Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NS
27 tháng 7 2020 lúc 23:35

(1) Mùa thu ở Hà Nội là mùa khiến ta lưu luyến , vấn vương mãi hình ảnh Hà Nội với mùa thu lá vàng cận kề cuối năm.(2) Sau mùa hè nắng nóng oi bức như lửa đổ , từng chị gió mùa thu ùa vào , xua tan đi cái nắng nóng , đem đến cái không khí mát mẻ , bình yên , nhẹ nhàng hơn , đem đến cái lãng mạn cho từng con phố , ngóc ngách .(3)Đặc biệt , Mùa thu Hà Nội còn là mùa hoa sữa nở - mùa tạo nên nét đặc trưng của thủ đô nước Việt Nam.(4) Những cây hoa sữa rợp bóng trên dải đường phố cổ khiến lòng người lại phải xốn xang vì hương thơm nồng nàn , hơi mạnh , mang một nét đẹp rất riêng của từng chùm hoa sữa trắng bạc.(5)Mùa thu ở Hà Nội cũng là mùa lá vàng .(6) Cả thủ đô như được dát lên trên bằng một tấm hoàng bào , với những con đường trải đầy lá rơi , giẫm lên những chiếc lá vàng nhẹ không hiểu sao ,con người ta cứ mãi ngẩn ngơ , thẫn thờ , con người ta lại nhẹ nhàng hơn ,bồng bềnh hơn , quên đi những phiền muộn của cuộc đời.(7)Mùa thu ở Hà Nội là thế đấy , rất đẹp , nhẹ nhàng , cứ mãi làm ta nhớ nhung , lưu luyến mãi không quên , cứ mãi làm ta thấy thư thái , nhẹ nhàng đến lạ.

Phép tu từ nhân hóa : gạch chân

Phép tu từ so sánh : in đậm

Câu trần thuật đơn có từ là : in nghiêng

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
19 tháng 4 2021 lúc 9:17

Sau khi tiếng trống trường dồn dã đánh là báo hiệu giờ ra chơi( câu trần thuật đơn có từ là) , các bạn nữ lớp tôi cùng nhau ùa ra ngoài hành lang , để cùng nhau ôn bài . Còn các bạn nam , mấy đứa rủ nhau ra ngoài sân chơi đá bống , từng cặp thì chơi đá cầu . trên vai của tụi con trai ảnh nắng chảy đầy trên lưng , đôi chân không mang dép chạy tung tăng theo bóng . Khung cảnh lúc ấy ồn ào y như chợ vỡ( so sánh) . Thế rồi ! tiếng trống thứ hai đã vang lên " tùng tùng " giờ ra chơi đã kết thúc . Vào lớp khung cảnh sân trường bỗng nhiên sao đã tĩnh lặng lại . Các ông phượng , ông bàn , cô ghế( nhân hoá) .. ngoài sân đều được nghĩ ngơi .

Chúc bạn học tốt nhé!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
Xem chi tiết
H24
20 tháng 9 2021 lúc 15:13

Tham khảo:

MỞ BÀI:

 Nếu Thạch Lam có truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" thì Thanh Tịnh có "Tôi đi học" đều nhẹ nhàng giàu cảm xúc ấm áp tình người, tình đời. Đặc biệt truyện ngắn "Tôi đi học" đã được nhận xét là truyện giàu chất thơ. Có lẽ chất thơ đã góp phần không nhỏ tạo lên sự hấp dẫn của chuyện.

THÂN BÀI:

     Chất thơ là chất trữ tình bàn bạc trong truyện nó được thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm xuyên suốt từ đầu đến cuối chuyện đậm văn phong Thanh Tịnh.

     Đúng vậy! Trong truyện "Tôi đi học" trước hết chất thơ được phản ánh qua tình huống truyện. Tình huống không hấp dẫn ở tình huống gay cấn mà hấp dẫn ở tình huống nhẹ nhàng đó là ngày đầu tiên đi học. Ai cũng từng trải nghiệm nên dễ đồng cảm với nhân vật Tôi trong truyện. Tình huống khá ấn tượng với người đọc, người nghe.

     Tiếp theo chất thơ của chuyện còn được phản ánh qua bố cục. Bố cục xây dựng theo dòng cảm xúc, theo dòng hồi tưởng. Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, cảm xúc men theo trình tự thời gian, không gian và bộc lộ. Lúc đầu tâm trạng nhân vật tôi "nao nức", "mơn man" nhớ về ngày đầu tiên đi học. Trên đường đi học, cậu bé ngỡ ngàng trước mọi vật rồi lo sợ vẩn vơ. Cảm xúc vừa lạ vừa quen khi ngồi trong lớp học đó là cảm xúc trong sáng đẹp đẽ.

     Không chỉ vậy mối quan hệ giữa các nhân vật trong chuyện cũng rất giàu chất thơ. Các phụ huynh rất yêu thương lo lắng quan tâm chăm sóc con em. Ông Đốc và thầy giáo trẻ vỗ về an ủi nhẫn nại, dỗ dành động viên các em bước vào ngôi nhà thứ hai của mình. Tất cả tạo lên môi trường giáo dục ấm áp có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ trưởng thành.

     Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần làm nổi bật chất thơ của truyện. Thiên nhiên đặc trưng mùa thu được nói đến qua mấy nét chấm phá. "Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bọc". Mái trường qua cái nhìn của nhân vật tôi cũng rất riêng. Lúc thì nó giống các ngôi nhà trong làng. Lúc thì nó xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Tác giả kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả biểu cảm đặc biệt là biểu cảm khiến chuyện nhẹ nhàng ấm áp, lời văn trong sáng, nhịp kể chậm giọng tha thiết bồi hồi các hình ảnh so sánh khiến lời văn cụ thể sinh động bay bổng, nhẹ nhàng, hấp dẫn.

KẾT BÀI:

     Như vậy, chất thơ thẫm đấm trong toàn truyện "Tôi đi học" còn mãi với thời gian bởi Thanh Tịnh đã nói hộ cảm xúc kỉ niệm đẹp trong ta bằng lời văn cách kể nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc tinh tế.

Chủ đề: Chất trữ tình trong văn bản "Tôi đi hoc" của Thanh Tinh.

Chất thơ chính là chất trữ tình nhé!

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
TD
19 tháng 1 2017 lúc 21:59

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bình luận (4)
DH
10 tháng 2 2017 lúc 20:23

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

Bình luận (0)
DH
10 tháng 2 2017 lúc 20:23
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Bình luận (2)
CV
Xem chi tiết
MB
21 tháng 2 2021 lúc 10:38

 Trong một ngày thì cảnh bình lên có lẽ là cảnh đẹp nhất . Khi bình minh vừa rạng thì cũng là lúc mọi người bắt đầu một công việc của mình cũng như bắt đầu một ngày mới với những điều mới đang chờ đón họ. Từ phía xa xa , ông mặt trời mặc bộ xiêm y hoàng bào rực rỡ từ từ nhô lên với những ánh sáng lấp lánh tỏa ra khắp không gian.Trên trời những đám mây màu vàng nhạt dần dần trôi đi. Những chú gà trống oai phong như những chàng hiệp sĩ dạo lên những khúc kèn để đánh thức mọi người dậy : " Ò ... ó ..... o ......o......" từ xa vọng lại. Những chị gió thướt tha mang một luồng khí mát lạnh đến với quê hương vào  buổi sáng sớm .Ngoài đồng đã có các bác nông dân đang gặt lúa . Khung cảnh đó thật yên bình và thật trong lành của quê hương tôi vào lúc bình minh.  

- Phép so sánh trên thuộc lạo : so sánh ngang bằng.

Bình luận (1)
MB
21 tháng 2 2021 lúc 11:06

tick hộ mình nha

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
H24
21 tháng 3 2023 lúc 21:36

                                             Bài làm 
       Tôi rất yêu thích môn Mĩ Thuật, ngay từ nhỏ tôi đã rất thích vẽ và tiếp xúc với bộ môn này từ khá sớm.Bắt đầu lớn lên và trong quãng thời gian còn là học sinh,tôi đã rất nổi trội trên lĩnh vực nghệ thuật,đặc biệt là môn Mĩ Thuật.Càng lớn lên,tài năng của tôi càng phát triển nhờ luyện tập và được rất nhiều người thân ủng hộ.Ở quãng thời gian khi ra trường,tôi đã dùng số tiền gia đình trợ cấp và số tiền tôi dành dụm,đi làm thêm để đầu tư vào nghệ thuật.Tôi cũng tham gia khá nhiều lớp học lớn và là một trong những học sinh sáng giá,nổi trội ở nơi đây.Tôi đã được đi du học và tham quan tận mắt những bức tranh của người nổi tiếng.Tôi khá thích loại tranh Abstract expressionism và Assemblage, trông chúng rất thú vị và tôi cảm thấy rất thích thú khi tìm hiểu loại tranh này.Tôi hi vọng tương lai sẽ đóng góp được nhiều bức tranh mang tầm cỡ quốc tế như vậy và tôi sẽ cố gắng hết sức mình.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết