lịch trình là gì
lịch trình là gì
Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh không bao gồm những thể loại nào trong các thể loại sau đây:
A. Văn chính luận | B. Truyện kí |
C. Thơ ca | D.Hò vè |
Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết TK XX
Câu 1: Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa:
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa: điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 2:
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng:
- Chặng đường từ 1945 – 1954.
- Chặng đường từ 1955 – 1964.
- Chặng đường từ 1965 – 1975.
* Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954:
- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lâp.
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Truyện ngắn và kí: Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân,…
- Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sống Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…
- Một số vở kịch gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng…
* Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề.
+ Một số tác phẩm khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai...
+ Một số tác phẩm khai thác đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng Tám: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài,
+ Viết về đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải…
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ với các tập thơ: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên…
- Kịch nói ở giai đoạn này cũng phát triển. Tiêu biểu là các vở Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ….
* Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975
- Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc họa hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng…
- Thơ những năm chống Mĩ cứu nước đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Thơ ca thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu…
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Các vở kịch gây được tiếng vang: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm,…
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 4:
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
Câu 5: Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Thơ ca: có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc: Tự hát của Xuân Quỳnh, Ánh trăng của Nguyễn Duy…
- Văn xuôi: một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, những tuyển tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu,…
- Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hằng ngày. Các tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường…
- Phóng sự xuất hiện, đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống.
- Kch nói phát triển mạnh mẽ. Những vở kịch như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình,… là những vở tạo được sự chú ý.
Luyện tập:
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến. Một mặt, văn nghệ phụng sự kháng chiến – đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác, chính hiện thực cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho văn nghệ.
Nguồn:loigiaihay
Câu 1 (trang 5 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới tình hình phát triển của văn học Việt Nam
+ Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do
+ Thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, quan niệm, tổ chức
- Từ 1945- 1975 đất nước trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn, tác động tới đời sống vật chất, tinh thần
+ Hai cuộc chiến chống Pháp, Mỹ hào hùng
+ Công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc
-> Hoàn cảnh đặc biệt, văn học phát triển và đạt thành tựu lớn
Câu 2 (trang 5 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Văn học từ 1945 – 1975 chia thành 3 chặng:
- Văn học thời chống Pháp ( 1945- 1954)
- Văn học thời kì xây dựng XHCN ( 1955- 1964)
- Văn học thời chống Mỹ (1965- 1975)
* Thành tựu
- Văn học thời chống Pháp: gắn với cách mạng, hướng tới đại chúng, ca ngợi dân tộc, niềm tin tương lai kháng chiến
+ Truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô (Trận Phố Ràng - Trần Đăng); Đôi mắt (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Xung kích (Nguyễn Đình Thi) ...
+ Thơ ca: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm); Đồng chí (Chính Hữu) ...
+ Kịch ngắn: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng) ...
+ Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học: Nhận đường, Mấy vấn đề về nghệ thuật (Nguyễn Đình Thi), Nói chuyện thơ ca kháng chiến (Hoài Thanh) ...
- Văn học 1955- 1964: tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong XHCN
+ Văn xuôi : Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương); Mùa lạc (Nguyễn Khải); Anh Keng (Nguyễn Kiên), ...
Viết về kháng chiến chống Pháp đã qua: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng); Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai); Trước giờ nổ súng (Lê Khâm) ...
Hiện thực trước CM: Mười năm (Tô Hoài); Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi); Cửa biển (Nguyên Hồng) ...
Hợp tác hóa nông nghiệp hóa XHCN miền Bắc: Mùa lạc (Nguyễn Khải); Cái sân gạch (Đào Vũ) ...
+ Thơ ca với hai cảm hứng nổi bật:
Hiện thực cuộc sống, vẻ đẹp của con người trong CNXH: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, ... (Huy Cận); Gió lộng (Tố Hữu); Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên) ....
+ Kịch nói: Ngọn lửa (Nguyên Vũ), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm) ...
- Văn học thời kì 1965- 1975: khai thác đề tài chống Mĩ cứu nước, chủ đề ca ngợi tinh thần và chủ nghĩa anh hùng
+ Sáng tác miền Nam: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); Hòn đất (Anh Đức) ...
+ truyện kí: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Mẫn và tôi (Phan Tứ) ...
+ Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu); Những bài thơ đánh thắng giặc (Chế Lan Viên); Đầu súng trăng treo (Chính Hữu) ...
+ Kịch: Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh) ...
Câu 3 (trang 5 ngữ văn 12 tập 1)
Đặc điểm cơ bản:
- Nền văn học hướng về đại chúng
+ Nhân dân là đối tượng phản ánh, đối tượng tiếp nhận, lực lượng sáng tác
+ Nhân dân chi phối hình thức nghệ thuật, quan điểm thẩm mĩ
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa gắn với vận mệnh đất nước
+ Ba mươi năm chiến năm chiến tranh ác liệt đã hun đúc kiểu: nhà văn- chiến sĩ, ý thức được sứ mệnh văn học
- Đề tài chính văn học 1945- 1975:
+ Đề tài tổ quốc: bảo vệ, xây dựng, giải phóng. Người chiến sĩ trở thành nhân vật trung tâm văn học
+ Đề tài XHCN: con người mới là nhân vật trung tâm, có phẩm chất tốt đẹp, sự hòa hợp, cái chung, cái riêng
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn
+ Văn học đậm sử thi: phản ánh những vấn đề lớn lao liên quan tới vận mệnh đất nước, đoàn kết
+ Văn học thấm đẫm cảm hứng lãng mạn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện phương diện lý tưởng của cuộc sống và vẻ đẹp của con người
Câu 4 (trang 5 ngữ văn 1 12)
Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa
- Công cuộc đổi mới do ĐCS lãnh đạo từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện tiếp xúc văn hóa
+ Văn học dịch, báo chí, các phương tiện truyền thông khác mạnh mẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học
+ Đất nước phát triển thúc đẩy nền văn học phát triển phù hợp với nhiệp vụ đổi mới, hoàn cảnh khách quan
Câu 5 (trang 5 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Thành tựu văn học văn học 1975- hết thế kỉ XX
- Thơ ca: không đạt được sự lôi cuốn hấp dẫn nhưng có sự đổi mới, mở rộng đề tài, nội dung, hình thức
- Văn xuôi khởi sắc: tiểu thuyết chống tiêu cực, truyện ngắn thế sự (truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
- Phóng sự điều tra nhìn thẳng vào hiện thực, nhiều phóng sự đã thu hút sự chú ý của người đọc
- Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn bình văn học cũng có nghĩa đổi mới.
I. Kiến thức cơ bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX là bài học mở đầu cho chương trình văn học lớp 12 nên rất quan trọng. Do đó, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học, với dung lượng kiến thức của một thời kì văn học nửa thế kỉ được khai sinh và trưởng thành trong chế độ mới, kỉ nguyên mới của đất nước – từ đó có thể soi sáng cho việc học các tác phẩm cụ thể về thơ, truyện, kịch, nghị luận… trong suốt năm học. Kiến thức của bài học khá nhiều nên các em cần đọc kĩ SGK để nắm được những kiến thức cơ bản, sau đó trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Bài học chia làm hai nội dung tương ứng với hai giai đoạn phát triển của văn học và trong từng giai đoạn lại chia làm từng thời kì nhỏ. Nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên những vấn đề sau; 1. Giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 1.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn cả dân tộc thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Văn học phản ánh cuộc đấu tranh anh hùng của dân tộc. 1.2. Các thời kì phát triển. - Thời kì từ năm 1945 đến 1954 - Thời kì năm 1955 đến 1964 - Thời kì năm 1965 đến 1975 1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này - Nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vện mệnh của đất nước, của dân tộc. - Nền văn học hướng về quần chúng nhân dân. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX 2.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn đất nước được thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa. 2.2. Các thời kì phát triển - Thời kì từ 1975 đến 1985 - Thời kì từ 1986 đến cuối thế kỉ XX 2.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này - Văn học vận dụng theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. - Văn học có tính hướng nội, có nhiều đổi mới về nghệ thuật. Kế thừa và phát huy những truyền thống và thành tựu quý báu của văn học kì trước, văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong một thời đại mới, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, giải phóng dân tộc. Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học bước vào công cuộc đổi mới. Trong điều kiện thuận lợi đó, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng với truyền thống văn học của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, chúng ta đã xây dựng thành công nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. II. Rèn luyện kĩ năng Câu 1. Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cũng hình thành. Đó là nền văn học của xã hội mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối văn nghệ của Đảng đã góp phần tạo ra một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhân văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ - Công cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chỉ nghĩa ở miền Bắc và hai cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, đem đến cho đội ngũ văn nghệ sĩ chất liệu sống phong phú và cảm hứng dễ sáng tác. - Nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài, bị hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học. Tuy vậy, văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Câu 2. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mất chặng? Thành tựu cơ bản của từng chặng? Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 phát triển qua ba thời kì. a. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 - 1945 – 1946: Văn học ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng trong những ngày giành được độc lập với những tác phẩm tiêu biểu như Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh) - 1947 – 1954: Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời thể hiện sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới quần chúng nhân dân. Văn học thời kì này đạt được những thành tựu mới trên nhiều thể loại như truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, thơ kịch, và lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, tiểu thuyết Vùng mỏ của Vũ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…), Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu… và đặc biệt là bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh. b. Thời kì từ năm 1955 đến năm 1964 - Đây là thời kì văn học tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước trên phạm vi cả nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xâu dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước. - Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực cuộc sống. Thơ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dân tộc trong sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung của nhà thơ, và đã có được một mùa gặt bội thu. - Văn học đạt nhiều thành tựu trên cả ba thể loại: truyện, thơ và kịch. c. Thời kì từ năm 1965 đến năm 1975 - Thời kì văn học chống Mĩ cứu nước ở hai miền Bắc, Nam có chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Thời kì này văn học miền Nam có nhiều tác phẩm tiêu biểu của những tác giả như truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải… - Miền Bắc cũng có những tác phẩm của những tác giả như truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân DIệu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt… Đặc biệt là sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm lớn: a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước - Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, nhà văn gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu. - Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt thơ ca và truyện kí. - Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học giải đoạn này. Văn học đề cao lao động, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau ngày giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh. b. Nền văn học gắn liền với quần chúng nhân dân. - Văn học gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, hướng về đại chúng và trước hết là công nông binh. Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn cách nhìn về nhân dân của nhiều nhà văn, hình thành ở họ một quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân. Đó là cảm hứng chủ đạo, là chủ đề của nhiều tác phẩm viết về đất nước và nhân dân. - Văn học mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện bằng việc nhà văn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói lên những nỗi bất hạnh của họ trong cuộc sống cũng như niềm vui, tự hào của họ về cuộc đời mới, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng; tập trung khắc họa hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động. c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng tất yếu của nền văn học ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm với vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu; nó không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà phải đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Nó hướng tới những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, hướng tới vẻ đẹp cao cả, lí tưởng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bằng lời văn trang trọng và đẹp một cách hào hùng, tráng lệ. Đó là vẻ đẹp của Người mẹ cầm súng, của Người con gái Việt Nam, của Dáng đứng Việt Nam… - Khuynh hướng sử thi thường được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, tạo nên nét thẩm mĩ đặc trưng cho nền văn học chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Câu 4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? - Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi vẻ vang. Lịch sử dân tộc lại mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước. - Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta lại gặp những thử thách không nhỏ, nhất là khó khăn về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. TÌnh hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới, đó là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc. - Từ 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên thế giới. - Đất nước đổi mới đã thúc đẩy nền văn học đổi mới. Điều này phù hợp với nguyện vọng của người cầm bút và người đọc, cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học. Câu 5. Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Giai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX có thể chia làm hai thời kì nhỏ là từ năm 1975 đến năm 1985 và từ sau năm 1986 trở đi. Từ năm 1975 đến năm 985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở; từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. III. Luyện tập Bình luận ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nhận đường). Gợi ý làm bài Qua mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến, cần thấy rõ vai trò tạo nguồn cảm hứng của cuộc kháng chiến cho văn nghệ trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 – 1975. - Văn nghệ phụng sự kháng chiến, đó là mục đích hướng tới của nền văn nghệ mới. Nó phải gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, phải phục vụ cuộc sống của nhân dân mà ở đây chính là cuộc sống đánh giặc để bảo vệ độc lập tự do của đất nước. - Kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, hiện thực cách mạng – kháng chiến của dân tộc đã đem đến cho văn nghệ những chất liệu sống phong phú, những cảm hứng nồng nàn để tạo ra các tác phẩm tốt. Chính cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới trẻ trung, khỏe khoắn, để văn nghệ có thể phụng sự kháng chiến tốt hơn. Ý này đã được hình tượng hóa và nhấn mạnh thêm bằng câu: “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”. - Như vậy là mối quan hệ nói trên giữa văn nghệ và kháng chiến, chúng ta thấy được bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới, đó là một nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước theo mô hình “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” và nhà văn là “chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh). - Cách diễn đạt hai ý “ngược” nhau nhưng lại thống nhất với nhau khiến luận điểm càng thêm sâu sắc.
Bài viết : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-khai-quat-van-hoc-viet-nam-tu-cach-mang-thang-tam-nam-1945-den-het-the-ki-xx-21-1425.htmlI. Kiến thức cơ bản Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX là bài học mở đầu cho chương trình văn học lớp 12 nên rất quan trọng. Do đó, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học, với dung lượng kiến thức của một thời kì văn học nửa thế kỉ được khai sinh và trưởng thành trong chế độ mới, kỉ nguyên mới của đất nước – từ đó có thể soi sáng cho việc học các tác phẩm cụ thể về thơ, truyện, kịch, nghị luận… trong suốt năm học. Kiến thức của bài học khá nhiều nên các em cần đọc kĩ SGK để nắm được những kiến thức cơ bản, sau đó trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Bài học chia làm hai nội dung tương ứng với hai giai đoạn phát triển của văn học và trong từng giai đoạn lại chia làm từng thời kì nhỏ. Nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này nổi bật lên những vấn đề sau; 1. Giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 1.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn cả dân tộc thực hiện hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Văn học phản ánh cuộc đấu tranh anh hùng của dân tộc. 1.2. Các thời kì phát triển. - Thời kì từ năm 1945 đến 1954 - Thời kì năm 1955 đến 1964 - Thời kì năm 1965 đến 1975 1.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này - Nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vện mệnh của đất nước, của dân tộc. - Nền văn học hướng về quần chúng nhân dân. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX 2.1. Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Đây là giai đoạn đất nước được thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1986, nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa. 2.2. Các thời kì phát triển - Thời kì từ 1975 đến 1985 - Thời kì từ 1986 đến cuối thế kỉ XX 2.3. Những đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này - Văn học vận dụng theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. - Văn học có tính hướng nội, có nhiều đổi mới về nghệ thuật. Kế thừa và phát huy những truyền thống và thành tựu quý báu của văn học kì trước, văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong một thời đại mới, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, giải phóng dân tộc. Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học bước vào công cuộc đổi mới. Trong điều kiện thuận lợi đó, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng với truyền thống văn học của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, chúng ta đã xây dựng thành công nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. II. Rèn luyện kĩ năng Câu 1. Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. - Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới trên đất nước ta, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cũng hình thành. Đó là nền văn học của xã hội mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối văn nghệ của Đảng đã góp phần tạo ra một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhân văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ - Công cuộc xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chỉ nghĩa ở miền Bắc và hai cuộc chiến tranh yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, đem đến cho đội ngũ văn nghệ sĩ chất liệu sống phong phú và cảm hứng dễ sáng tác. - Nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài, bị hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học. Tuy vậy, văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Câu 2. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 phát triển qua mất chặng? Thành tựu cơ bản của từng chặng? Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1975 phát triển qua ba thời kì. a. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 - 1945 – 1946: Văn học ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng trong những ngày giành được độc lập với những tác phẩm tiêu biểu như Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh) - 1947 – 1954: Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời thể hiện sự gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới quần chúng nhân dân. Văn học thời kì này đạt được những thành tựu mới trên nhiều thể loại như truyện ngắn, kí, tiểu thuyết, thơ kịch, và lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học. Một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, tiểu thuyết Vùng mỏ của Vũ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, tập truyện Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu, các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…), Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu… và đặc biệt là bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh. b. Thời kì từ năm 1955 đến năm 1964 - Đây là thời kì văn học tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước trên phạm vi cả nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xâu dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước. - Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực cuộc sống. Thơ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn từ đất nước, dân tộc trong sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung của nhà thơ, và đã có được một mùa gặt bội thu. - Văn học đạt nhiều thành tựu trên cả ba thể loại: truyện, thơ và kịch. c. Thời kì từ năm 1965 đến năm 1975 - Thời kì văn học chống Mĩ cứu nước ở hai miền Bắc, Nam có chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Thời kì này văn học miền Nam có nhiều tác phẩm tiêu biểu của những tác giả như truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải… - Miền Bắc cũng có những tác phẩm của những tác giả như truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân DIệu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt… Đặc biệt là sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 có ba đặc điểm lớn: a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước - Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, nhà văn gắn bó với dân tộc, với nhân dân và đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu. - Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt thơ ca và truyện kí. - Cùng với đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội cũng là một đề tài lớn của văn học giải đoạn này. Văn học đề cao lao động, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau ngày giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh. b. Nền văn học gắn liền với quần chúng nhân dân. - Văn học gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, hướng về đại chúng và trước hết là công nông binh. Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn cách nhìn về nhân dân của nhiều nhà văn, hình thành ở họ một quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân. Đó là cảm hứng chủ đạo, là chủ đề của nhiều tác phẩm viết về đất nước và nhân dân. - Văn học mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện bằng việc nhà văn quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói lên những nỗi bất hạnh của họ trong cuộc sống cũng như niềm vui, tự hào của họ về cuộc đời mới, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng; tập trung khắc họa hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động. c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng tất yếu của nền văn học ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm với vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu; nó không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà phải đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Văn học mang đậm chất sử thi, tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ. Nó hướng tới những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, hướng tới vẻ đẹp cao cả, lí tưởng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bằng lời văn trang trọng và đẹp một cách hào hùng, tráng lệ. Đó là vẻ đẹp của Người mẹ cầm súng, của Người con gái Việt Nam, của Dáng đứng Việt Nam… - Khuynh hướng sử thi thường được kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, tạo nên nét thẩm mĩ đặc trưng cho nền văn học chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Câu 4. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? - Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi vẻ vang. Lịch sử dân tộc lại mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước. - Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta lại gặp những thử thách không nhỏ, nhất là khó khăn về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. TÌnh hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới, đó là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc. - Từ 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa nước ta cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với văn hóa nhiều nước trên thế giới. - Đất nước đổi mới đã thúc đẩy nền văn học đổi mới. Điều này phù hợp với nguyện vọng của người cầm bút và người đọc, cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học. Câu 5. Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Giai đoạn văn học từ năm 1975 đến hết thể kỉ XX có thể chia làm hai thời kì nhỏ là từ năm 1975 đến năm 1985 và từ sau năm 1986 trở đi. Từ năm 1975 đến năm 985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở; từ năm 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. Văn học trong giai đoạn này bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn đối với con người; nó nở rộ những trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh; chất nhân dân, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh. Đổi mới văn học trong giai đoạn này có thể hiểu là đổi mới cách viết về chiến tranh, đối mới cách nhìn nhận về con người, khám phá ra trong con người những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này có thể kể đến là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Ma Văn Kháng, Trần Nhuận Minh… các tác phẩm như Đất trắng, Hai người trở lại trung đoàn, Đứng trước biển, Cù lao Tràm, Cha và con, và…, Gặp gỡ cuối năm, Mùa lá rụng trong vườn, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Tướng về hưu, Bến không chồng, Nỗi buồn chiến tranh, Cát bụi chân ai, Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Trên lĩnh vực kịch cũng có nhiều tác phẩm biểu hiện như Nhân danh công lí của Doãn Hoàng Giang, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. III. Luyện tập Bình luận ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta” (Nhận đường). Gợi ý làm bài Qua mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến, cần thấy rõ vai trò tạo nguồn cảm hứng của cuộc kháng chiến cho văn nghệ trong giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 – 1975. - Văn nghệ phụng sự kháng chiến, đó là mục đích hướng tới của nền văn nghệ mới. Nó phải gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước, phải phục vụ cuộc sống của nhân dân mà ở đây chính là cuộc sống đánh giặc để bảo vệ độc lập tự do của đất nước. - Kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, hiện thực cách mạng – kháng chiến của dân tộc đã đem đến cho văn nghệ những chất liệu sống phong phú, những cảm hứng nồng nàn để tạo ra các tác phẩm tốt. Chính cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới trẻ trung, khỏe khoắn, để văn nghệ có thể phụng sự kháng chiến tốt hơn. Ý này đã được hình tượng hóa và nhấn mạnh thêm bằng câu: “Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”. - Như vậy là mối quan hệ nói trên giữa văn nghệ và kháng chiến, chúng ta thấy được bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới, đó là một nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước theo mô hình “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận” và nhà văn là “chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh). - Cách diễn đạt hai ý “ngược” nhau nhưng lại thống nhất với nhau khiến luận điểm càng thêm sâu sắc
Tả cảnh trường em trước buổi học giúp mình nha mình tich cho mai nộp rồi
Tả quang cảnh trường em trước buổi học.
Bài làm
Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trưởc nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.
Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoảng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.
Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuv chưa le lói rõ. nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, toả sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.
Đã có thêm mấy bạn lđp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ u này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả, Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những- cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Tntờng tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lề, hậu học văn" ngày nào đi học cũng đập vào mắt. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung lỉnh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sán là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vần khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vản nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một. Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đông kín. Có vài chú dơi đang chấp chới nhửng vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dày có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hổi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.
Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.
Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ẩy có tình thương, bạn bè. thầy cô qiáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy vêu thương mái trường của mình.
Tuổi học trò chúng em được xem là lứa tuổi thần tiên đầy thú vị. Ai lớn lên mà không được cắp sách đến trường thì quả là một bất hạnh của cuộc đời. Còn đôi với những ai được đi học thì làm sao quên được ngôi trường yêu dấu của mình, nơi ấy có bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu điều mới lạ in sâu vào tâm hồn trẻ thơ. Vui gì hơn niềm vui đi học, đẹp gì hơn cảnh đẹp của ngôi trường trước giờ vào lớp. Có lẽ cảnh trường em trước giờ vào lớp là đẹp nhất đôi với em.
Cũng như mọi ngày, em cùng các bạn đôn trường. Ôi, ngôi trường hôm nay sao đẹp quá! Khung cảnh trường sáng lên dưới ánh mai hồng. Dường như không khí Tết đang tới gần nên trông mọi vật đều sáng sủa hơn. Trên cống chính, tấm biển trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cổng ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng. Khung cảnh này đã làm quang cảnh trường em đẹp lên rồi. Đi vào bên trong, cảnh trường thật đẹp. Giữa sân trường, trụ cờ sừng sững, lá cờ phần phật trong gió sớm. Hàng cây trong sân trường tươi xanh, những giọt sương long lanh còn sót lại trong kẽ lá, nhấp nháy vui mắt. Dọc theo các phòng học, những khóm hoa muôn màu đang rực rờ trong vòm lá xanh non. Các phòng học lúc này thật xinh đẹp, bàn ghê thẳng tăm tắp không một tí bụi mờ bởi bàn tay kì diệu của những đội trực nhật. Nơiđóđang vọng ra những tiếng đọc bài, từng cặp học sinh hào hửng truy bài lẫn nhau, từng ánh mắt thăm dò, chờ đợi, từng nụ cười trìu mến, thân quen...
Sân trường mỗi lúc một đông. Tiếng cười, nói, tiếng gọi nhau í ới cùng với tiếng còi xe, tiếng nổ của xe máy trước cổng trường đã tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Âm thanh này đã làm em thấy vui, thấy thích. Nhưng thích hơn là nữa là đứng trên hành lang của tầng hai nhìn xuông sân trường trước giờ vào lớp. Các em học sinh nhỏ chạy nhảy tung tăng trông như đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Thỉnh thoảng, có những con bướm vụt qua, xẹt lại như một vệt sáng sao trời. Trông thật đẹp! Thật nhộn nhịp! Âm thanh cứ sôi động không ngừng bởi những trò chơi thú vị. Những trò chơi ví bắt, đá cầu, banh nẻ của từng tốp học sinh dưới sân trường thật vui. Những trái cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa, lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đi học mỗi lúc một đông và các trò chơi xuất hiện càng nhiều, âm thanh càng ồn ã. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cành cây cao ở góc sân trường, tiếng thì thầm to nhỏ của hàng phượng vĩ khi có làn gió thổi qua. Nắng ban mai rải xuống sân trường, lọt qua từng cành cây, tán lá để bầu bạn cùng chúng em. Ai cũng thấy mình ấm áp lạ lùng. Lòng em dâng lên một niềm vui rạo rực.
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống quen thuộc vang lên báo hiệu vào lớp. Mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước các phòng học, chúng em chỉnh tề trang phục, xếp hàng ngay ngắn để vào lớp và bắt đầu tiết học đầu tiên.
Đối với em, quanh cảnh trường trước giờ vào lớp là một thiên đường hạnh phúc. Ở đó, diễn ra biết bao điều kì diệu, hấp dẫn của tuổi thơ. Mai đây, dù em có học trường mới, thầy cô mới, bẹ bạn mới đi chăng nữa nhưng ngôi trường thân thương này vẫn mãi mãi trong em. Nơi đó, có thầy cô sớm hôm chăm sóc, có bè bạn thương yêu và có những kỉ niệm đẹp đõ thời thơ ấu.
Hãy cho biết đoạn trích " Hòn đá có thể cho lửa ... sao thành mùa xuân? " của bài văn Thắp mình để sang xuân do tác giả Đoàn Công Lê Huy viết bằng phương thức biểu đạt nào?
Vì sao nhân dân ta luôn giàng thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước
- Do sự lãnh đạo tài tình, đường lối chiến đấu đúng đắn của các bộ chỉ huy nghĩa quân
- Sự đoàn kết, tinh thần yêu nước, hi sinh cao cả, cao đẹp của nhân dân ta.
- Được nhân dân khắp nơi hưởng ứng
- ....
Tóm tắt cuộc phản công ở kinh thành huế
Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này. Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị. Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành. Kinh thành Huế. Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sập mái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau. Về tình hình ở Tòa khâm sứ vào đêm hôm đó, A.Delvaux (ngoại vụ Pais) đã viết trên BAVH- 1916 như sau (BAVH 1916, sdd tr 76): "Một trong những phát đạn đại bác bắn từ ổ pháo phía Đông đã làm thủng mái và nền nhà của nhà Phái bộ (tức Tòa Khâm sứ). Các trại lính của đại đội 27 và 30 của Tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến bị cháy cùng một lúc với chỗ để đồ đạc của Phái bộ và các nhà hậu cần. Binh lính chạy đến bức tường bằng cửa phía trước của tòa nhà đối diện với trại binh. Ông De Courcy chỉ huy 160 người, bố trí cứ một cửa sổ hai người, biến ngôi nhà thành một pháo đài. Hàng loạt đạn súng trường bắn ra nhưng quan trọng nhất là sáu cỗ đại bác ở góc đông của Kinh thành đã cầm chân 1500 quân tấn công không có nhiều súng ống và ở cự ly xa. Cũng may là căn nhà để điện thoại ở cách xa nhà phái bộ 300m không bị đạn, nhờ vậy mà ông tướng (tức De Courcy) có thể liên lạc với đồn Thuận An. Ông tướng bị kẹt trong gian nhà chính giữa rất lo cho số phận của đồn Mang Cá. Đến sáng thì khẩu đội pháo gồm hai khẩu đại bác hướng nòng về phía Tây nhà phái bộ đã bị một trung đội thủy quân lục chiến tiến đánh tập hậu và chiếm được..." Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạmJavelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội). Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận. Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này. Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh. Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.
Mk chỉ bik lm thế thôi, phần còn lại bn tự lượt bỏ và tóm tắt lại giúp mk nha
Đêm mồng 4 rạng sáng mùng 5 - 1885 , trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế , bỗng có tiếng súng " thần công " rầm trời , lửa cháy sáng rực . Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang cá và tòa Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thuất Thuyết . Bị đánh bất ngờ , quân Pháp vô cùng bối rối . Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí , chúng ra sức cố thủ , đến gần sáng thì đánh trả lại . Quân giặc tiến vào kinh thành , mặc sức cướp của , tàn phá . Trước tình hình đó , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên rừng núi Quãng Trị tiếp tục khánh chiến .
Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binhcủa triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này.
Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị.
Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành.
Kinh thành HuếQuân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sập mái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau.
Về tình hình ở Tòa khâm sứ vào đêm hôm đó, A.Delvaux (ngoại vụ Pais) đã viết trên BAVH- 1916 như sau (BAVH 1916, sdd tr 76):
"Một trong những phát đạn đại bác bắn từ ổ pháo phía Đông đã làm thủng mái và nền nhà của nhà Phái bộ (tức Tòa Khâm sứ).
Các trại lính của đại đội 27 và 30 của Tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến bị cháy cùng một lúc với chỗ để đồ đạc của Phái bộ và các nhà hậu cần. Binh lính chạy đến bức tường bằng cửa phía trước của tòa nhà đối diện với trại binh. Ông De Courcy chỉ huy 160 người, bố trí cứ một cửa sổ hai người, biến ngôi nhà thành một pháo đài. Hàng loạt đạn súng trường bắn ra nhưng quan trọng nhất là sáu cỗ đại bác ở góc đông của Kinh thành đã cầm chân 1500 quân tấn công không có nhiều súng ống và ở cự ly xa. Cũng may là căn nhà để điện thoại ở cách xa nhà phái bộ 300m không bị đạn, nhờ vậy mà ông tướng (tức De Courcy) có thể liên lạc với đồn Thuận An. Ông tướng bị kẹt trong gian nhà chính giữa rất lo cho số phận của đồn Mang Cá. Đến sáng thì khẩu đội pháo gồm hai khẩu đại bác hướng nòng về phía Tây nhà phái bộ đã bị một trung đội thủy quân lục chiến tiến đánh tập hậu và chiếm được..."
Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điệnnhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạm Javelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội).
Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận.
Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào
Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.
Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh.
Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.
Những qui định đơn giản của hiệp định Pa - ri
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu, phá hết các các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Phải có trách nhiệm hàn gắn lại các vết thương ở Việt Nam
Tóm tắt chiến dịch điện biên phủ , không lôi thôi nhé , ngắn gọn , đủ ý thôi nha
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.
Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm.
Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.
Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch
Ngày 13 - 3 - 1954 , quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ .Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm , ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch như : Him Lam , Độc Lập , Bản Kéo . Trong trận đánh ở Him Lam , anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch . Ngày 30 - 3 - 1954 , quân ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai . Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp , máy bay đich không xuống được đành thả hàng xuống , quân ta thu được nhiều thực phẩm , vũ khí . Đến ngày 26 - 4 - 1954 , phần lớn cứ điểm ở phía đông thuộc về quân ta , riêng cứ điểm C1 và A1 địch còn chống cự quyết luyệt . Ngày 1 - 5 - 1954 , ta mở đợt tấn công thứ ba , đánh chiến các căn cứ còn lại . Tối 6 - 5 - 1954 , trái bộc phá nặng 1 tấn do bộ đội đào ngầm đặt vào phát nổ . Đó là hiệu lệnh công kích , bộ đội xung phong như vũ bão . 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954 , tướng Đờ Ca - xto - ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống . Lá cờ " Quyết chiến quyết thắng " tung bay trên nóc hầm chỉ huy của giặc . Địch dương cờ trắng đầu hàng . Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi , góp phần kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp .
Mk ko copy đâu nha Tự soạn mỏi tay đó
có ai nhắn tin với mình ko chán ưa
xin lỗi mk gõ thiếu chữ m.Đừng hiểu nhầm nghe!