Bài viết số 4 - Văn lớp 8

AA
Xem chi tiết
MN
21 tháng 8 2022 lúc 21:41

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Bốn mùa trong năm, nếu như mùa xuân có khí hậu ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa đông lạnh giá thì em lại thích nhất mùa thu - mùa có khí hậu dễ chịu nhất trong năm...)

Thân bài:

Nêu ra các lí do em thích mùa thu:

+ Được đi khai trường

+ Được đón tết trung thu

+ Được cảm nhận những cơn gió heo may và ngắm cây thay lá

+ Cảnh vật yên bình, thong thả trôi đi...

Em có thể nêu ra vài kỉ niệm của em ở mùa thu?

Nêu cảm xúc của em về mùa thu:

 Vui vẻ, hào hứng được đón chào khí hậu dễ chịu nhất trong năm, được đến trường cùng bạn bè, được ngắm nhìn cây thay lá, mùa thu để lại trong em về kỉ niệm những ngày đầu đến trường...

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em về mùa thu.

Từ tượng thanh gợi ý: líu lo, ...

Từ tượng hình gợi ý: thong thả, ...

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
LL
10 tháng 11 2021 lúc 21:03

tham khảo

 

Trường em là một ngôi trường điểm của thành phố. Nhiều năm liền, trường em luôn được chú trọng trong công tác đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy và học. Em thực sự rất tự hào và yêu trường em. Ngay từ cổng đi vào, em sẽ thấy một tấm biển to đùng ghi tên trường vô cùng nổi bật và chứa chan biết bao niềm tự hào. Sân trường vô cùng rộng lớn, được trồng nhiều cây xanh: cây phượng, cây bàng, cây bằng lăng,... Mỗi khi hè về, những chùm hoa phượng nở đỏ rực rỡ đem đến sắc hè bên tiếng ve râm ran làm tâm trạng mỗi học sinh trở nên vô cùng náo nức. Dưới bầu trời trong xanh, ngôi trường của em vẫn diễn ra những tiết học bổ ích. Đứng từ trên tầng 4 của tòa nhà hiện đại, em có thể nhìn được toàn bộ khung cảnh trường học. Những hàng cây đu đưa như vui đùa trong gió. Những chú chim chích chòe ríu rít rủ nhau bắt chim sâu. Nếu như giờ học yên tĩnh thì giờ ra chơi, sân trường vô cùng náo nhiệt. Mỗi bạn học sinh đều bắt đầu đắm chìm vào trò chơi của mình. Em thực sự rất yêu mái trường cấp hai của mình.

Từ tượng hình: đu đưa

Từ tượng thanh: ríu rít, râm ran.

Từ tượng hình là gợi hình dáng, tính chất, ngoại hình. Từ tượng thanh là từ gợi ra âm thanh.

Bình luận (0)
TB
10 tháng 11 2021 lúc 21:06

tham khảo

Ti rích ,ti rích,...những chú chim sẻ vừa bay chao liệng giữa bầu trời xanh thẳm vừa cất lên tiếng hót nghe thật vui tai.Tôi ngẩn ngơ ngồi trong lớp học mà hồn lại thả trên cả trời mây cùng với những chú chim đang hót kia.Chốc chốc,cô Hà lại cầm thước gõ nhẹ lên chiếc bàn giáo viên như để nhắc nhở chúng tôi trật tự trong lúc kiểm tra bài.Tôi thở dài nhìn chiếc bàn đang la liệt đủ thứ ,sách giáo khoa,vở học,bút chì,tẩy,compa,giấy kiểm tra ...của mình ,bài đã xong từ lâu,nhưng tôi lại chẳng muốn nộp mà chỉ muốn nhìn qua nhìn lại ,từng góc ,từng chỗ của ngôi trường,của lớp học,nhìn từng đứa bạn mà đã thân thiết với tôi hơn bốn năm.Năm nay đã là cuối cấp rồi,liệu sau này có gặp được chúng nó nữa chăng ? Liệu tôi có nhớ cái Thảo hiền lành,cái Liên hòa đồng ,vui vẻ,cái Nga nóng tính nhưng lại rất tâm lý,...Và liệu họ có còn nhớ tôi không nhỉ? Tùng ...tùng ..tùng.Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ làm bài đã kéo chiếc đầu đang miên man suy nghĩ của tôi trở về thực tại.Tôi nộp bài rồi ôm sách vở vào cặp ra về mà bỗng dưng lòng lại muốn quay trở lại những ngày học tập trước kia,...

Từ tượng thanh : ti rích,ti rích,tùng ...tùng ...tùng

Trường từ vựng

Trường từ vựng đồ dùng học tập : thước,sách giáo khoa,vở ,compa.bút chì,..

Trường từ vựng tính cách : hiền lành,hào đồng ,vui vẻ.nóng tính..

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TT
18 tháng 1 2021 lúc 18:34

Quy nạp thì bạn cứ nhớ câu chủ đề đứng cuối. Diến dịch thì câu chủ đề nhảy lên đầu. Câu chủ đề 2 loại mà bạn viết là Tổng Phân Hợp thì phải. 

Tổng Phân Hợp : Câu mở đầu nêu ý khái quát, các câu tiếp theo phân tích, câu kết đoạn là ý tổng kết lại có tính chất nâng cao, mở rộng hơn với câu mở đầu. 

Bình luận (0)
KK
Xem chi tiết
LV
3 tháng 2 2017 lúc 17:54

* Tác dụng của SS :

- Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt

- Biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc

Bình luận (0)
AT
Xem chi tiết
NH
29 tháng 3 2018 lúc 20:31

định hướng cho bài văn

Bình luận (0)
LP
29 tháng 3 2018 lúc 20:49

Trong văn nghị luận chính là đưa ra tư tưởng, quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
BH
22 tháng 2 2018 lúc 15:48
Hương Sơn, một vùng quê được biết đến với con Hươu Sao, cây Cam Bù nổi tiếng. Mảnh đất này còn là nơi gắn bó cuộc đời và sự nghiệp y học của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Tượng đài Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Đến Hương Sơn, không thể không nói đến quần thể di tích lịch sử văn hoá - nhà thờ, mộ, tượng đài và chùa Tượng Sơn - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một con người rất thông minh, học giỏi nhưng không màng đến danh lợi. Ông luôn tìm tòi nghiên cứu, trồng thuốc, chữa bệnh, làm thơ và viết lên những bộ sách lớn như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh; Thượng kinh ký sự….ông đã có công sưu tầm, bổ sung nhiều phương thuốc có giá trị còn lưu truyền trong dân gian và để lại cho muôn đời.

Khuôn viên mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 01 năm 1720; mất ngày Rằm tháng giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 5 (1791) tại quê mẹ xã Tình Diệm xưa, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời ông thường thả diều trên đỉnh Núi Giả, Hồ Sen và ông dặn dò con cháu đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất an táng ông ở đó. Mộ của ông bây giờ nằm ở dãy núi Cánh Diều dưới chân núi Minh Tự, xã Sơn Trung. Ngôi mộ nằm ở độ dốc 30 o , đầu hướng lên đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự, chân mộ chiếu thẳng vào đỉnh cao của dãy Trường Sơn. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thuỷ mặc, bên phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ.

Mộ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hướng về phía Tây 7 km là đến với khu Nhà thờ Lê Hữu Trác được gọi là vườn đào Hải Thượng thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn - một vùng đất nằm sát bên bờ sông Ngàn Phố. Đây là chốn thâm sơn cùng cốc xưa nhưng là nơi phong cảnh hữu tình, nhân dân ở đây sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh. Đến nhà thờ Lê Hữu Trác - nơi có Núi Giả, Hồ Sen nằm sát nhau ở góc vườn, Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Chính nơi đây Lê Hữu Trác đã thường xuyên quan sát hướng gió để xem mạch, chữa bệnh và là chốn tri ân, nơi ông thường cùng bạn bè lên đó ngắm trăng, đón gió, uống rượu, đánh cờ, đọc sách và ngâm vịnh thơ ca.

Nhà thờ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xã Sơn Quang

Trên đường từ mộ đến nhà thờ ghé qua chùa Tượng Sơn (còn gọi là chùa Hầm Hầm) - một di tích lịch sử văn hoá nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố. Chùa Tượng Sơn nằm trên một vùng đất bằng phẳng, đẹp đẽ giữa cánh đồng xóm Vĩnh Tuy, xóm Chùa, làng Yên Hạ, làng Quát huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Tượng Sơn là một trong những nơi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng làm nơi đọc sách nghiên cứu và chữa bệnh cho nhân dân; chùa là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ liệt tổ nội, ngoại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Chùa Tượng Sơn, xã Sơn Giang

Quần thể di tích lịch sử văn hoá Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng năm 1990. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, quần thể di tích được các thế hệ nhân dân gìn giữ, ngưỡng mộ. Để tôn vinh những đóng góp to lớn và những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Công trình được khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004. Đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, được xây dựng rất khang trang và đưa vào sử dụng để đón các đoàn khách đến tham quan.

Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia

Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi tham quan hấp dẫn, nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, nơi giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời đây là nơi giao lưu các giá trị văn hoá của mảnh đất, con người Hương Sơn với bạn bè gần xa. Mảnh đất Hương Sơn luôn thân thiện đón chào quý khách đến với vùng quê của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nơi ông đã gắn bó cuộc đời mình và cống hiến cho đời một kho tàng các trị văn hoá tốt đẹp mà muôn đời các thế hệ mai sau ngưỡng mộ./.

Bình luận (3)
LA
Xem chi tiết
QN
22 tháng 2 2018 lúc 19:17

- Zồi ôi bảo là viết đoạn văn mà hỏi mở bài ??!! :v

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.

- Theo tài liệu của người Pháp:

+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).

+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.

- Theo truyền thuyết dân gian Viêt Nam:

+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

2. Kết cấu

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô.

- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.

- Có rất nhiều đảo và cồn đá.

- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.

- Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.

- Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.

- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.

- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.

- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.

- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

3. ý nghĩa

- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.

- Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.

III. KẾT BÀI

- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.

- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.


Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
HS
8 tháng 2 2018 lúc 19:54
Con đường dẫn xuống hồ đẹp như tranh, hai bên là những rặng thông xanh ngắt. Cuối con đường, leo lên các bậc tam cấp bằng đá, du khách sẽ đặt chân vào ngôi nhà lồng rất thơ mộng được xây trên một đồi cao ăn ra lòng hồ. Nước hồ quanh năm đầy ắp, xanh trong có thể nhìn rõ từng đàn cá bơi lội dưới nước. Hồ có độ sâu từ 20 đến 40m. Ðây là vựa cá, hàng năm cung cấp cho Pleiku hàng trăm tấn cá. Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ thật êm ả.
Phong cảnh xung quanh hồ thật ngoạn mục, từ những cây cối và các loài hoa khoe sắc ven hồ, ong bướm dập dìu tiếng hót của các loài chim lảnh lót mỗi buổi sớm mai. Kế đó là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng... Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt nước.
Giữa mùa nắng nóng oi nồng mà ở đây rất dễ chịu: không khí trong lành và mát rượi. Đứng trước hồ nước mênh mông không khỏi nhớ đến câu thơ “Ngọn gió nóng qua sông thành ngọn gió mát”. Quả thực, biển hồ đã hấp thụ những cơn gió nóng nực để đem đến cho vùng đất cao nguyên bao la những cơn gió mát lành. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước cho cây trồng và vật nuôi cho một vùng rộng lớn mà còn cung cấp cho dân trong vùng hàng trăm tấn cá, tôm…mỗi năm. Nguồn lợi tự nhiên mà biển hồ mang lại vô cùng to lớn và quan trọng, nhất là đối với vùng cao nguyên ở độ cao gần ngàn mét so với mặt biển và hiếm nước. biển hồ với nhiều góc độ nổi lên như một viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên.
Biển hồ gần quốc lộ 14 và quốc lộ 19 nên rất thuận tiện cho khách đến tham quan. Đứng bên hồ, du khách có thể phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: đây là những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè, những đồi cà phê trĩu quả. Kia là thành phố Pleiku - phố núi cao, phố núi đầy sương. Xa xa là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng. Du khách còn gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút.
Trong vòng bán kính 6km về hướng nam là núi Hàm Rồng. Hàm Rồng là dương, dương từ khí núi, hiên ngang như tấm bình phong chắn gió. Ngược lại, biển hồ cũng là miệng một núi lửa nhưng khác là âm sâu xuống lòng đất. Các nhà khảo cổ học đã thám sát, thăm dò và khai mở trang sử từ lòng đất này cho chúng ta biểt về văn hóa biển hồ - nền văn hóa đặc sắc thời tiền sử…
Biển hồ Tơ Nưng được ví như hạt ngọc của Pleiku, của cả Tây Nguyên và là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh.
Bình luận (1)
PT
23 tháng 9 2018 lúc 16:07

Vị trí: Biển hồ Tơ Nưng nằm ở xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Đặc điểm: Biển hồ Tơ Nưng nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm. Hồ có hình bầu dục, diện tích 230ha.

Con đường dẫn xuống hồ đẹp như tranh, hai bên là những rặng thông xanh ngắt. Cuối con đường, leo lên các bậc tam cấp bằng đá, du khách sẽ đặt chân vào ngôi nhà lồng rất thơ mộng được xây trên một đồi cao ăn ra lòng hồ. Nước hồ quanh năm đầy ắp, xanh trong có thể nhìn rõ từng đàn cá bơi lội dưới nước. Hồ có độ sâu từ 20 đến 40m. Ðây là vựa cá, hàng năm cung cấp cho Pleiku hàng trăm tấn cá. Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt hồ thật êm ả.

Phong cảnh xung quanh hồ thật ngoạn mục, từ những cây cối và các loài hoa khoe sắc ven hồ, ong bướm dập dìu tiếng hót của các loài chim lảnh lót mỗi buổi sớm mai. Kế đó là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng... Những chiếc thuyền độc mộc lướt trên mặt nước.

Giữa mùa nắng nóng oi nồng mà ở đây rất dễ chịu: không khí trong lành và mát rượi. Đứng trước hồ nước mênh mông không khỏi nhớ đến câu thơ “Ngọn gió nóng qua sông thành ngọn gió mát”. Quả thực, biển hồ đã hấp thụ những cơn gió nóng nực để đem đến cho vùng đất cao nguyên bao la những cơn gió mát lành. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước cho cây trồng và vật nuôi cho một vùng rộng lớn mà còn cung cấp cho dân trong vùng hàng trăm tấn cá, tôm…mỗi năm. Nguồn lợi tự nhiên mà biển hồ mang lại vô cùng to lớn và quan trọng, nhất là đối với vùng cao nguyên ở độ cao gần ngàn mét so với mặt biển và hiếm nước. biển hồ với nhiều góc độ nổi lên như một viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên.

Biển hồ gần quốc lộ 14 và quốc lộ 19 nên rất thuận tiện cho khách đến tham quan. Đứng bên hồ, du khách có thể phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: đây là những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè, những đồi cà phê trĩu quả. Kia là thành phố Pleiku - phố núi cao, phố núi đầy sương. Xa xa là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng. Du khách còn gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút.

Trong vòng bán kính 6km về hướng nam là núi Hàm Rồng. Hàm Rồng là dương, dương từ khí núi, hiên ngang như tấm bình phong chắn gió. Ngược lại, biển hồ cũng là miệng một núi lửa nhưng khác là âm sâu xuống lòng đất. Các nhà khảo cổ học đã thám sát, thăm dò và khai mở trang sử từ lòng đất này cho chúng ta biểt về văn hóa biển hồ - nền văn hóa đặc sắc thời tiền sử…Biển hồ Tơ Nưng được ví như hạt ngọc của Pleiku, của cả Tây Nguyên và là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
BT
21 tháng 1 2017 lúc 0:23

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Bình luận (0)
DH
21 tháng 1 2017 lúc 13:21

Tết đến, xuân về, khắp mọi nẻo đường mọi người tấp nập đi mua sắm nào đào, quất, bánh kẹo và không quên chuẩn bị nguyên liệu để làm món bánh chưng – món bánh truyền thông của dân tộc.

Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu. Nguyên liệu để làm bánh chưng cũng khá đơn giản: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá dong và lạt để buộc. Tuy nhiên, để gói được một chiếc bánh chưng ngon, đẹp mắt thì không đơn giản chút nào. Gạo để làm bánh chưng phải là gạo nếp ngon, hạt to và dẻo, thông thường người ta thường làm bằng gạo nếp Điện Biên, đó là loại gạo ngon đặc trưng. Gạo được đãi qua nước, sau đó để ráo và chúng ta trộn thêm vài hạt muối để khi bánh chín có vị đậm đà. Chúng ta chọn đỗ xanh là nguyên liệu để làm nhân bánh cùng với thịt lợn. Đỗ xanh cũng phải được làm rất cẩn thận để không lẫn các viên sạn, còn thịt lợn thì chúng ta chọn thịt ba chỉ có cả mỡ và nạc sẽ mang lại vị béo cho nhân bánh. Riêng thịt để làm nhân bánh chúng ta thường thái miếng dài và ướp thêm gia vị: nước mắm, hạt tiêu để thêm vị đậm đà và thơm ngon. Điều đặc biệt của bánh chưng là được gói bằng lá dong, trước khi gói lá phải được rửa sạch và để ráo nước. Sau đó chúng ta cắt bỏ cuống lá và sống lưng để lá bớt cứng và dễ gói. Lạt buộc bánh chưng thường dùng từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Khi làm bánh, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Ta đặt lạt xuống trước, sau đó xếp lá dong lên, tùy người gói mà chúng ta dùng 2,3 lá hoặc nhiều hơn, có người dùng khuôn để bánh vuông hơn và các nguyên liệu hòa quyện với nhau hơn, nhưng có người thì chỉ cần dùng tay để gói bánh cũng vẫn đẹp mắt và ngon. Khi trải lá dong ra, chúng ta lần lượt cho các nguyên liệu vào, dưới cùng là lớp gạo sau đó là lớp đỗ xanh, thịt lợn và trên cùng lại là một lớp gạo. Lượng nguyên liệu gói bánh cũng phụ thuộc vào từng người gói. Tuy nhiên, lượng gạo phải đủ để phủ kín nhân bên trong. Sau khi cho đầy đủ các nguyên liệu, chúng ta dùng lạt buộc lại chắc chắn. Như vậy là chúng ta đã tự tay gói được một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là luộc bánh. Thời gian luộc bánh phụ thuộc vào số lượng bánh nhiều hay ít nhưng thông thường từ 8 – 12 tiếng. Lửa nấu bánh không nên cháy to quá, vì như vậy bánh sẽ chín không đều, ta nên đun với lượng nhiệt vừa phải.

Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, chúng ta dùng bánh chưng để thắp hương cho tổ tiên như một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khoảnh khắc cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng thật đầm ấm và quây quần. Dù cuộc sống có hiện đại, con người thích thưởng thức những món ăn lạ nhưng sẽ không ai quên được những món ăn truyền thông, đậm đà bản sắc dân tộc và mang lại không khí gia đình ấm áp đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

Bình luận (0)
ND
21 tháng 1 2017 lúc 18:33

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng một lần được nghe kể về sự tích “Bánh chưng, bánh dày”, hai loại bánh mà Lang Liêu đã sáng tạo ra để dâng lên vua cha, và nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu đã được vua cha tin tưởng và nhường lại ngôi báu cho chàng. Cũng từ đó mà hai loại bánh này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, người dân thường làm bánh vào các dịp lễ hội, trong những ngày tết thì càng không thể vắng mặt. Ngày nay, ngay cả khi xã hội đã vô cùng phát triển, đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, song vào những ngày tết, chiếc bánh chưng vẫn là một loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ Tổ tiên, trong bữa ăn ngày Tết.

Đã từ rất xa xưa, người ta cho rằng trong bữa cơm ngày Tết thì không thể thiếu “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Phong tục này không biết có từ bao giờ nhưng xưa kia ông cha ta quan niệm, nếu thiếu một trong số những món ăn, vật dụng trên thì không khí tết sẽ không thể trọn vẹn. Phong tục này đến nay vẫn còn được người dân kế thừa và sử dụng trong những dịp Tết. Tuy nhiên, ngày nay tùy theo sở thích, khẩu vị của từng người, từng gia đình mà bữa cơm có thể có hoặc không có câu đối, dưa hành, thịt mỡ nhưng bánh chưng là món ăn cố hữu trong ngày Tết ở Việt Nam mà không một gia đình nào là không có.

Bánh chưng là loại bánh được ngon dẻo, thơm bùi được làm từ gạo nếp- một sản phẩm nông sản độc đáo của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Để làm ra một chiếc bánh chưng, cần những nguyên liệu chính như: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ và các nguyên liệu khác như: hạt tiêu, lá dong, nạt tre hoặc nạt giang. Trong đó, gạo nếp được ngâm cho nở, cho dẻo; đỗ xanh được đãi cho xạch lớp vỏ xanh bên ngoài; thịt sẽ được trộn gia vị như: mắm, tiêu… sao cho phù hợp với khẩu vị của mỗi gia đình.

Sau khi chuẩn bị trong nguyên liệu thì những chiếc bánh chưng sẽ được gói bằng những chiếc lá dong xanh mướt và được buộc lại bằng những thanh nạt dẻo dai. Trong chiếc bánh chưng, thứ tự của nguyên liệu cũng cần đảm bảo một thứ tự nhất đinh, trong đó lớp bánh đầu tiên sẽ là gạo nếp, bên trên gạo nếp là đỗ xanh và thịt lợn, sau đó chiếc bánh lại được phủ lên một lớp gạo nếp nữa. Những chiếc bánh chưng sẽ được những bàn tay khéo léo gói lại vuông vức, đều nhau.

Một trong những việc làm mang đậm phong cách ngày Tết, đó chính là công việc luộc bánh chưng. Thông thường, để những chiếc bánh đủ độ dẻo, tơi, bùi thì cần phải được luộc trong khoảng thời gian từ năm đến tám tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian ấy, những người trong gia đình sẽ cùng nhau ngồi bên bếp lửa hồng, vừa trông nồi bánh chưng, cắn hạt dưa đỏ và cùng chia sẻ với nhau câu chuyện năm cũ. Không khí xum vầy, đoàn tụ của những người trong gia đình gợi cho không khí ngày Tết trong mỗi gia đình thêm đầm ấp, vui tươi.

Sau khi chiếc bánh chưng đã chín, nó sẽ được vớt ra để nguội, sau đó mang lên bàn thờ ngày tết. Có những gia đình cẩn thận hơn thì sẽ dùng những chiếc lá dong tươi gói lại bên ngoài chiếc bánh để có được màu xanh hút mắt của lá dong. Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc, vì theo sự tích Lang Liêu khi xưa thì bánh chưng có hình vuông là biểu tượng cho mặt đất. Vì vậy, đặt những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên như cách để ghi nhớ, tôn kính, biết ơn của mình đối với những người thân đã khuất của mình.

Ngoài ra, những chiếc bánh chưng còn được dùng làm quà để đi biếu, làm quà mỗi dịp Tết. Đây cũng là một phong tục của người Việt Nam. Tết đến, mọi người sẽ đi tết những người thân trong gia đình, những người bạn bè những món quà chúc Tết, và trong món quà ấy, nếu có những chiếc bánh chưng thì người nhận sẽ cảm thấy rất vui. Bởi không phải giá trị vật chất mà người nhận ở đây đã cảm nhận được một món quà tinh thần đầy ý nghĩa, nó gần gũi và rất mực thân quen như chính mối quan hệ gắn bó giữa người tặng và người nhận vậy. Trong bữa cơm ngày Tết, những miếng bánh chưng thơm dịu hương vị của lúa nếp, vị ngọt thanh của đỗ xanh, vị đậm đà của những miếng thịt mỡ khiến cho bữa cơm ngày tết thêm ấp áp, chan hòa không khí xum vầy, đoàn viên.

Như vậy, chiếc bánh chưng không chỉ là một loại bánh truyền thống của dân tộc, không chỉ được kích thích vị giác bởi sự thơm ngon, đậm đà mà từ rất lâu rồi, chiếc bánh chưng cùng với cành đào hồng đã trở thành những biểu tượng, những vật không thể không có trong mỗi gia đình khi Tết đến, xuân sang. Nhắc đến Tết ắt hẳn hình ảnh chiếc bánh chưng xanh vuông vức sẽ ngay lập tức xuất hiện trong sự liên tưởng của mỗi người.

Bình luận (0)