Những câu hỏi liên quan
NB
Xem chi tiết
MV
24 tháng 6 2018 lúc 20:28

Bài tham khảo [Văn kể]:

Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau:

Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.

Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.

Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.

Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.

Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.

Bình luận (0)
NM
24 tháng 6 2018 lúc 20:56

1 :

Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau:

Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.

Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.

Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.

Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.

Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.

2 :

Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.

"Đêm nay con ngủ giấc tròn​
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"​


Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.

3 : Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

Bình luận (0)
TH
25 tháng 6 2018 lúc 7:52

Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau:

Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.

Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.

Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.

Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.

Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.

Bình luận (0)
6L
Xem chi tiết
HL
22 tháng 4 2022 lúc 8:59

Tham khảo:

Mỗi khi ai hỏi em rằng: Người phụ nữ mà em yêu thương nhất trên đời này là ạ? Thì em luôn không chút ngần ngại trả lời rằng: Người mà con yêu thương nhất chính là mẹ của con. Mẹ của con là một nhà nội trợ. Công việc mỗi ngày của mẹ chính là nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc mọi người. Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng nó thực sự rất vất vả. Mỗi ngày mẹ đều dậy từ rất sớm, và đến khuya mới đi ngủ. Tất nhiên, là mẹ cũng chẳng có ngày nghỉ nào cả. Vậy mà, trên khuôn mặt mẹ, lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ và ánh mắt tràn đầy tình yêu thương nồng đượm cho em và gia đình. Tình yêu của mẹ dành cho em, thể hiện qua những món ăn ngon, chiếc áo trắng tinh thơm tho, chiếc chăn bông ấm áp… Và hơn cả, là những lời động viên, sự tin tưởng, ủng hộ vô điều kiện từ hậu phương vững chắc. Có lẽ chính vì thế, mà em yêu thương mẹ của mình rất nhiều. Tình yêu thương ấy sống trong từng giọt máu, từng tế bào, từng hơi thở. Mỗi khi phải xa mẹ, dù chỉ là một ngày, em cũng nhớ mẹ rất nhiều. Lúc nào, em cũng muốn được ở cạnh mẹ, được mẹ ôm vào lòng, vuốt ve mái tóc và thủ thủ những điều nhỏ nhặt. Thế nên, mỗi ngày em đều cố gắng học tập và phấn đấu trở thành một đứa con ngoan, để được thấy nụ cười hạnh phúc trên gương mặt mẹ.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
PK
3 tháng 7 2021 lúc 10:17

Tuổi thơ bồng bột nông nổi đã để lại cho chúng ta nhiều kỷ niệm và cũng là những lần phạm lỗi rất ngây thơ và đáng nhớ, bởi chúng ta luôn nghĩ người lớn không biết nhưng thực tế chỉ cần liếc sơ họ đã biết chúng ta làm sai rồi. Bản thân tôi cũng đã từng như thế, tôi đã từng phạm phải một lỗi mà đến giờ nghĩ lại thấy bản thân sao ấu trĩ và trẻ con thế.

Ngày ấy, tôi đang học lớp 4 tuy gia đình chưa được coi là khá giả nhưng tôi cũng được mẹ cho đi học thêm ở nhà cô. Tôi đi học được vài tháng đầu tiên, ngày nào tôi cũng đến lớp đầy đủ, tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng. Tôi vốn có tiếng là đứa chăm chỉ, ngoan và học giỏi, nên rất được thầy cô bạn bè yêu quý, kể cả cô giáo dạy thêm cũng quý tôi lắm, thế nên mẹ lại càng tin tưởng tôi hơn, tôi biết mẹ tự hào vì tôi nhiều lắm. Thế nhưng tôi lại có lỗi với cả mẹ và cô, tôi đã phụ sự tin tưởng của họ dành cho tôi.

 

Nhà tôi nghèo thế nên tôi không có được những thú vui như chúng bạn, tôi không bao giờ có tiền tiêu vặt, những lúc tôi ở lại trường để học cả ngày mẹ sắm cho tôi chiếc cặp lồng để mang cơm ở nhà đi theo. Nhìn những đứa bạn trưa trưa được đi ra quán ăn vặt, mua này mua nọ, đôi lúc tôi thấy tủi thân lắm, tôi càng thu mình lại hơn. Đỉnh điểm là việc tôi rất thích đọc truyện, những cuốn truyện tranh Đô-rê-mon mà mấy đứa trẻ chúng tôi ham vô cùng, một đứa có là chuyền tay nhau đọc đến cũ mèm. Và vì quá thích, tôi đã lén lấy tiền đóng học thêm mẹ cho tôi, khi ấy là 150 ngàn đồng, để đi mua những cuốn truyện mà tôi hằng ao ước, tôi muốn một lần được hãnh diện với bè bạn. Thế nhưng khi cầm những cuốn sách mới coóng trên tay, và số tiền lẻ còn thừa tôi thấy hối hận vô cùng, và cũng sợ hãi nữa, rồi tiền đâu để đóng học, rồi lỡ mẹ biết thì phải làm sao,... Bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi vô cùng hoang mang và mệt mỏi.

 

Sự thay đổi thái độ của tôi đã khiến mẹ tôi nghi ngờ, bởi mẹ tôi vô cùng nhạy cảm, một buổi tối tôi đang ngồi học bài mẹ nhẹ nhàng bước đến rồi đặt cuốn truyện mà tôi mua lên bàn. Tôi giật nảy mình, nghĩ rằng đợt này kiểu gì cũng ăn một trận đòn nên thân, tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn. Nhưng mẹ tôi không quát tháo, cũng không nói gì, tôi chỉ thấy mắt mẹ đỏ lên và hình như có những giọt nước mắt mẹ đang chảy trên đôi gò má đã sạm đi vì nắng gió, rớt trên đôi tay thô sần vì quanh năm làm lụng vất vả. Tôi biết tôi sai thật rồi, tôi có lỗi với mẹ nhiều lắm, tôi bật khóc hu hu vì tủi thân vì thương mẹ, nghĩ ghét cái sự ngu xuẩn của mình, khiến mẹ đau lòng. Những đồng tiền ấy không phải để tôi phung phí, không phải để tôi làm mẹ tôi buồn như vậy, miệng tôi lí nhí xin lỗi mẹ trong tiếng sụt sùi. Mẹ nhìn tôi, rồi nói một câu mà tôi nhớ mãi: “Mẹ vẫn luôn tin tưởng con như vậy, mẹ chỉ mong con học thật tốt mà chưa nghĩ đến việc con cũng có những thú vui và sở thích, nhưng gia đình mình…”, rồi mẹ không nói tiếp. 

Chuyện đã qua thật lâu nhưng tôi vẫn nhớ mãi, nó là một bài học vô cùng sâu sắc khiến tôi nhớ mãi không quên, vì vậy tôi càng cố gắng học tập để bù đắp lại những lỗi lầm mà mình đã gây ra. Tôi luôn nghĩ rằng lỗi lầm là để khiến chúng ta trưởng thành chứ không phải là để khiến chúng ta phải sống trong tội lỗi, tương lai còn ở phía trước mong rằng các bạn đã từng phạm lỗi hãy sống tốt hơn, đừng bao giờ để cha mẹ phải khóc vì bạn nhé, vì học đã quá cực khổ rồi.

 

Bình luận (1)
PT
3 tháng 7 2021 lúc 10:20

Tham khảo nội dung chính bức thư, cách trình bày  một bức thư chắc bạn cũng biết rồi nhỉ.

Lúc đó là thời lớp 5, một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài con sốc vô cùng. Con vội cất bài kiểm tra của mình đi, cả buổi học hôm ấy không thể vui vẻ nổi, khi đó con lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì con lắm. Con đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì con nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của con đâu.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
HP
21 tháng 9 2021 lúc 14:45

Tham khảo:

 

Cổng trường mở ra - một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường. Trong văn bản, nổi bật lên là chân dung tâm trạng của người mẹ về ngày đầu tiên đến trường của con, đồng thời mẹ cũng sống lại cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của chính mình.

Để bộc lộ nỗi niềm, tình cảm của bản thân, người mẹ đã chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí tâm sự. Bởi vậy, hình thức văn bản là lời mẹ tâm sự với con nhưng thực tế đây lại chính là tâm sự, độc thoại của mẹ với chính mình. Với hình thức này, tác giả dễ dàng để cho nhân vật tự bộc lộ các cung bậc cảm xúc khác nhau của mình.

    Trước hết, nhân vật mẹ là người hết sức chu đáo, yêu thương con. Ngày đầu tiên đến trường là ngày vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ, ý thức được điều đó mẹ đã chuẩn bị cho con hết sức kĩ lưỡng, chu đáo. Sự chu đáo của mẹ thể hiện trong từng hành động nhỏ như “đắp mền, buông mùng, ém góc” mẹ ấu yếm nhìn con ngủ và một lát mẹ lại xem những đồ đã chuẩn bị cho con đã đầy đủ hay chưa. Không chỉ vậy mẹ còn chuẩn bị đầy đủ cho con cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất mẹ chuẩn bị: “quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng” để con có thể cảm nhận rõ ràng tầm quan trọng của ngày đầu tiên đến trường, của một cấp học mới. Không chỉ vậy, mẹ còn chuẩn bị cho con về tâm lí, tinh thần: con đã được đi học mẫu giáo, đã biết thế nào là trường lớp, “ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã xếp hàng, tập đi, tập đứng” điều đó đã khiến con không còn bỡ ngỡ về ngày khai giảng long trọng này. Và mẹ cũng tin tưởng vào con có đủ sự bản lĩnh, tự tin để bước vào môi trường mới, làm quen với bạn bè và thầy cô mới.

   

 

Trong đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không sao ngủ được, phải chăng vì bồi hồi, xúc động trước một ngày trọng đại, người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về đứa con vừa buâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày đầu đến trường của chính mình. Ngày đầu khai trường của con còn làm sống dậy ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đến trường khi còn nhỏ của mẹ: “Ngày mẹ con nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào” .

Qua tình cảm, suy nghĩ của mẹ còn thấy được sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với trẻ em, đối với sự nghiệp giáo dục, đồng thời còn thấy được vai trò quan trọng của giáo dục đối với mỗi người.

 

Để nhấn mạnh vào tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là ngày đầu tiên đến trường, người mẹ đã nhiều lần nhắc lại ý: “con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”, “con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”, “chuẩn bị cho buổi lễ long trọng này”, “cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy”. Với việc nhắc đi nhắc lại điều này suốt chiều dài tác phẩm đã cho thấy người mẹ ý thức rõ ràng tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi con người.

Không dừng lại ở đó, người mẹ còn sử dụng câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, đó là ngày lễ của toàn xã hội. Các quan chức đến dự lễ khai giảng, có những chính sách điều chỉnh kịp thời với giáo dục. Những việc làm, những hành động đó cho thấy giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, bởi “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Tầm quan trọng của nhà trường, của giáo dục còn được thể hiện ở câu văn kết bài, câu văn mang tính chất gợi mở: “đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. “Thế giới kì diệu” trong nhà trường chính là: nơi cung cấp cho ta những tri thức về thế giới và con người; nơi ta hoàn thiện nhân cách: về lẽ sống, tình thương, quan hệ với mọi người,…; nơi vun đắp những tình cảm đẹp đẽ: tình thầy trò, bạn bè; đồng thời đây cũng là nơi khơi gợi và vun đắp mơ ước cho mỗi bạn nhỏ.

Tác phẩm là lời trò chuyện của người mẹ với đứa con mà thực chất là người mẹ đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm mà mình đã trải qua. Sử dụng cách viết này đem đến hai tác dụng chính: đầu tiên là tạo nên giọng điệu tâm tình, truyền cảm hứng cho người đọc; thứ hai là làm nổi bật tâm trạng và những kỉ niệm sâu kín mà bình thường khó có thể bày tỏ trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm với giọng văn ngọt ngào, sâu lắng cũng góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của nhân vật.

Qua tác phẩm, đã thể hiện tấm lòng yêu thương con sâu sắc, sự chu đáo, ân cần của mẹ trước ngày khai giảng của con. Đồng thời thấy được sự quan tâm của xã hội với giáo dục và vai trò của giáo dục đới với thế hệ tương lai, với sự phát triển chung của đất nước.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-nhan-vat-nguoi-me-trong-cong-truong-mo-ra

Bình luận (0)
H24
21 tháng 9 2021 lúc 14:45

Tham khảo:

Cổng trường mở ra là câu chuyện kể về những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Ta thấy được hai hình ảnh đối lập: trong khi đứa con đã chìm vào giấc ngủ say sưa, hồi hộp đón chờ ngày khai trường vào lớp Một thì người mẹ vẫn không ngủ được và cũng không thể tập trung vào việc gì. Thường ngày người mẹ dọn dẹp nhà cửa, làm những công việc riêng của mình nhưng đêm nay lại trằn trọc trong bộn về suy nghĩ. Mẹ ngắm nhìn con ngủ và đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con. Ta thấy được tình yêu thương, quan tâm và lo lắng của người mẹ dành cho đứa con. Và rồi, bao kí ức tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Đó là tâm trạng nôn nao, hồi hộp khi bước tới cổng trường, bước vào một thế giới mới của đứa trẻ lần đầu tiên tới trường. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đường đời đầy chông gai của chính con sau này. Những tâm tư ấy mẹ không trực tiếp nói với đứa con mà là tiếng lòng, là kí ức trong mẹ, là những quan tâm và suy nghĩ dành cho con. Đó có lẽ cũng là tâm trạng của biết bao người mẹ trước ngày đứa con bé bỏng đi học, bởi từ nay con bắt đầu chập chững bước vào cuộc sống của riêng mình. Bởi vậy, văn bản đã làm lay động hiều trái tim người đọc.

Bình luận (0)
KG
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LP
15 tháng 11 2016 lúc 21:40

Mùa đông năm nay đến rất muộn, nó mang những cơn gió lạnh đầu tiên ùa về. Những cơn gió mùa đông và kèm theo với nó là những hạt mưa rơi lác đác. Khj đông về là lúc cây cối trơ chụi, chỉ còn những cái cành cây không lá. Và đó cũng là lúc mỗi người đều mang tình yêu thương của bản thân giúp đỡ những trẻ em gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Những con người vùng sâu vùng xa, bản thân họ trải qua bao nhiêu sóng gió nhất là khi đông về. Những bộ quần áo rách, cũ không đủ để che ấm, bảo vệ sức khỏe cho các em và người dân. Mùa đông đẹp với hình ảnh lạnh lẽo, với những cái cây thô sơ nhưng bên trong vẻ đẹp ấy lại là tình yêu thương của con người dành cho những người có hoàn cảnh không may. Mới chỉ bắt đầu mùa thôi, mà tiết trời đã tràn ngập những cơn gió của đợt khí lạnh ùa về. Tiết trời như đóng băng từng con người. Mới đầu mùa đã rét vậy, thì không biết kế tiếp các ngày tiếp theo sẽ ra sao. Ôi! khj hè về thì mong mùa đông tới thật nhanh để có thể đi chơi và thám hiểm nhưng khi bắt đầu mùa bằng những đợt gió lạnh thì lại muốn về mùa hè. Tất cả đều không phải muốn là được, mọi thứ đã được sắp xếp theo một trình tự nhất định và không thể thay đổi được nó.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
MP
13 tháng 11 2018 lúc 20:09

Đề 1 :Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy-đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.

Đề 2 : Trong cuộc đời của mỗi người, sẽ có những kí ức, những dòng kỉ niệm đẹp đã in sâu vào tâm thức, để mỗi khi nhớ về ta sẽ đón nhận nó bằng những nụ cười thật vui tươi, hạnh phúc.

Đối với em, những kỉ niệm đẹp cũng có rất nhiều, đó là những kỉ niệm mà em cùng với bố mẹ, bạn bè, thầy cô tạo nên trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà em không bao giờ quên, đó là vào sinh nhật lần thứ mười hai của em, trong ngày kỉ niệm đầy đặc biệt đó em đã vô cùng bất ngờ, vui mừng và trên tất cả đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Kỉ niệm vào sinh nhật năm mười hai tuổi của em trở thành kỉ niệm mà em không bao giờ quên bởi nó đến quá bất ngờ, không hề có trong suy nghĩ của em.

Vào mỗi dịp sinh nhật của em thì những người thân trong gia đình đều tổ chức sinh nhật để chúc em thêm tuổi mới nhiều may mắn, mạnh khỏe, giỏi giang, tuy tiệc sinh nhật không lớn nhưng lại vô cùng ấp áp khiến cho em vô cùng hạnh phúc. Mọi người đều tặng cho em những món quà vô cùng ý nghĩa và chúc những lời chúc tốt lành nhất, đối với em, niềm hạnh phúc nhất cũng có thể đến thế, em không có thêm bất cứ ước ao gì hơn nữa.

Nhưng trong dịp sinh nhật lần mười hai này, mọi người đã làm cho em vô cùng bất ngờ, hạnh phúc và vỡ òa trong vui sướng và cảm động. Sinh nhật của em là vào ngày hai mươi bảy tháng mười một, đây cũng là thời điểm vào đông, tiết trời lạnh giá. Bởi vậy mà buổi chiều ngày hai mươi bảy, mẹ đã dẫn em ra chợ và mua cho em một chiếc áo khoác màu đỏ vô cùng rực rỡ, mẹ em nói đây chính là món quà sinh nhật mẹ tặng cho em, em vô cùng hứng khởi nên buổi đi chợ vô cùng vui vẻ, sau khi được mẹ mua chiếc áo mới, em hân hoan nghĩ đến lúc được mặc nó, trong lòng là niềm vui to lớn len lỏi trong tâm hồn.

Vào mỗi dịp sinh nhật thì mẹ luôn tặng cho em những món quà thật ý nghĩa, đó không phải những món quà đắt tiền, không phải những thứ đồ chơi thời thượng đang thịnh hành, mà đó là những món quà vô cùng thực tế, đó có thể là đôi giày, đôi găng tay, chiếc mũ len và năm nay là một chiếc áo khoác. Những món quà của mẹ thật ấm áp, quan trọng là nó luôn ở bên em, sưởi ấm cho em suốt những ngày đông lạnh giá. Sau khi đã mua áo khoác, em và mua một vài loại hoa quả tươi rồi trở về nhà.

Trên đường về nhà, em đã mường tượng ra một bữa tối ấm cúng của gia đình, ở đó có ông bà, bố mẹ, anh chị và sinh nhật thật ý nghĩa nếu được ở bên người thân. Về đến nhà, em đã nhanh nhảu chạy vào mở cửa cho mẹ, nhưng vừa mở cửa nhà thì bụp bụp hai tiếng, những mảnh pháo giấy bay đầy nhà, trước mắt em là hình ảnh mà em không hề ngờ đến, đó là tất cả những người thân yêu trong gia đình, còn có những bạn bè thân thiết của em, họ cùng hát lên bài hát sinh nhật chúc mừng sinh nhật của em, trên tay bố là chiếc bánh gato rất to và đẹp.

Sau khi bài hát kết thúc thì mọi người cùng hô to chúc mừng sinh nhật em, đặc biệt là lời nói ấm áp của bố mà đến giờ em vẫn còn nhớ: “Con gái của bố, sinh nhật vui vẻ”. Niềm vui đến bất ngờ khiến cho em không kịp có những phản ứng hay những lời nói gì lúc ấy, điều duy nhất mà em có thể làm đó là mỉm cười rất ngốc nghếch, em không thể ngờ được rằng mọi người lại tạo cho em một bất ngờ lớn lao như vậy. Sự xuất hiện của những người bạn khiến cho buổi sinh nhật của em thêm phần nhộn nhịp, vui vẻ hơn rất nhiều. Em và các bạn đã nói cười rất vui vẻ, bố mẹ thì giúp em bày biện bánh kẹo, hoa quả chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của em.

Thì ra các bạn đã đến nhà tặng quà sinh nhật cho em, và bố em đã nảy ra ý định giữ mọi người lại để tạo bất ngờ cho em. Em thấy cảm động và biết ơn bố nhiều lắm. Mọi thứ chuẩn bị đã xong, em thổi tắt nến trong tiếng hò reo của chúng bạn, trong nụ cười hiền hậu của bố, trong ánh mắt trìu mến của mẹ. Sinh nhật năm nay em đã dành điều ước của mình cho mọi người, em mong bố mẹ luôn có sức khỏe thật tốt, bạn bè luôn gắn bó, thân thiết như bây giờ. Em rất mong điều ước của em có thể trở thành sự thật. Hôm ấy, mọi người đã tặng rất nhiều những món quà, tuy đơn sơ nhưng đối với em thì chúng có ý nghĩa lớn lao hơn bất cứ thứ gì, vì đó không chỉ là những thứ vật chất thông thường mà còn chứa chan bao nhiêu tình cảm mà bố mẹ cũng như bạn bè dành tặng cho em, em sẽ luôn yêu quý, giữ gìn và trân trọng nó.

Em cũng tự hứa với mình là sang tuổi mới phải cố gắng học tập để không phụ tấm lòng của bố mẹ, bạn bè. Đây chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong các sinh nhật của em.

Đề 3 : Tên tôi là Phượng và tôi là một Việt Nam. Tôi mười tuổi. Tôi sống ở tỉnh Đồng Nai,thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam.

Gia đình tôi có 4 người gồm ba mẹ,em gái và tôi.  Cha tôi là một công nhân.  Mẹ tôi là một y tá. Bà rất hiền và thực sự rất giỏi nấu ăn, tôi thích tất cả ca1cmo1n ăn mẹ tôi làm.

Mọi người bảo tôi  là một người thông minh và vui tính . Tôi thích tất cả các môn nhưng tôi nhưng tôi thích nhất là môn Toán và Tập làm văn. Tôi quyết định trở thành một bác sĩ thật giỏi. Lý do đầu tiên là vì em rất thích nó. Em thích nó ngay từ khi lần đầu tiên nghe thấy từ “bác sĩ”. Nhìn thấy hình ảnh một vị bác sĩ tận tâm chữa bệnh cho bệnh nhân, ân cần hỏi thăm bệnh tình khiến cho em rất thích.Lý do thứ hai để em chọn nó là vì đối với em đây là một nghề mang ý nghĩa rất lớn, nó là nghề cứu sống người khác, là nghề mang lại hy vọng cho những người bị bệnh và biến những hy vọng đó thành hiện thực. Bác sĩ sẽ chữa hết bệnh cho những bệnh nhân của mình, sẽ đưa ra những lời khuyên cho các bệnh nhân của mình, sẽ đưa ra những lời động viên giúp bệnh nhân có thêm nghị lực để vượt qua căn bệnh. Lý do thứ ba để em thích nó chắc có lẽ là vì bác sĩ là một nghề có thu nhập cao.

Em sẽ cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình để có thể thực hiện được ước mơ của mình. Một khi em đã trở thành một bác sĩ, em sẽ làm việc không ngừng nghỉ để chữa bệnh cho mọi người. Em sẽ chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, em sẽ dùng chính tiền của em để giúp đỡ cho họ.Em sẽ đi khắp nơi giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo để họ có thể vượt qua căn bệnh.

học tốt

Bình luận (0)
TL
13 tháng 11 2018 lúc 20:11

minh phượng ơi,đề 2 chỉ là viết đoạn văn chứ đâu phải bài văn đau,ms lại mk là con gái mak

Bình luận (0)