bai cong truong mo ra cua tac gia nao zay
"the gioi dieu ki" trong bai"cong truong mo ra" do la the gioi nhu the nao trong su hieu biet cua em
Theo em "thế giới kì diệu" trong văn bản Cổng trường mở ra là:
Thế giới kì diệu trong văn bản Cổng trường mở ra là một thế giới kì diệu, nơi thắp sáng ước mơ, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ thơ. Bước qua cánh cổng ấy sẽ mở ra một thế giới trí thức với vô vàn điều mới lạ và kì thú. Sự kì diệu ở đây không phải phép thuật nhiệm màu do Ông Bụt, Bà Tiên ban tặng mà là sự kì diệu trong mỗi kiến thức cần được chúng ta khám phá và trải nghiệm từng ngày. Nơi đây sẽ có rất nhiều chông gai và thử thách cần được chúng ta đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Nhưng nó chứa đựng tất cả kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ trong sáng.
Chúc bạn học tốt! <3
"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:
- Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.
Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sông, về cách ứng xử với mọi người...
- Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.
chi ra su giong nhau va khac nhau giua hai van ban "toi di hoc" cua THANH TINH va bai "Cong truong mo ra "cua LI LAN
bai hat em la mam non cua dang sang tac cua tac gia nao
Theo mình là Mộng Lân chúc học tốt nha
Bai hat Cay sao giay sang tac cua tac gia nao
soan bai cong truong mo ra
1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.
2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
Bạn tham khảo:
I. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại: - Văn bản nhật dụng, Thể kí - Phương thức biểu đạt: biểu cảm. Tác phẩm được viết theo dòng cảm xúc của lòng mẹ với con yêu. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua ngôi kể nào?- Ngôi kể thứ nhất (Mẹ) 2. Bố cục: 2 đoạn Đoạn 1: Từ đầu … “ngày đầu năm học” -> Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con. Đoạn 2: tiếp theo đến hết -> "Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ" -> Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con II. Tìm hiểu chi tiết: 1.Tâm trạng của người con - Hăng hái dọn dẹp đồ chơi…Háo hức. … Giấc ngủ đến với con dễ dàng Cách miêu tả tâm trạng trẻ thơ của tác giả-> Vô tư, thanh thản, ngủ ngon lành. 2. Tâm trạng của người mẹ. Tác giả miêu tả tâm trạng người mẹ cũng rất tinh tế, chính xác. Đó là tâm trạng của hầu hết những người cha người mẹ yêu con trước những việc quan trọng của cuộc đời con. *Hành động: - Quan sát những việc làm của con, đắp mền, buông mùng, dém chăn, dọn đồ chơi…. -> Chăm sóc, yêu thương con. * Tâm trạng - Mẹ: thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên. -> Vì Mẹ thương yêu con, lo lắng, hồi hộp, xúc động. * Kỉ niệm quá khứ: - Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình: hồi hộp, rạo rực, nhớ thương…. Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? (Người mẹ nói một mình, giọng độc thoại là giọng chủ đạo của văn bản. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình. Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình). Cách viết này có tác dụng gì? -> Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp. Người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? -> Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con -> Là người mẹ yêu con vô cùng 3. Cảm nghĩ về vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ. Kết thúc bài, người mẹ nghĩ đến ngày mai đưa con đến trường vào một thế giới kỳ diệu. Em đã bước vào thế giới đó 6 năm, hãy cho biết thế giới kỳ diệu đó là gì? (Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú về tri thức, tư tưởng, đạo đức và những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn,… mà nhà trường đem lại cho em…Có thể khẳng định: Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng trong thế giới kì diệu đó.) - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường: là thế giới của niềm vui, của ước mơ và khát vọng - Tin tưởng vào nhà trường. - Khích lệ con đến trường. -> Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới ...
I) Tìm hiểu chung :
1) Thể loại : Bút kí - văn bản nhật dụng
2. Tóm tắt văn bản :
Người mẹ đã không ngủ được trong đêm trước ngày khai trường cua con một phần vì lo lắng chuẩn bị cho con, song phần nhiều vì những kỉ niệm của tuổi thơ đã sống dậy. Khi đó, người mẹ đã nhớ về ngày khai trường của mình hồi còn nhỏ và liên hệ tới ngày lễ khai trường đầy ý nghĩa ở đất nước Nhật Bản. Và sâu sắc hơn là một thế giới mới đã mở ra sau cánh cổng trường đối với đứa con thân yêu của mình.
3) Chú thích các từ khó ( Sgk )
4) Tìm hiểu bố cục .
-Bố cục chia thành 3 phần .
+ Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Nội dung :Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng.
tim va ghi lai nhung cau van co su sung phep so sanh va neu tac dung trong van ban cong truong mo ra
tac dung cua tu ''chen'' trong bai tho qua deo ngang
trong cau tho 5 va 6 cua bai tho qua deo ngang tac gia da su dung phep tu tu nao neu tac dung
Viet mot bai van phat bieu cam nghi cua em ve hinh anh nguoi me trong van ban Cong truong mo ra. ( Co gang giup minh nha mn. Voi minh mong cac ban dung coppy cac bai tren mang nha)
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
Ban hay cho biet Đài phat thanh Nam BO chinh thức phat song buổi đầu tien ở
dau, vao thai gian nao, nhac hieu mo dau suot 07 nam phat song cua Hai phat thanh Nam
BO la bai nhac nao, ai la tac gia?
- Đài phát thanh Nam Bộ chính thức phát sóng buổi đầu tiên vào lúc 11h30 phút ngày 7/9/1945
- Nhạc hiệu mở đầu suốt 7 năm phát sóng của Đài phát thanh Nam Bộ là bài nhạc "Diệt phát xít" của Nguyễn Đình Thi