Hướng dẫn soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

MT

câu văn '' thiếu tiểu li gia , lão đại hồi '' hãy cho biết ý nghĩa phép đối

H24
21 tháng 11 2018 lúc 10:59

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi. Một câu đối có hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi là chỉnh cả ý lẫn lời ; thiếu tiểu đối với lão. Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểulão đều là chủ ngữ khiến câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

Hình thức tiểu đối trong câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.

Bình luận (1)
TP
21 tháng 11 2018 lúc 11:52

+Thiếu tiếu li gia >< lão đại hồi (tiểu >< đại, li >< hồi)

+Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

Bình luận (0)
TL
21 tháng 11 2018 lúc 12:11

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

Bình luận (0)
PM
21 tháng 11 2018 lúc 12:48
Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

Hương âm vô cải / mấn mao tồi.

Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.

Như vậy, hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép đối để thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.

Bình luận (0)
HD
25 tháng 11 2018 lúc 21:22

My Nguyễn Trà Lớp trưởng mà hay đi hỏi bài z ?

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết