chỉ ra cấu tạo của phép so sánh trong câu tiếng hát trong như suối ngọc tuyền êm như hơi gió thoảng cung điện văn lớp 6
chỉ ra cấu tạo của phép so sánh trong câu tiếng hát trong như suối ngọc tuyền êm như hơi gió thoảng cung điện văn lớp 6
Tiếng hát(vật được so sánh) trong(Từ so sánh) như(Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh) nước ngọc tuyền(Từ so sánh).
Êm(vật được so sánh) như(Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh) gió thoảng cung tiên(Từ so sánh).
Bài 1:Tìm và phân tích phép so sánh( theo mô hình so sánh);
a,Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rởi rất mỏng như là rơi nghiêng
b,Quê hương là chùm kế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
c,Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Bài 2:Trong các ccaau sau đây , những sự vật nào được so sánh với nhau?Giữa chúng có đặc diểm gì tương đồng?
a,Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài thiên điêm sập cửa
b, dòng sông uốn lượn như một dải lụa mềm mại
c, Công cha như núi Thái Sơn
Bài 3:Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cảnh dòng sông trong dố có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên.
a)Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
vế A:tiếng rơi
phương diện so sánh:rất mỏng
từ so sánh:như
vế B:rơi nghiêng
b)1.Quê hương là chùm khế ngọt
Vế A:Quê hương
từ so sánh:là
vế B:chùm khế ngọt
2.Quê hương là đường đi học
vế A:quê hương
từ so sánh:là
vế B:đường đi học
c)Vế A:tiếng suối
phương diện so sánh:trong
từ so sánh:như
vế B:tiếng hát
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 câu)tả dòng sông quê em .Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biệ pháp tu từ so sánh (gạch chân dưới tu từ so sánh đó )
tk
Quê hương em có dòng sông La hiền hòa, thơ mộng. Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy mảnh đất quê hương em vào lòng như người mẹ ôm ấp đứa con thơ. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Dọc theo bờ bên này, nhà cửa san sát, cảnh làng quê đầm ấm, yên vui. Xa xa, bờ bên kia, cây cối xanh tốt um tùm nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước trong veo. Những ngày hè, nước sông trong vắt. Dưới ánh nắng, những gợn sóng lăn tăn lung linh dát bạc xoa dịu cái nắng chói chang. Lũ trẻ chúng em thường đằm mình dưới dòng sông tắm mát, người lớn thì lấy nước sông để giặt giũ, tưới cây... còn những người già thì ngồi dưới gốc cây cạnh bờ sông hóng gió. Đến mùa mưa lũ, dòng sông như sâu hơn, rộng hơn chở nước về nơi biển cả. Dòng nước đục ngầu, giận dữ ấy trôi xuôi giúp làng êm yên bình trong dông bão. Con sông đã gắn bó với người dân quê em từ bao đời, ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ em. Em sẽ luôn nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm êm đềm.tk
Con sông ở quê em là một con sông trong và sạch. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào quanh co, uốn khúc. Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Mặt nước mênh mông vẫn lặng lẽ dõi theo từng dòng chảy. Thi thoảng, từng chú cá bông lại quẫy nhẹ dưới dòng nước mát lành. Vì nó đã gắn bó với em rất lâu nên em coi con sông này như là một người bạn thật vậy. Vào buổi sáng, mỗi khi ông Mặt Trời thức giấc, từng vầng hồng rạng rỡ mọc lên ở phía đằng đông, dòng sông sáng bừng lên dưới những ánh ban mai, ánh sáng ở dưới nước lúc này lấp lánh như là những viện kim cương vậy. Em rất yêu con sông quê em
Nhà bà ngoại nhìn ra bến phà. Sáng sớm nhìn ra bờ sông, con nước đục ngầu phù sa, hiền hòa chảy. Trên mặt nước, từng đám lục bình trôi dập dềnh, những cánh hoa phơn phớt tím, rung rinh trong gió. Thỉnh thoảng, vài con thuyền chở đầy hàng hóa xuôi theo dòng nước, vài chiếc xà lan nặng nề chở cát, tưởng như sắp bị dòng sông nuốt chửng. Hai bên bờ sông, dãy dừa nước lao xao, ẩn hiện sau đó là vài nóc nhà. Náo động nhất có lẽ là bến phà. Từng chuyến phà lớn, chở đầy người và xe cộ, hàng hóa chăm chỉ qua lại hai bờ sông. Hai bên bờ, hành khách chờ xuống phà, tiếng người xen lẫn tiếng xe, tạo thành dòng âm thanh ồn ào, náo nhiệt,... Nắng sớm mai lấp lóa như dát vàng mặt nước.Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống Dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy đỏ sậm phù sa, mang nặng nghĩa tình của con sông đối với người và đất miền Tây.
so sánh là gì,hãy đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh
ss là đối chiếu sự vật này với sự vậy khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
có loài chi đang hót vang hòa tựa như nói
EM THAM KHẢO:
so sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng làm tăng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
VD:tiếng suối trong rì rào chẳng khác gì tiếng hát xa
Tìm biện pháp nghệ thuật so sánh, nêu ý nghĩa và nội dung của đoạn trích sau: Dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt,quay hàm bạnh ra,cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh ,hùng vĩ 2.Tả một tiết học đáng nhớ
biện pháp so sánh trong đoạn trích trên là Dượng Hương Thư... oai linh hùng vĩ
cho thấy Dượng Hương Thư rất khỏe mạnh như hiện ra trước mắt mn
Các biện pháp so sánh trong đoạn trích trên là:
- DHT như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
-Ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ oai linh hùng vĩ.
Ý nghĩa:
- Đoạn trích trên giúp hiện lên hình ảnh của con người lao động, khỏe mạnh, dày dặn kinh nghiệm đang chỉ huy chiếc thuyền vượt qua dòng nước lũ.
Nội dung
-Cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn.
-Thể hiện sức mạnh của con người lao động
BT1: Chỉ ra và nêu tác dụng của các BPTT trong các câu sau:
a) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
tìm biện pháp so sánh trong bài bức tranh của em gái tôi và nêu tác dụng
giúp mình với nha!!!!!
phân tích tác dụng củ phép co sánh trong bài ca dao sau:
"Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
mấy cô má đỏ hây hây
đội bong như thể đội mây về làng."
NGÔ VĂN PHÚ
Tác dụng: cho thấy độ trắng, độ nhiều của bông với cánh đồng, bông nhiều đến nỗi tác giả có cảm giác như nhìn thấy mây
Tham khảo:
*Khái niệm:
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:
– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).
– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).
– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.
– Từ so sánh.
*Các kiểu so sánh
a.So sánh ngang bằng
Ví dụ: “Trẻ em là búp trên cành”
b. So sánh hơn kém
Ví dụ: " Hương cao hơn Khánh"
*Các phép so sánh thường dùng
1. So sánh sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ:
– Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
2. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.
Ví dụ:
– Trẻ em như búp trên cành.
3. So sánh âm thanh với âm thanh
Ví dụ:
– Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
4. So sánh hoạt động với các hoạt động khác.
Ví dụ:
-Huyền đi như giậm chân.
So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 2 kiểu so sánh :
- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.
- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.
1. hãy nêu cảm nghĩ và chỉ ra biện pháp so sánh trong khổ thơ sau
con đi chăm núi ngàn khe
không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
con đi đánh giặc mười năm
chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Câu thơ sử dụng phép so sánh không ngang bằng: Con đi trăm núi ngàn khe - Muôn nỗi tái tê lòng bầm; Con đi đánh giặc mười năm - Khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Giá trị của phép so sánh: phép so sánh kết hợp với số từ "trăm", "ngàn", "mười", "sáu mươi" => những khó nhọc mà người mẹ đã hi sinh, dành trọn cả cuộc đời chăm sóc, dõi theo để con khôn lớn => câu thơ cho thấy lòng biết ơn sâu nặng của con đối với cha mẹ.
''Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm''
''Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi''
=>Biện pháp so sánh hơn kém
"Con đi trăm núi ngàn khe" được so sánh chưa bằng " muôn nỗi tái tê lòng bầm"
"Con đi đánh giặc mười năm" được so sánh chưa bằng "khó nhọc đời bầm 60"
Hai hình ảnh so sánh miêu tả sự vất vả của người mẹ ở tuổi 60
-> Đây là so sánh không bằng