từ "như" là ĐT hay DT hay TT
từ "như" là ĐT hay DT hay TT
phân loại phó từ :"còn,không,ra,đã"
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự: còn
- Chỉ sự phủ định: không
- Chỉ kết quả, hướng: ra
- Chỉ quan hệ thời gian: đã
- Chỉ sự tiếp diễn tương tự: còn
- Chỉ sự phủ định: không
- Chỉ kết quả, hướng: ra
- Chỉ quan hệ thời gian: đã
bạn có bao nhiêu coin?
Hãy viết một đoạn văn nói về cách giải quyết của trường hợp sau: Ngôi nhà em đang ở bỗng dưng bị cháy. P/s: Trong đó có sử dụng các từ ngữ về an ninh - trật tự, gạch chân những từ ngữ đó. Kh chép mạng ah
Dế Mèn ,nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phưu lưu ký của nhà văn Tô Hoài,do bày trò trêu chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Em hãy nhập vai nhân vật Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đững trước nấm mồ của người bạn xấu số.
giúp mik với nha! Dài hơn hai trang rưỡi nha!Cảm ơn các bn trước
I.Mở bàiSau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ mời đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùngII.Thân bài-Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh+Tôi đã quát những chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ+Thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó vừa ngơ ngác dưới đầm lên+Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi-Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chi Cốc khiến Dế Choắt bị hiểu lầm dẫn đến cái chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.-Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám chơi mà không dám chịu-Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chi đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan.-Chỉ vì mốn thỏa cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mìnhmà tôi trở thành kẻ giết người.-Lúc này tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng mọi việc đều đã muộn. Dế Choắt ốm yếu và đáng thương đã nằm yên trong lòng đất.III.Kết bài-Tôi thành tâm xin lỗi Dế Choắt và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời-Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.
Và bạn cũng có thể tham khảo ở đây
https://vndoc.com/em-hay-dong-vai-nhan-vat-de-men-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-noi-chuyen-cua-de-men-va-de-choat-nhan-ngay-de-men-tham-mo-de-choat-169009
https://doctailieu.com/dien-ta-tam-trang-hoi-han-cua-de-men-sau-khi-chon-de-choat
Vậy nha. Cuối cùng, cho mình xin lỗi vì không rảnh để viết bài văn cho bạn.
Xin lỗi nhiều nha!
Viết đoạn văn trình bày về suy nghĩ của mik về bức tranh đạt giải nhất trong truyện "Bức tranh của em gái tôi"của Tạ Duy Anh
giúp mik với nhé dài hơn một trang giấy là được
“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn được giải nhì trong cuộc thi sáng tác “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong năm 1988 và in trong tập “Con dế ma” của tác giả Tạ Duy Anh. Với ngôn ngữ bình dị, lời kể tự nhiên và gần gũi, tác phẩm đã để lại một bài học đầy ý nghĩa về tình cảm của anh em ruột thịt trong gia đình.
Nội dung câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương qua lời kể của nhân vật người anh. Kiều Phương là một cô bé hiếu động, nghịch ngợm và có sở thích chế màu vẽ. Tình cảm của hai anh em rất tốt cho đến khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện cũng là lúc người anh trai cảm thấy bản thân mình bất tài và ghen tị với tài năng của người em, đối xử với người em không tốt và thường xuyên cáu gắt. Nhưng rồi thật bất ngờ, bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương được trưng bày lại là bức vẽ về người anh trai. Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”, người anh đã cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ vì nhận ra tấm lòng nhân hậu của người em.
Câu chuyện được trần thuật dưới ngôi kể và điểm nhìn của nhân vật người anh trai. Nhờ vào ngôi kể này, những suy nghĩ tâm tư của nhân vật đã được bộc lộ một cách chân thực và sâu sắc. Thông qua các sự kiện chính, chúng ta có thể thấy người anh đáng trách nhưng cũng có phần đáng cảm thông. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện và được mọi người chú ý, người anh đã ghen tị và có cách cư xử không tốt với em. Tài năng của em gái dường như trở thành lí do để người anh phủ nhận chính bản thân mình và có suy nghĩ mình chỉ là một người thừa. Tình cảm anh em cũng vì thế mà rạn nứt và không còn nguyên vẹn như xưa. Nhưng rồi khi đứng trước bức tranh của người em thì người anh đã ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ. Điều này cho thấy rằng, sự ghen tị trong lòng người anh chỉ là tính cách nhất thời và đã được xua tan đi bằng tấm lòng nhân hậu và lương thiện của người em. Và đến cuối cùng, tình cảm anh em đã chiến thắng những điều nhỏ nhen và toan tính ích kỉ.
Xuyên suốt tác phẩm, chúng ta còn thấy được vẻ đẹp về tâm hồn và tính cách của nhân vật Kiều Phương. Mặc dù chỉ được tác giả phác họa với một số nét như nghịch ngợm, thích chế màu vẽ, có tài năng hội họa và qua bức tranh “Anh trai tôi nhưng chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp của nhân vật. Trước hết, như biết bao đứa trẻ khác, đó là một cô bé hiếu động, đáng yêu và trong sáng, biết thực hiện đam mê của bản thân. Mặc dù có tài năng hội họa nhưng cô bé không hề kiêu căng, ngạo mạn mà vẫn đối xử tốt với người anh. Chính điều này đã khiến cho dù người anh ghen tị và thường xuyên cáu gắt thì hình ảnh về người anh trong lòng bé Phương vẫn vẹn nguyên và tốt đẹp và cuối cùng, đã giúp tình cảm anh em chiến thắng những toan tính ích kỉ và nhỏ nhen.
Như vậy, câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi” đã thể hiện một bài học sâu sắc về tình cảm anh em đã được ông cha ta thể hiện qua câu ca:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn được giải nhì trong cuộc thi sáng tác “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong năm 1988 và in trong tập “Con dế ma” của tác giả Tạ Duy Anh. Với ngôn ngữ bình dị, lời kể tự nhiên và gần gũi, tác phẩm đã để lại một bài học đầy ý nghĩa về tình cảm của anh em ruột thịt trong gia đình.Nguồn: https://nhungbaivanhay.vn/phat-bieu-cam-nghi-cua-em-ve-tac-pham-buc-tranh-cua-em-gai-toi.html#ixzz6ns8SxyD1
Hai dòng thơ :"Mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"
thể hiện thái độ gì của tác giả Nguyễn Duy trong bài thơ "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"
Em tham khảo nhé !!
Câu thơ bộc lộ được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về thông điệp của tác giả: Ngợi ca công lao to lớn của mẹ. và nhắn nhủ chúng ta làm con phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, đừng làm mẹ phải buồn mà hãy luôn sống xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của mẹ.
Câu trên sử dụng phép so sánh. Phép so sánh ( không tày ) không ngang bằng. "Tày" ở đây nghĩa là bằng.
Các Bạn Nhớ Theo Giỏi Mình Nhé
hãy viết thân bài cho đề bài sau (tả bao quát và chi tiết):
Tả một món quà (đồ vật) có ý nghĩa sâu sắc với em.
ko chép mạg vì mk đọc hết rùii, camon ạh
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp mẹ mua lúc mua từ năm mới vào tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với mẹ là sẽ cố gắng học tốt. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Bốn, tan học, mưa tầm tã ,sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy do học nhiều môn nên khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: "Sao con không bỏ vào cặp?". Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: "Cặp hỏng rồi bố ạ !". Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: "Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác". Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp kỉ niệm này.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất đẹp mắt và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh dương. Chiều dài độ bốn mươi xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp 3 chú gấu trong phim "Chúng tôi đơn giản là gấu."
Chiếc cặp được cấu tạo năm ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Còn có hai ngăn bên hông để bỏ bình nước. Thật là tiện lợi. Đã gần hai năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em đi đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
* Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng vải.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu xám.
- Loại cặp có 2 quai đeo.
* Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài:cặp chỉ có một màu xám
- Hai bên cặp có hai khoá sắt sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “vù vù” thật vui tai.
- Bên trong: Cặp gồm 2 ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai to hơn, em làm chỗ để cho sách vở vào.