Hãy viết 10 câu chuyện cười và chỉ ra yếu tố gây cười
Chỉ ra yếu tố gây cười trong truyện Bò và gà tây
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM (SỰ VẬT, CON NGƯỜI)
Câu 1: Hãy xác định bố cục của đoạn văn
Câu 2: chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm có trong đoạn
NỤ CƯỜI CỦA MẸ
Nụ cười của mẹ như ngọn lửa hông bao giờ dập tắt, một ngọn lửa hi vọng!Nụ cười sưởi ấm trái tim ta khi buồn sầu , một nụ cười dỗ dành! Tuổi bạo loạn trội dậy trong người chúng ta, tôi bắt đầu tranh cãi với mẹ về những câu chuyện nhỏ nhặt nhất, mẹ tôi chẳng làm gì chỉ nở một nụ cười đầy thất vọng. Nụ cười của mẹ là ánh nắng là chiếc ô. Là cái võng ru ta ngủ khi còn thơ bé. Là vòng tay ấm ấp ôm ta khi những đứa bạn chê cười. Đặt biệt hơn khi ta chiến thắng hay thành công mẹ lại nở nụ cười rạng rỡ. Nụ cười tuy đã có nếp nhăn nhưng chứa đầy tình yêu thương vô bờ bến. Bạn hãy để ý đến gương mặt của mẹ khi bạn thông báo cho người điểm mười đỏ chói, khoe với người một việc tốt bạn đã làm được hay đơn giản chỉ là một việc làm trong gia đình bạn tự làm lấy giúp bố mẹ.. Chao ôi! Nụ cười ấy rạng rỡ, đẹp đẽ biết bao, bờ môi mẹ hé nụ như bình minh lên toa rạng tâm hồn ta. Bạn thấy gì từ đó? Nó lớn lao hơn một lời chia sẻ, nó vĩ đại hơn một lời đồng tình và tiếp cho ta thêm bao nhiêu sức mạnh để tiếp tục làm những việc có ích cho cuộc đời này. Bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến dạt dào có lẽ mẹ đều dồn vào nụ cười đó gởi cho ta thông điệp của yêu thương.Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó nụ cười ấy tắt trên gương mặt mẹ thì cuộc sống sẽ ra sao? Sự tẻ nhạt, lạnh lẽo sẽ chiếm lĩnh tâm hồn bạn, ngôi nhà bạn. Chẳng còn ai an ủi ta mỗi khi ta buồn, chẳng còn ai chia sẻ mỗi khi hạnh phúc, sướng vui. Cũng chẳng còn ai nâng đỡ, sưởi ấm ta bằng một nụ cười.. Và lúc ấy ta mới hiểu được sự quan trọng của nụ cười mẹ trong cuộc đời mình. Nụ cười của mẹ là nguồn động viên rất lớn, là món quà rất quý mà cuộc đời dành cho mỗi người con. Bởi vậy, hãy biết trân trọng vã giữ gìn để nụ cười đừng bao giờ tắt trên bờ môi của mẹ.
BÀN TAY CỦA BA
Một nhà tâm lý học và phân tâm học nổi tiếng người Áo đã từng nói: “Nhu cầu mạnh mẽ nhất của mọi đứa trẻ trong suốt thời kỳ thơ ấu của chúng là được che chở và bảo vệ bởi người cha”, quả thật nếu không có đôi bàn tay của ba che chở, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên con đường đầy những khó khăn, trăn trở phía trước. Từ thuở còn thơ, tôi được mẹ kể lại: “Khi con chào đời, ba nhìn con bằng ánh mắt thật hạnh phúc rồi dùng đôi tay chai sạn, đầy những vết sứt sẹo của mình nâng niu con, đứa con bé bỏng.” Bàn tay ấy, ánh mắt ấy đã in sâu vào tâm trí tôi, đó có lẽ là lời chào đầu tiên đón tôi đến với thế giới diệu kỳ này. Rạng sáng ngày khai trường, ba nở một nụ cười động viên, bàn tay ba nhẹ nhàng cầm lấy tay con, cảm giác bâng khuâng, rụt rè đôi chút lo lắng trong tôi dường như tan biến. Chính đôi bàn tay chai sần đó đã đưa tôi đi học vào mỗi buổi sáng và đón tôi về khi tan trường. Ngày tôi ốm, ba đã gác lại công việc của mình để chăm sóc tôi. Suốt mấy hôm, ba luôn bên cạnh theo dõi, chăm sóc tôi mà chẳng hề chợp mắt. Bàn tay ba liên tục vắt khăn lau lên khắp cơ thể tôi, ba cứ lau mà chẳng ngừng nghỉ. Lúc ấy, đôi bàn tay thô ráp, to lớn của ba tựa như chiếc gối mềm, thật ấm áp, nhẹ nhàng. Nhờ khéo tay, ba tôi làm được mọi thứ. Từ những việc nặng nhọc hay việc cần sự khéo léo kể cả may vá, chẳng ai trong nhà hơn được ba tôi. Đôi bàn tay ba đã làm rất nhiều điều cho tôi và thậm chí tôi còn không biết những điều ấy. Tôi yêu bàn tay của ba, nó khiến tôi cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc. Tôi muốn đôi tay ấy mãi bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc vui, buồn. Tôi sẽ luôn yêu thương, kính trọng, dành thời gian bên ba. Mong sao, ba sẽ luôn mạnh khỏe, yêu đời, và ở bên cạnh tôi thật lâu, thật lâu. Bàn tay vất vả ấy sẽ mãi là đôi bàn tay êm ái nhất của đời tôi.
GIỌNG NÓI THẦY/CÔ
Trong suốt những năm tháng tuổi học trò của tôi, hằng ngày được lắng nghe những giọng nói khi giảng bài của thầy cô đã cho tôi biết được sự yêu thương và ân cần mà thầy cô dành cho những người học sinh như tôi. Giọng nói dịu dàng khi đang đứng trên bục giảng bài , giọng nói lo lắng hỏi thăm khi tôi gặp khó khăn và giọng nói tức giận, la rầy khi tôi không làm bài tập về nhà. Đó có lẽ là điều mà khi đã trưởng thành tôi sẽ luôn biết ơn và không thể nào quên được. Ngày đầu năm học lớp 5, khi gặp gỡ và làm quen với các bạn học, tôi đã rất mong chờ để được gặp giáo viên mới. Cô làm quen với cả lớp giới thiệu cô tên Minh, dạy môn Ngữ Văn và cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Giọng nói dịu dàng và thanh thoát của cô đã để lại những ấn tượng trong lòng tôi. Khi cô đứng trên bục giảng bài cho chúng tôi, giọng nói êm, dịu dàng ấy rất hay và khiến tôi bị lôi cuốn vào và cảm thấy dễ hiểu bài hơn. Tôi còn nhớ có lần, những bạn học sinh của lớp tôi không hiểu bài cô đã hỏi thăm và tận tình giảng lại bài cho các bạn ấy. Mỗi khi tôi và những bạn trong lớp không làm bài tập về nhà hay không thực hiện tốt nội quy, tôi cảm thấy giọng nói của cô trở nên tức giận và có phần thất vọng, khi đó tôi thấy rất buồn, hối hận vì đã phụ lòng tin tưởng của cô. Giờ đây khi gặp những lứa học sinh mới, tôi luôn mong rằng cô vẫn sẽ nhớ mãi hình bóng cô bé học sinh tiểu học này. Dù bây giờ tôi đã là một học sinh trung học, đã trưởng thành và chững chạc hơn trước nhưng tôi vẫn luôn biết ơn cô. Cảm ơn cô vì đã luôn giúp đỡ em, em hứa sẽ không phụ lòng tin tưởng của cô.
LOÀI CÂY EM YÊU
Trong tất cả các loại cây ăn quả được trồng trong vườn của ông bà em, em thích nhất là cây xoài cát mà ông em đã trồng từ năm ba em được năm tuổi. Nó không chỉ là một cây cho gia đình em những trái ngọt mát mỗi khi hè đến mà đây còn là một loài cây cho bóng mát rất hữu ích. Cây xoài nhà em cao trên 4m nó rất bự,rễ cây đâm sâu xuống lòng đất giúp cây đứng vững,mỗi khi có lũ hay gió thổi mạnh cây xoài vẫn đứng im như chưa có chuyện gì.Thân cây rất to có những con mắt li ti trên cây,thân cây to đến nỗi 2 người ôm mới xuể hết.Lá cây xoài có màu xanh lục và mọc um tùm trên cây trông rất đẹp.Mùa Xuân cây đâm chồi nãy Lộc và những chùm hoa li ti làm cho cây trông rất đẹp.Đến mùa hè cây xoài cho trái trái xoài có vị chua chua ngọt ngọt ăn rất ngon. Em rất thích cây xoài vì cây xoài là sợi dây kết nối vô hình của gia đình em.Em mong ông bà khỏe mạnh để có sức trồng cây xoài.
Là một loài hoa được biết tới rộng rãi và được em yêu thích là loài hoa hồng. Trong đó có những kỹ niệm đáng nhớ về những bông hoa hồng từ những thứ đặc biệt của nó. Hoa hồng có rất nhiều cánh hoa hồng rât mềm dịu, mang một vẽ đẹp . Hoa hồng cũng có rất nhiều màu sắc bắt mắt trên các cánh hoa. Nhưng trái lại thân hoa lại có nhiều gai nhọn ra. Mùi thơm mùi trà, sen, hay đinh hương, và có thể là một mùi hương rất độc đáo mang lại cho em một cảm giác thư giản với hương thơm của một bông hoa hồng. Một trong những thứ khiếng em thích loài hoa này là vì chúng rất dễ trồng nhưng vẽ đẹp độc nhất vô nhị. Hoa hồng cũng đã gắn liền với những ngày quan trọng trong năm như ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày của mẹ, Ngày Nhà Giáo Việt Nam… như một món quà tặng trong những ngày đó. Món quà cho dù chỉ là một bông hoa nhưng có ý nghĩa lớn hơn đó rất nhiều. Theo cảm nhận của èm hoa hồng chỉ là những ý nghĩa đó còn là tình yêu thương của người tặng bông hoa hồng đó và những câu chúc ý nghĩa. Nếu thiếu hoa hồng trong những ngày như Ngày Nhà Giáo Việt Nam thì sẽ như thế nào? Riêng em sẽ là buồn và thiếu văn cùng với sự tẻ nhạt vì đã mất đi một trong những thứ tương trưng của một món quà. Và có lẽ nó cũng đã nói lên tầm quan trọng của hoa hồng đối với cảm xúc của em và tầm quan trọng của nó đối với những khi chúng ta cần nó.
Câu 3: Đọc bài c do và trả lời câu hỏi bên dưới
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mệnh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
a) Hãy chỉ ra các yếu tố đặc trưng của ca dao.
b) Nêu ý nghĩa của bài ca dao trên.
MỌI NGƯỜI ƠI CỨU MÌNH , CHỈ MÌNH VỚI MÌNH KHÔNG BIẾT LÀM HUHU :(( MỌI NGƯỜI ƠIIIIIIIIIIIIIIIII
Câu 1: Hãy xác định bố cục của đoạn văn
Câu 2: chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm có trong đoạn
NỤ CƯỜI CỦA MẸ
Nụ cười của mẹ như ngọn lửa hông bao giờ dập tắt, một ngọn lửa hi vọng!Nụ cười sưởi ấm trái tim ta khi buồn sầu , một nụ cười dỗ dành! Tuổi bạo loạn trội dậy trong người chúng ta, tôi bắt đầu tranh cãi với mẹ về những câu chuyện nhỏ nhặt nhất, mẹ tôi chẳng làm gì chỉ nở một nụ cười đầy thất vọng. Nụ cười của mẹ là ánh nắng là chiếc ô. Là cái võng ru ta ngủ khi còn thơ bé. Là vòng tay ấm ấp ôm ta khi những đứa bạn chê cười. Đặt biệt hơn khi ta chiến thắng hay thành công mẹ lại nở nụ cười rạng rỡ. Nụ cười tuy đã có nếp nhăn nhưng chứa đầy tình yêu thương vô bờ bến. Bạn hãy để ý đến gương mặt của mẹ khi bạn thông báo cho người điểm mười đỏ chói, khoe với người một việc tốt bạn đã làm được hay đơn giản chỉ là một việc làm trong gia đình bạn tự làm lấy giúp bố mẹ.. Chao ôi! Nụ cười ấy rạng rỡ, đẹp đẽ biết bao, bờ môi mẹ hé nụ như bình minh lên toa rạng tâm hồn ta. Bạn thấy gì từ đó? Nó lớn lao hơn một lời chia sẻ, nó vĩ đại hơn một lời đồng tình và tiếp cho ta thêm bao nhiêu sức mạnh để tiếp tục làm những việc có ích cho cuộc đời này. Bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến dạt dào có lẽ mẹ đều dồn vào nụ cười đó gởi cho ta thông điệp của yêu thương.Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó nụ cười ấy tắt trên gương mặt mẹ thì cuộc sống sẽ ra sao? Sự tẻ nhạt, lạnh lẽo sẽ chiếm lĩnh tâm hồn bạn, ngôi nhà bạn. Chẳng còn ai an ủi ta mỗi khi ta buồn, chẳng còn ai chia sẻ mỗi khi hạnh phúc, sướng vui. Cũng chẳng còn ai nâng đỡ, sưởi ấm ta bằng một nụ cười.. Và lúc ấy ta mới hiểu được sự quan trọng của nụ cười mẹ trong cuộc đời mình. Nụ cười của mẹ là nguồn động viên rất lớn, là món quà rất quý mà cuộc đời dành cho mỗi người con. Bởi vậy, hãy biết trân trọng vã giữ gìn để nụ cười đừng bao giờ tắt trên bờ môi của mẹ.
*vỗ tay vỗ tay* thật ra me hem bt trả lời câu hỏi này nên mới vỗ tay thoi ahihi
kể lại truyện cười vừa học hoặc một truyện cười khác mà em biết .
yêu cầu : ngoài kĩ năng kể chuyện nói chung , cầu chú ý kĩ thuật gây cười , tạo yếu tố bất ngờ , hài hước , thú vị .
ai hay nhất sẽ like ! hứa đó !
HAI BẢY MƯỜI BA
Ngày xưa, ở làng nọ có hai vợ chồng trẻ. Anh chồng cậy thế hay bắt nạt vợ, nhưng chị vợ cũng đáo để, chẳng phải tay vừa.
Một hôm, nhà chồng có giỗ. Chị vợ nấu chè rồi bưng lên cho chồng bày trên bàn thờ để cúng. Mỗi lần bưng hai bát, cả thảy là bảy lần, vị chi là mười bốn bát tất cả. Chị vợ nhẩm tính rõ ràng như vậy.
Nhưng bàn thờ vừa nhỏ vừa hẹp, anh chồng bày kiểu gì cũng cứ dư ra một bát. Anh ta tặc lưỡi: “Thôi, ta cứ ăn thử, vợ nó chả biết đâu mà sợ!". Ăn xong anh ta rửa bát thật sạch, lén cất vào chạn, không để cho vợ nhìn thấy.
Cúng xong, chị vợ bưng chè xuống mâm, đếm đi đếm lại thì chỉ có mười ba cái bát. Chị đứng thần người ra mất một lúc, suy đi nghĩ lại rồi hỏi chồng: “Tại sao lại thiếu một bát chè ?”. Anh chồng thản nhiên đáp: “Thì mình bưng lên bao nhiêu, tôi bày bấy nhiêu”. Chị vợ phân trần: “Tôi bưng tất thảy bảy lần, mỗi lần hai bát. Hai bảy mười bốn, sao bây giờ lại chỉ còn mười ba?". Anh chồng lúc này mới ớ ra là chị vợ đã đếm cẩn thận, nhưng nhận là mình ăn vụng thì bẽ mặt quá nên giở giọng hờn dỗi, cả vú lấp miệng em: “Tôi biết đâu đấy" Hay là mình nghi cho tôi ăn?". Chị vợ bực mình, hét lên: “Anh không ăn thì còn ai vào đây nữa ? Rõ dơ !”. Sôi tiết, anh chồng đỏ mặt tía tai, nạt vợ: “ A! Con này láo! Mày bảo ông ăn vụng thì tang chứng đâu? ông đánh tuốt xác ra bây giờ!”. Dứt lời, anh ta xông vào tát vợ, lại hất đổ cả mâm chè xuống đất.
Ức quá, chị vợ kiện lên quan. Anh chồng lo lắm, vừa sợ quan phạt vừa sợ mất mặt với xóm làng, bèn mang lễ vật đút lót cho quan. Quan huyện ăn của đút đã quen, thấy anh ta dàng lễ vật hậu hĩnh, liền hứa sẽ thu xếp cho êm thấm mọi chuyện.
Hôm xử kiện, quan bảo chị vợ nói trước rồi mới dõng dạc phán rằng:
- Đám giỗ là đám giỗ nhà chồng chị, không lẽ anh ta lại thất lễ như thế? Hai lần bảy có khi là mười bốn mà cũng có thể là mười ba lắm chứ! Chị thử ngửa mặt lên đếm số đòn tay trên mái nhà kia kìa! Rõ ràng mái trước bảy, mái sau bảy, vậy mà tổng cộng có mười ba. Đúng không ?
Anh chồng xuýt xoa khen tài quan lớn, nhưng chị vợ không chịu, định cãi cho ra lẽ. Quan dập bàn quát: “Thánh nhân đã dạy phu xướng phụ tuỳ. Vợ chồng bay đưa nhau về, cố ăn ở cho hoà thuận, đừng có mà bày vẽ kiện tụng lôi thôi. Lần này ta tha, lần sau tái phạm ta sẽ phạt nặng, nghe chưa!”.
Hai vợ chồng về đến nhà, hàng xóm kéo sang rất đông hỏi chuyện. Anh chồng đắc chí, cười nói huyên thuyên. Còn chị vợ buồn rầu than thở:
Nực cười ông huyện Hà Đông,
Xử vị lòng chồng, hai bảy mười ba.
Không nghe, tan cửa nát nhà,
Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng.
Có ba anh chàng. Anh thứ nhất tên là Khuỳnh, anh thứ hai tên là Khoai, anh thứ ba bị lác nên mọi người gọi anh là Lí Lác . Anh Khuỳnh lấy phải một cô vợ xấu xí, anh Khoai lấy phải cô vợ xấu người xấu cả nết , anh Lí thì lấy được một bà vợ già. Một hôm anh Khuỳnh giấu vợ mang con gà mái ở nhà ra quán để nhậu với anh Khoai và anh Lí. Trong khi đó cô vợ của Khuỳnh thấy mất con gà liền đứng ra cửa chửi thằng trộm gà :
Buổi trưa nắng chói
Tay xách con gà
Mày qua giàn mướp
Mày sờ gà của bà
Mày ăn gà của bà
Thì đỏ nanh đỏ mỏ
Đỏ mỏ đỏ mê
Đỏ tía hồng vang
Đỏ vàng như nghệ
Nó bóp cả nhà mày...
Ối giời ơi là giời đất ơi...!!! Ba anh kia ăn uống no say rồi mới đưa nhau về . Về đến nhà anh Khuỳnh , thấy vợ đang la hét anh Khuỳnh mới hỏi :
- Thế có chuyện gì mà mình gào toáng lên thế ?
Cô vợ đang giận liền chửi chồng :
- Ông đi chết giấm chết giúi ở đâu mà giờ này mới về hử ???
Chồng ăn cái cánh
Vợ đánh cái đùi
Hỏi xem có thấy
Ngọt bùi hay không ?
Thế là bà vợ lôi Khuỳnh vào đánh cho Khuỳnh một trận. Khoai về nhà thấy không có vợ ở nhà liền vào nhà nướng trộm củ khoai lang để ăn. Bà vợ về nhà nhìn thấy liền nhéo tai Khoai , bảo :
- Á , à ! Bà đi làm đồng , mày ở nhà nướng trộm khoai ăn à ? thằng chồng thối thây !
Nói rồi bà ta cũng quất cho Khoai một trận. Lí Lác về nhà thì trời mưa , váy của bà vợ phơi ngoài trời bị ướt hết . Về nhà bà vợ lôi Lí ra chửi :
- Bà đã bảo mày trời mưa thì cất váy của bà vào . Mà mày để váy của bà ướt hết thế này thì mai bà lấy cái gì mặc đi chợ hả ???
Thế rồi Lí cũng bị đập một trận tơi bời . Ba ông ra ngoài bàn cách chống lại các mụ vợ , cuối cùng cả ba quyết định lập ra một hội gọi là hội Sợ vợ . Ba ông đi tập hợp tất cả các anh em Sợ vợ lại rồi họp nhau ở miếu làng , để chích máu ăn thề . Chia sẻ với nhau khi bị vợ mắng chửi. Vợ của Khoai nghe thấy , liền chạy về báo cho vợ của Khuỳnh và Lí . Hai bà vợ kia nghe xong điên máu liền tập hợp các chị em là vợ của các lão kia lại . Để lôi các lão ra ánh sáng. Khi nghe tin các bà vợ đến ông ngào cũng sợ chạy toán loạn . Chỉ còn mỗi ông Lí là vẫn ngồi vái . Sau khi các mụ vợ đi khỏi các lão về xem tình hình lão Lí thế nào. Một ông đẩy Lí một cái thế là Lí lăn ra đất . Ông khác hoảng sợ kêu lên :
- Trời ơi ! chết đứng từ bao giờ rồi !!!!!!!!!
Thành ra ông nào cũng vẫn sợ vợ .
Tick nhé /vip/kimthuy5a3 hi hi
“Chuyện người con gái Nam Xuơng” của Nguyễn Dữ xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo vào 1 câu chuyện quen thuộc và viết 1 bài văn khoảng 2 trang
Câu 1:trong văn bản "Ếch ngồi đáy giếng " tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu ? Tìm và viết lại những từ ngữ thể hiện rõ biện pháp đó ?
Câu 2 :Kể 1 câu truyện xảy ra trong đời sống có ý nghĩa như câu thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng
Câu 3 : Truyện "Treo biển " gây cười ở chỗ nào ? Truyện ngụ ngôn bài học gì về cuộc đời ?
Câu 4: Chỉ ra điểm giống và khác nhau của truyện ngụ ngôn và truyện cười
- các bạn hãy viết một câu chuyện cười thật buồn cười nha
viết để làm gì bạn ơi
- Tự trả lời vậy:
thầy giáo:"các em hãy đổi nghĩa hán việt sang tiếng việt"
Suneo: thưa thầy thiên là trời, tử là con =>thiên tử là con trời
Noobita: thưa thầy sư là thầy , tử là con => sư tử là con thầy
Nếu hay các bạn nhớ ủng hộ
Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).
“Tiếng cười ở đây không giống tiếng cười vỡ lở tung toé, tiếng cười phá ra như kiểu tiếu lâm, mà là tiếng cười ra nước mắt, xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã khai thác triệt để những mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát ấy: mâu thuẫn giữa tâm trạng Tư Bền và vai trò anh đóng, mâu thuẫn giữa tiếng cười của khán giả và tiếng khóc thầm của người đóng kịch, mâu thuẫn giữa cảnh tưng bừng trong rạp hát và cảnh ông bố chết lặng lẽ ở nhà. Kép Tư Bền buộc phải đóng một vai kịch. Hành động trong truyện càng đi tới thì tình huống càng bị thảm hơn. Người nghệ sĩ chân chính trong xã hội kim tiền không có tự do vì trong xã hội này, tình yêu và nghệ thuật đã biến thành hàng hoá.”.
Tham khảo!
Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phai tươi cười mua vui cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm nổi bật nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Qua việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.