nêu mối quan hệ giữa thị tộc và bộ lạc .
mn giúp vs mk cần gấp !!!!!!!
Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc diễn ra như thế nào?
A. Xung đột vì mâu thuẫn đất đai.
B. Quan hệ đối kháng lẫn nhau.
C. Quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau.
D. Luôn xảy ra chiến tranh, xâm lược.
Dao động càng mạnh biên độ nhiệt càng lớn, âm phát ra càng to.
dao động càng nhẹ biên độ nhiệt càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
kể tên các bộ phận của 1 hệ thống sông và nêu mối quan hệ của các nguồn cung cấp nước với mùa lũ của các con sông. vai trò của các nguồn nước ngọt trên TĐ là gì ? giúp mik vs mik cần gấp
Trả lời:
- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cấp nước sông:
- Sông có nguồn cấp nước là nước mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.
- Sông có nguồn cung cấp nước là tuyết tan: mùa lũ trùng với mùa xuân.
- Sông có nguồn cung cấp nước là băng tan: mùa lũ vào đầu mùa hạ.
- Nước có nhiệm vụ làm mát cho toàn bộ trái đất khi nhiệt độ trái đất tăng cao và làm ấm khi nhiệt độ hạ thấp. Thông qua nước, trái đất có thể hoạt động ổn định hơn, duy trì sự sống trên bề mặt. Ngoài ra nước trên trái đất còn giảm những tác động, dư chấn khi núi lửa phun trào
Từ bài bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Mn ơi mik cần gấp sáng mai thi r. Mơn mn nhé!
Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học” trích bài tấu gửi vua Quang Trung của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.
Theo Nguyễn Thiếp, ngay từ lúc đầu, học tiểu học để bồi dưỡng lấy gốc (học đạo đức), sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử (học tri thức đời sống và thuật ứng xử) là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài. Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều đã học được áp dụng vào thực tế. Có như vậy, nhân tài mới lập được công, nước nhà nhờ thế mà vững yên, đó mới thực là cái đạo học có quan hệ với lòng người mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.
Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Vậy như thế nào là “học” và “hành”?
“Học” là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lý thuyết, biến lý thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi, hay học cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản.
“Hành” có nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn đời sống, nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.
Theo Nguyễn Thiếp, học tập cần phải có nhiều thời gian, được phân ra nhiều giai đoạn. Phải gắn lý thuyết với thực hành. Tức là, học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, học phải đi đôi với hành.
Vậy tại sao học phải đi đôi với hành? Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu “học” mà không “hành” thì nắm vững lí thuyết mà thiếu kĩ năng, thiếu kinh nghiệm thực tế, làm việc dễ thất bại, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào. Một đất nước có nhiều người hay chữ, đó là điều tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng đem đến những hạn chế to lớn. Đạo học tuy được giữ gìn nhưng không chân thực, thiếu sức mạnh xây dựng hoặc cải biến làm cho xã hội tốt hơn.
Nếu “hành” mà không “học”, có kĩ năng, kinh nghiệm thực tế nhưng thiếu hiểu biết, không có lí thuyết soi sáng thì công việc sẽ tiến triển chậm chạp, dễ mắc sai lầm, hiệu quả thấp, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.
Nếu vừa “học” vừa “hành” thì vừa nắm vững lí thuyết vừa có kĩ năng vững vàng, hình thành kinh nghiệm thực tế, ít sai sót, dễ hoàn thành công việc và thành công trong cuộc sống. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Billgate, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm xúc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uẩn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt: dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ…, Những vị đó đã kết hợp học với hành, chăm chỉ cần cù để trở thành nhân tài như vậy. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa.
Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, không thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậc cha ông mới xứng là người con đất Việt.
Như vậy, từ bài tấu “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, ta có thể thấy học và hành đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết, không thể tách rời, có như thế thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới nâng cao. Ý kiến của La Sơn Phu Tử dù đã ngót ba thế kỉ nhưng vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy và học tập của thời đại ngày nay.
Mak sao bn thi trễ thế
tr mk xog hết từ tuần trc r
bạn tk nha
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.
Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.
“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.
Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.
Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?
Nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc ?
- Giống nhau : Có cùng chung dòng máu
- Khác nhau :
+ Bộ lạc có tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc)
+ Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn bó giúp đỡ nhau chứ không phải là hợp sức lao động kiếm ăn.
Giống nhau: Cùng chung dòng máu.
Khác nhau: Bộ lạc lớn hơn nhiều (gồm nhiều thị tộc).
xã hội nguyên thủy là sã hội nữ quyền đúng hay sai
Bài 4 :
Quan sát h.33 , h34
a ) Nhậ xét về sự tiến bộ của công cụ lao động ở thời kì này ?
b) Em thử nêu n.xét về mối quan hệ giữa công cụ và sự phát triển của xã hội.
GIÚP MK VS
1. Theo em có mấy loại nhận thức ? Nêu ý nghĩa rút ra từ nhận thức đó.
2.Giữa nhận thức và thực tiễn có mối quan hệ như thế nào? Vì sao?
MN GIÚP E BÀI NÀY VỚI Ạ. E ĐANG CẦN GẤP LẮM Ạ.
1. Theo em có mấy loại nhận thức ? Nêu ý nghĩa rút ra từ nhận thức đó.
2.Giữa nhận thức và thực tiễn có mối quan hệ như thế nào? Vì sao?
MN GIÚP E BÀI NÀY VỚI Ạ. E ĐANG CẦN GẤP LẮM Ạ.
1.
Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Tùy theo tính chất của sự nghiên cứu mà quá trình nhận thức đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa họ
1.Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Tùy theo tính chất của sự nghiên cứu mà quá trình nhận thức đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức thông thường và nhận thức khoa họ.
2.Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội. Có thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay nói cách khác, thực tiễn là cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận. Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn, lý luận được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn.
khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn
1. Theo em có mấy loại nhận thức ? Nêu ý nghĩa rút ra từ nhận thức đó.
2.Giữa nhận thức và thực tiễn có mối quan hệ như thế nào? Vì sao?
MN GIÚP E BÀI NÀY VỚI Ạ. E ĐANG CẦN GẤP LẮM Ạ.