúp đở cho những bạn có hoàn cảnh quá khó khăn.

- Cô chọn những bạn học giỏi trong lớp và phân công các bạn kèm cặp cho những bạn học còn yếu. Nhờ vậy, kết quả học tập của cả lớp tương đối đều. Lớp em thường được xếp hạng Nhất hoặc Nhì trong toàn trường.

- Trong các buổi lớp em lao động, bao giờ cô cũng phân công rất cụ thể cho từng tổ, thậm chí có việc cô còn giao cho từng cá nhân.

Cô tham gia lao động rất nhiệt tình. Giờ giải lao, cô còn mang ra cho lớp một thùng nước trà đá để cả lớp uống thoải mái. Cuối buổi, cô tổng kết, khen chê rõ ràng đúng người đúng việc.

* Khi ở nhà

- Thỉnh thoảng chúng em đến thăm cô. Nhìn nhà cửa cô gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp, em hiểu cô là một người phụ nữ đảm đang.

- Trước sân nhà cô có một mảnh vườn nho nhỏ. Trên đó, cô trồng các loại rau thơm. Loại rau nào cũng đều xanh tốt.

- Trên hiên nhà có mấy chậu hoa hồng. Những cây hồng cao khoảng gần một mét. Trên đó có rất nhiều nụ đang chúm chím. Chỉ ít ngày nữa thôi, chắc chắn những nụ hoa ấy sẽ nở thành nhừng bông hồng tuyệt đẹp.

3. Phần Kết bài

- Em yêu thương và kính trọng cô chủ nhiệm của em.

- Cô đúng là người mẹ thứ hai của chúng em.

- Cô là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

- Sau này, lớn lên, đi đâu, học ở đâu, em vẫn sẽ mãi mãi lưu giữ trong tim hình ảnh cô chủ nhiệm Nguyễn Hồng Khanh của mình.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
QS
26 tháng 11 2016 lúc 18:42

Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sông con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 7, tập một.
Thản bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. + Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. + Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 7 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. . + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tê quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp7 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 7, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thê kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ớ phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách. + Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuôn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.


 

Bình luận (0)
QH
15 tháng 12 2017 lúc 20:41

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”. Bài thơ dược ra đời trong thời kì chống Pháp. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng lại được dịch theo thể thơ lục bát

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

câu thơ đầu tiên Bác đã đưa chúng ta đến dòng sông ấy ánh trăng ấy để cùng cảm nhận thưởng thức cảnh đẹp cùng Bác. Lời thơ thật tự nhiên nhưng cũng thật tinh tế khiến cho chúng ta cảm nhận được bài thơ một cách chân thật nhất. Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Bác không ngắm trăng một cách đơn giản chìm đắm như bao người khác mà người đó đang mang nặng một nỗi lòng đất nước. Giữa đất trời đang đẹp tươi đang tràn ngập không khí mùa xuân thì bác cùng những người chiến sĩ đang bàn việc nước. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)