câu văn '' thiếu tiểu li gia , lão đại hồi '' hãy cho biết ý nghĩa phép đối
Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu sau và cho biết tác dụng
Thiếu tiểu li gia , lão đại hồi
li và hồi; từ lão và từ thiếu tiểu
2 cặp từ này cho ta thấy đc sự xa cách quê hương của hạ chi trương về mặt thời gian ( từ bé xa quê đến lớn mới về )
học tốt nhé :)))
mk tưởng là thiếu tiểu vs lão đại
Tác giả sử dụng nghệ thuật đối giữa: thiếu tiểu - lão đại ; li - hồi
->Tạo nhạc điệu cho câu thơ->Thể hiện tình yêu quê hương da diết, sâu nặng.
giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong 2 câu thơ
"thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
hương âm vô cải, mấn mao hồi" (giúp mjk với, đg cần gấp)
Cho bài thơ:
"Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến. bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?"
a) Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ
b) Cho biết hình thức của câu thơ cuối bài thơ? Nêu ý nghĩa của veĩc sử dụng hình thức đó.
a) Nội dung: Bài thơ miêu tả nỗi lòng đối với quê hương da diết , sâu nặng trong tâm hồn , tình cảm của người xa quê
Nghệ thuật : - Ngôn ngữ giản dị
- Hình ảnh gần gũi
- Sử dụng phép đối
Hình thức sử dụng : phép đối
Cử đầu >< Đê đầu
Ý nghĩa: Làm nổi bật tâm trạng của tác giả
nội dung là thể hiên tyêu quê hương của tác giả khi xa quê(í chính) nghệ thuật:-đối -kết hợp biểu cảm trực tiếp + gián tiếp -giọng điệu ngậm ngùi.,bi hài
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi Nhi đồng tương kiến bất tương thức Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? Hãy xác định yếu tố tự sự và tóm tắt nội dung Phân tích tác dụng yếu tố tự sự đối với việc bộc lộ cảm xúc của nhà thơ
Tìm Cặp từ trái nghĩa và cho biết tác dụng trong câu sau
Thiếu Tiểu Li gia , Lão Đại Hồi
Cặp từ trái nghĩa là:
+ Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi (tiểu >< đại, li >< hồi)
+ Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.
Chúc bạn học tốt!
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu cho biết cái chết của lão hạc có ý nghĩa gì
Tham khảo
Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm. Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt, vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,… Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ. Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong những câu sau:
a. Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
b. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
c. Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
a, Khi đi trẻ ,lúc về già
b,
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
c,Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố nhớ cố hương
những chữ in nghiêng là những từ trái nghĩa
Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong những câu sau:
a. Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
b. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
c. Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
a, Cặp từ trái nghĩa: Nổi-chìm.
Cặp từ trái nghĩa: Rắn-nát.
b, Tác dụng: làm nổi bật thân phận chìm nổi bấp bênh, không biết nương tựa vào ai trong xã hội xưa.
Tác dụng: Thể hiện người phụ nữ xa xưa lúc thì mạnh, lúc thì yếu
Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi như I-li-át hay Đăm Săn không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của bạn.
Đoạn văn tham khảo:
Sử thi là thể loại văn học dân gian đã xuất hiện từ bao đời nay. Ra đời từ thời cổ đại, sử thi đã ghi lại cuộc sống qua thế giới quan của con người thời kì cổ đại. Con người thời kỳ nguyên thủy với nhu cầu nhận thức, giải thích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc thị tộc đã sáng tạo ra các vị thần, bán thần. Những câu chuyện về lịch sử, xã hội qua tư duy thần thoại của người xưa đã bị xáo trộn, gãy khúc, méo mó,… tạo nên tính chất hoang đường, kỳ vĩ của bức tranh sử thi. Nếu người Hy Lạp có niềm tin về thế giới thần linh ngự trên đỉnh Olympia thì người Êđê cũng có niềm tin về Yang. Mặc dù thời gian sử thi và thời gian hiện tại cách nhau rất xa nhưng việc những sử thi nổi tiếng như I-li-át, Ô-đi-xê hay ở Việt Nam có sử thi Đăm Săn vẫn được biết tới rộng rãi tới bây giờ đã chứng mình giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của thể loại này. Hơn nữa nó đã phản ánh được phần nào chân dung cuộc sosonsg và những quan niệm buổi đầu của con người về thế giới. Tóm lại, dù mốc thời gian có chênh lệch nhưng cả sử thi Iliad và sử thi Đam Săn đều có chung những vấn đề lịch sử của nhân loại trong thời đại anh hùng xa xưa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức của mỗi chúng ta về thể loại sử thi trong nền văn học dân gian nói riêng cũng như nền văn hóa dân gian nói chung.
Câu 4: em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người
Em tham khảo:
Trong cuộc sống, hẳn mỗi lần vấp ngã, thất bại là bạn đều tìm về với gia đình của mình. Vậy gia đình là gì? Đó là nơi chứa đầy tình thương, chứa đầy những người thân yêu của ta. Có lẽ bởi vậy mà gia đình luôn có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi con người. Trước hết, gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Bên cạnh đó, gia đình còn dìu dắt ta đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Họ sẽ chẳng rời bỏ ta mà thay vào đó lại đến bên sưởi ấm trái tim bị vụn vỡ. Thật vậy, gia đình chính là điểm tựa của mỗi con người. Vì vậy hãy nâng niu và trân trọng nó. Đừng chà đạp nó để rồi phải hối tiếc!