Những câu hỏi liên quan
LC
Xem chi tiết
RV
26 tháng 9 2016 lúc 17:23

Lộn địa chỉ rồi bạn ơi.......

Bình luận (0)
NM
26 tháng 9 2016 lúc 19:13

sai địa điểm rùi

Bình luận (0)
AC
27 tháng 9 2016 lúc 14:57

cảm nhan ng hn thanh thoi, k bit kd, k nang dong, thoi nay ma ngoi ngam tho thi chet đói

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NN
19 tháng 10 2019 lúc 12:40

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

Gió đưa cành trúc la đà

Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói toả ngàn sương

Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BT
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
NT
27 tháng 10 2021 lúc 23:05

-Muốn xây dựng một đất nước ngày càng giàu mạnh

-Khẳng định ý chí tự cường của dân tộc

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
2 tháng 8 2023 lúc 6:11

THAM KHẢO  
• Yêu cầu số 1:
- Vị trí: Thăng Long - Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Tiếp giáp các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; Bắc Giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
• Yêu cầu số 2:
- Đặc điểm tự nhiên của Thăng Long được thể hiện trong “Chiếu dời đô”:
+ “ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”.
+ “là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương”. - Một số tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội: Tống Bình, Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan,..

Bình luận (0)
Xem chi tiết
H24
6 tháng 5 2022 lúc 20:19

Tham khảo mạng:>

Bình luận (0)
ND
6 tháng 5 2022 lúc 20:21

tham khoả trên mạng í

Bình luận (0)
LA
6 tháng 5 2022 lúc 20:21

Bạn tham khảo! 

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: danh lam thắng cảnh ở Hà Nội - chùa Một Cột.

2. Thân bài

a. Lịch sử hình thành

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Chùa Một Cột được khởi công và xây dựng vào 10/1049 Âm lịch. Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054).

Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật Quan Âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng Chùa Một Cột.

b. Kiến trúc của Chùa Một Cột

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đá tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen.

Chùa gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối.

Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

c. Ý nghĩa văn hóa, lịch sử của chùa Một Cột

Chùa Một Cột là một trong những danh lam thắng cảnh được Bộ Văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962.

Chùa Một Cột là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến và được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị, ý nghĩa và vai trò của Chùa Một Cột.

 

Chùa Một Cột nằm trong khu di tích chùa Diên Hựu, Thôn Thanh Bảo, Quảng Đức vào thời lý. Đến nay được gọi là Chùa Một Cột thuộc Ba Đình gần Lăng Bác, Hà Nội.

Được khởi công và xây dựng vào 10/1049 âm lịch. Trước kia chùa có rất nhiều tên khác nhau như chùa Mật (tiếng Hán-Nôm) và “Diên Hựu tự”, “Liên Hoa Đài”. Theo tìm hiểu của taxi 7 chỗ Hà Nội, Ngôi chùa được xây dựng theo một giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054). Có một lần vua Lý Thái Tông đã mơ thấy phật quan âm ngồi trên đài sen và dắt mình lên đài. Khi tỉnh dậy, Nhà Vua kể cho bề tôi nghe và được nhà sư Thiền Tuệ gợi ý nên xây dựng ngôi chùa và nhà vua đã dựa theo ý tưởng thiết kế của Thiền Tuệ để xây dựng ngôi chùa.

Ngôi chùa được thiết kế bằng gỗ ở phần dưới là cột đã tượng trưng cho thân sen, còn phía trên là đài sen. Bên trong có tượng phật bà Quan Âm để thờ. Cho đến năm 1105, Vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc của chùa và xây dựng thêm hồ Linh Chiểu.Về sau, chùa chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như ngày nay. Gồm có đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh chùa là 3m, mái cong cong, dựng trên cột đá cao 4 m, đường kính 1,2m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tiếp đến là hệ thống đòn bẩy để giữ thăng bằng cho ngôi chùa phía trên. Ngôi chùa được xây dựng vươn lên khỏi mặt nước là một kiến trúc độc đáo. Phía dưới là hồ hình vương bao quanh bởi gạch tráng men màu xanh.

Với vốn lịch sử mà taxi sân bay nội bài được biết thì cho đến năm 1840- 1850, ngôi chùa một cột được trùng tu và tôn tạo, lần tiếp theo là vào năm 1920. Vào năm 1955, Đài Liên Hoa được sửa chữa bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Năm 1995, ngôi Tam bảo được trùng tu với tổng số tiền lên tới 500 triệu đồng. và tiếp theo là trùng tu nhà mẫu năm 1997 hết 200 triệu đồng.

Chùa một cột là một trong những danh lam thắng cảnh được bộ văn hóa nước ta xếp hạng di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc vào năm 4/1962. Chùa Một Cột có một ý nghĩa lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn. Đây cũng là biểu tượng của người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Có một điều rất được được có thể bạn không để ý mà taxi nội bài Hà Nội sẽ nói đó là chùa một cột còn được in đằng sau đồng tiền xu 5000 của Việt Nam.

Nếu bạn có cơ hội du lịch 1 ngày Hà Nội thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua đó chính là Chùa Một Cột. Ngôi chùa tuy nhỏ bé nhưng nó là nét văn hóa của dân tộc và có nét kiến trúc riêng không đâu có được. Chính sử đặc biệt này mà hàng năm, khách du lịch đến đây rất đông và là nơi yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
AK
Xem chi tiết
CM
16 tháng 11 2021 lúc 8:55

Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:

Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán

nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)

Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà LươngBắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).

Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.

Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.

Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1

Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.

Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc.Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt Âu Lạc của An Dương Vương.Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị diệt năm 207 TCNSử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt[cần dẫn nguồn] phía Tây nước Âu Lạc "sau khi Lã hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN.

Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm 6 quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, đồng thời lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ, Nhật Nam. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn

Năm 39, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2

Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.

Sự cai trị của Đông Hán tại bộ Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).

Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp dùng người nhà trấn trị các quận, trở thành người cai trị tại đây, dù sau đó trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồi Đông Ngô cử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việc bộ Giao Chỉ được đổi gọi là Giao Châu, trở thành 1 châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốc theo đề nghị của Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân.

Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhà Đông Ngô đánh chiếm Giao Châu và chính thức cai trị. Trong chiến tranh Tam Quốc, các nước thay nhau giành quyền quản lý Giao Châu. Năm 263, Lã Hưng giết quan cai trị Đông Ngô, theo về Tào Ngụy. Tại trung nguyên năm 265 nhà Tấn diệt Ngụy, Giao Châu lại thuộc Tấn. Năm 271 Đông Ngô chiếm lại Giao Châu. Năm 280 Tấn diệt Ngô, Giao Châu trở lại thuộc Tấn.

Sau thời Tam Quốc, Giao Châu không có biến động về chủ quyền quản lý cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc thứ hai.

Một số cuộc nổi dậy của người Việt thời kỳ này đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất năm 248, ở quận Cửu Chân của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, sau bị Lục Dận là thứ sử Giao Châu đàn áp phải chịu thất bại. Một số cuộc nổi dậy khác của các thủ lĩnh người Việt như Lương Thạc, Lý Trường Nhân duy trì được quyền cai quản của người Việt trong vài năm.

Thời Bắc thuộc lần thứ 2 chấm dứt năm 541 khi Lý Bí khởi binh chống nhà Lương và chính thức thành lập nhà Tiền Lý cùng nước Vạn Xuân năm 544.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 3

Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.

Năm 605, nhà Tùy đổi Giao châu thành quận Giao Chỉ và Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam.

Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu.

Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn.

Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.

Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Ðinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.

Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.

Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục thực hiệnTiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.

Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.

Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938

Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo dẫn đầu trên sông Bạch Đằng sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 4

Sau thời nhà Ngô đến thời nhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu sau ngàn năm Bắc thuộc là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi là Đại Việt. Trong hơn 400 năm qua các triều đại Tiền Lê, Lý và Trần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1406, nhà Minh đem quân sang, lấy lý do là để khôi phục nhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.

Năm 1407, Giản Định vương, con thứ của vua Trần Nghệ Tông xưng làm Giản Định Đế (1407-1409) để nối nghiệp nhà Trần (thành nhà Hậu Trần) và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm 1413 thì hoàn toàn thất bại.

Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Thanh Hóa.

Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam: nhà Hậu Lê. Theo truyền thuyết, Lê Lợi thắng do nhờ có kiếm thần của Long Quân.

So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt (trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An) đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng (bao gồm cả thuế muối) cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AK
16 tháng 11 2021 lúc 8:58

NGẮN THÔI NHÉ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CM
16 tháng 11 2021 lúc 8:59

ok nhưng nhớ tíck

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ML
Xem chi tiết
ND
26 tháng 11 2023 lúc 10:34

- Thắng cảnh: Hồ Gươm, Hồ Tây, ....
- Di tích: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
AT
9 tháng 8 2023 lúc 10:50

- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.

+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).

+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng

(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)