Tham khảo:
Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương
- Nẻo đường lặng lẽ: là chỉ sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh của mẹ. Mẹ làm vườn, chăm bón, vun trồng rồi lại quẩy gánh đi bán trên khắp nẻo đường. Chi tiết này làm hiện lên hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó, cần cù.
- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu: chi tiết này vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa ẩn dụ. Nghĩa tả thực làm hiện lên hình ảnh người mẹ vun xới, làm vườn cần mẫn để có trái chín, làm ra sản phẩm để đem bán. Nghĩa ẩn dụ nói về những vất vả, hi sinh, lo toan của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương vào công việc để có thành quả tốt nhất. Và thành quả đó, qua từ "chắt chiu" lại chính là sự dành dụm để cho con.
- Nghe mùa thu vọng về những yêu thương: Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến những miền kí ức vốn được cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi tưởng, nay lại được cảm nhận bằng cả thính giác. Mùa thu là mùa của hoa cúc, hương cốm mới, đó còn là mùa tựu trường. Mùa thu dường như cũng lưu dấu kí ức, kỉ niệm và sự ân cần chăm sóc của mẹ. Hình ảnh mẹ nắm tay con dẫn qua cánh cổng trường khi bước vào năm học mới như là kỉ niệm ngọt ngào lưu dấu trong cuộc đời con.
- Chiều của mẹ: Phép ẩn dụ cho thấy, đó không phải là khoảng thời gian của một ngày mà là chỉ khoảng thời gian của đời người. Mẹ đã già, đã bước tới tuổi xế chiều. Liên kết với hình ảnh trên ta thấy được, sự hi sinh của mẹ chính là để tạo nên những "trái ngọt cho con".
- Nắng mong manh: gợi tới niềm vui, ngày tươi sáng, tới những kí ức đẹp, miền hoài niệm.
- Sương vô tình: chỉ những khó khăn, trở ngại, thử thách của đời người. Thiên nhiên, vạn vật, vũ trụ vẫn luôn nằm trong vòng luân hồi: sinh, trụ, dị, biệt. Sương gió của cuộc đời cũng như vậy, là những tác động của ngoại cảnh, của dòng thời gian vô thủy vô chung, khiến mẹ già cỗi, hao gầy. Ý thơ hàm chứa sự đau xót và thương mẹ
*Yêu cầu chung: (0,5 đ) học sinh cảm nhận dưới dạng bài viết ngắn gọn .Cần cảm xúc, được chất văn trong bài. Biết lựa chọn những chi tiết hình ảnh hay, đặc sắc để cảm nhận. *Yêu cầu cụ thể: (2,5 đ) a,Học sinh nêu ý nghĩa được những chi tiết nghệ thuật sau1,5 điểm) - “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gỏnh hàng trờn vai phải đi liên tục trờn chặng đường dài, cho thấy cuộc đời mẹ nhiều bươn trải, lo toan, - “Nẻo đường lặng lẽ”: liên tưởng đến hình ảnh con đường vắng lặng một mình mẹ cô đơn với gánh hàng để kiếm sống nuôi con. “ụi”, cõu cảm thỏn : bộc lộ một cảm xúc vừa ngỡ ngàng ,vừa thán phục - Nghệ thuật liệt kê: na, hồng, ổi, thị…=> những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm.Vị ngọt từ những loại quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rơi, từ bàn tay khộo lộo, từ đức tảo tần hi sinh của mẹ. b,Khỏi quỏt nội dung đoạn thơ1điểm) Đoạn thơ cho ta thấy vẻ đẹp thầm lặng của một bà mẹ chắt chiu, lam lũ, đồng thời cho ta thấy được sự cảm thông sẻ chia của đứa con với nỗi vất vả,nhọc nhằn của mẹ
*tk
Help me!!!!!
1)Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi bằng một đoạn văn khoảng 10-12 câu.Trong đó có 1 từ ghép chính phụ và 1 từ ghép độc lập
Thanks trước
Mẹ tôi người mẹ đều có tấm lòng yêu thương con.Mẹ tôi,người mẹ dám làm tất cả để tránh cho con một giờ đau đớn.Mẹ cũng có thể đi ăn xin để cứu sống con trước hơi thở hổn hển,quằn quại.Qua hai văn bản trên ta có thể thấy được rằng tấm lòng của người mẹ thât là cao cả,yêu thương người con bằng cả trái tim dịu dàng.
Trước hết, mẹ của En-ri-cô có tình yêu thương con sâu sắc, cao cả. Bà tận tụy, lo lắng cho En-ri-cô suốt ngày đêm trong những ngày cậu ốm: “thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con” bà cũng giống như bao bà mẹ khác, luôn quan tâm, săn sóc và hết mình vì con. Thậm chí bà còn có thể hi sinh vì con “bỏ hết một năm hạnh phúc” để “tránh cho con một giờ đau đớn” hình ảnh tương phản kết hợp với “mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con” càng làm nổi bật rõ hơn sự hi sinh, tình yêu thương của bà dành cho đứa con yêu quý của mình.Không chỉ yêu thương con, mẹ còn có vị trí vô cùng quan trọng với con. Mẹ là điểm tựa, là sự cưu mang, che chở trong suốt cuộc đời con: “mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay đón vào lòng”, dù có khôn lớn trưởng thành thì cũng sẽ cảm thấy yếu đuối nếu không có mẹ ở bên che chở. Nỗi bất hạnh, đau đớn nhất đối với con là không còn mẹ: “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”. Bằng những lời lẽ vừa tha thiết, xúc động vừa nghiêm khắc, cảnh tỉnh người cha đã cho thấy vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi con người và “thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó” Văn bản đã cho thấy chân dung của một người mẹ có tình yêu thương con tha thiết, sâu nặng. Qua hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, ta thấy người mẹ với tình yêu thương bao la, cao cả có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải yêu quý, kính trọng cha mẹ, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.
Tham khảo:
Trong văn bản, mẹ của En-ri-cô là người mà " cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ khi nghĩ rằng mình có thể mất con!" qua lời của bố. Bố En-ri-cô đã khéo léo nhắc lại những kỉ niệm của hai mẹ con. Mẹ En-ri-cô có thể "hi sinh một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con". Người mẹ có tấm lòng yêu thương con hết mực, luôn hướng về con, giành mọi điều tốt lành cho con. Người mẹ sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của con, mỉm cười với con khi con nhận lỗi. Trong thư, người bố đã nói hết về người mẹ của En-ri-cô. Mẹ không bao giờ than khổ khi nuôi con khôn lớn. Mẹ sẽ luôn dõi theo con dù con ở nơi nào. Ôi! Lòng mẹ bao la biết bao! Những ai đã làm mẹ buồn, họ "sẽ cay đắng khi nghĩ lại nhưng lúc làm cho mẹ đau lòng...". "Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh"... Những lời của bố vừa nghiêm khắc vừa có sức lay động đối với tấm lòng En-ri-cô. Mẹ En-ri-cô tuy không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng qua lời bố, người mẹ đã được thể hiện rất rõ. Tấm lòng bao dung, cao cả của Mẹ!
Trong văn bản"Mẹ tôi", người cha giáo dục con phải lễ độ, biết ơn mẹ. Em hãy cho biết tại sao ông bố không chọn cách nói trực tiếp mà lại viết thư.
Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư ? Lí do để bố En-ri-cô chọn hình thức viết thư :
– Giữ được sự kín đáo, tế nhị không làm người mắc lỗi cảm thấy xấu hổ trước mặt những người khác quát mắng hay bị đánh.
– Hình thức viết thư làm cho En-ri-cô nhận thức sâu sắc hơn, có thời gian để suy nghĩ và đọc đi đọc lại nhiều lần.
– Viết thư tình cảm của người bố được thể hiện dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.
= > Tóm lại, dưới hình thức viết thư đó là cách góp ý vừa tế nhị kín đáo, lại vừa hiệu quả.
Chúc bạn học tốt
Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư bởi vì: bày tỏ được thái độ nghiêm khắc, tình phụ tử sâu sắc, lại là một cách giáo dục kín đáo tinh tế mà không làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của En-ri-cô.
Nếu thấy hay thì đừng quên tick ! :)
Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc của em về người mẹ khi mình mắc lỗi
Bài kham khảo
Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi".
Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.
Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
1 :
Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau:
Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.
Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.
Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.
Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.
Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.
2 :
Từ khi chào đời,cất tiếng khóc đầu tiên, mỗi chúng ta đều được vòng tay âu yếm cử cha mẹ che chở cho đến khi trưởng thành.Đối với tôi, gia đình là trên hết. Cha mẹ luôn quan tâm,chăm sóc và bảo vệ tôi. Nhưng có lẽ người luôn giành tình cảm cho tôi nhiều nhất mài chỉ có một.Đó là người mẹ kính yêu của tôi.
"Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Trong cuộc đời này,có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ,được nghe tiếng ru ầu ơ ngọt ngào có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên
Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.
Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.
Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
3 : Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau:
Vào cuối buổi học, cô giáo phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử mất thôi.
Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi nhẹ nhàng cho ví vào túi quần.
Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi, nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi. Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó.
Hôm sau, tôi lên xe buýt về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Lại một ngày mới đến trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình.
Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm mà mình mắc phải.
như thế nào là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động,cho ví dụ
C | V | |
Em / được mọi người yêu mến. | ||
C | V |
viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau sau khi học bài Sông nước Cà Mau
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Sông nước Cà Mau được trích trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Mở đầu của văn bản là một cảnh sông nước Cà Mau, cảnh quan mảnh đất tận cùng của Tổ quốc trên một vùng sông nước mênh mông, sông ngòi bủa giăng chi chít như mạng nhện và tất cả được bao trùm bởi màu xanh cây lá. Màu xanh của trời, nước và rừng cây bất tận. Màu xanh đã lấn chiếm không gian nên nó trở thành đơn điệu, không hài hòa màu sắc thiên nhiên. Cùng với màu xanh ấy là âm thanh từ rừng cây, sóng biển. Nó triền miên rì rào trong hơi gió muối, một thứ âm thanh ngày đêm không ngớt vọng về. Tiếp theo là kênh rạch ở Cà Mau được tác giả kể lại qua những cái tên lạ và những lời giải thích thú vị. Qua cách đặt tên, ta thấy thiên nhiên ở đây còn rất hoang dã nhưng phong phú, con người rất gần gũi thiên nhiên, biết được đặc điểm của từng nơi, từng vùng, từng con kênh, bờ rạch. Nổi bật ở đây là dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Ôm lấy dòng sông là rừng đước bạt ngàn, rừng đước dựng lên cao ngất như dãy trường thành vô tận. Bức tranh hiện lên với vẻ hùng vĩ, trù phú nhưng cũng còn cái vẻ hoang sơ. Vẻ hoang sơ ấy ẩn chứa trong rừng được trải dài theo bãi, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia cùng với nhiều cung bậc màu xanh tiếp nối. Quả thật là một sự quan sát tinh tế của nhà văn. Bằng sự cảm nhận của thị giác và thính giác, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Qua các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi giữa dòng” mà tác giả sử dụng đã giúp chúng ta hình dung được cảnh sông nước ở đây. Muốn tới dòng sông Năm Căn rộng lớn ấy phải qua những con kênh rạch nhỏ rất khó khăn, trắc trở. Hình ảnh xuôi dòng đã diễn tả con thuyền đang nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả sau những phút thăng trầm nơi kênh, rạch. Nghệ thuật miêu tả của tác giả thật đặc sắc, tài tình. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn không chỉ dừng lại ở dòng sông Năm Căn mênh mông, rộng lớn ngàn thước, chợ Năm Căn hiện lên thật sinh động. Chợ nằm sát bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Chợ họp ngay trên sông nước với những ngôi nhà bè như khu phố nổi. Bằng các chi tiết liệt kê: những đống gỗ cao như núi, những bến vân hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng… Đoạn văn đã sử dụng nhiều chữ “những” để thể hiện sự trù phú của chợ Năm Căn, nó như kiêu hãnh phô phang sự độc đáo của mình trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Chợ Năm Căn có những nét riêng biệt, hấp dẫn. Đó là những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thể mua được mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng lởi xởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sở, đã điểm cho Năm Căn một màu sắc tươi vui, không còn cái dáng vẻ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu nữa.
Văn bản được khép lại sau cảnh cho Năm Căn và đã gợi ra những suy nghĩ cho người đọc. Tác giả đã đưa chúng ta đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, sống động, đã truyền cho chúng ta một tình yêu đất nước, yêu mảnh đất tận cùng của Tổ quốc Việt Nam.
bạn tham khảo:
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Trong lá thư gửi En-ri-cô nhà và Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi đã nói:''Trường học là bà mẹ thứ hai ...trường học nhân còn từ hai bàn tay mẹ lúc còn biết nói,này trả cho mẹ đứa con ngoan ngoãn , chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà truog,con con không bao giờ đuoc quen nha truong ''
Những dòng thư trên gợi cho em những suy nghĩ gì về nhà trường - nơi em gắn bó 1 phần cuộc đời.
bạn nào trả loi nhanh minh se tick nha.
*Mở bài:+Giới thiệu về vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
+Trích dẫn đoạn thư.
+Chuyển ý.
*Thân bài:
Giải thích ý kiến:
-Trường học là người mẹ,là nơi dạy dỗ,nuôi dưỡng con nên người.
-Mẹ luôn biết ơn nhà trường và khuyên con không được quên nơi đó.
Nhà trường có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc hành trình đi tìm kiếm tri thức va khả năng trong cuộc đời của mỗi con người.Ai thành đạt cũng từ ngôi trường mà lớn lên và đó là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta trên bước đường học tập.
-Vai trò to lớn của nhà trường: là nơi cung cấp tri thức ,nơi gieo mầm ,nảy nở đoá hoa đàu tiên của trí tuệ.
+Nơi chăm sóc ,giáo dục đẻ con người có sức khoẻ,có những nền tảng đạo đức:"trường học la bà mẹ thứ hiền thứ hai.....ngoan ngoãn,chăm chỉ."
+Giai đoạn ở trường là giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người.
-Tình cảm gắn bó,biết ơn đối với các thầy cô giáo.
+Đó là trách nhiệm,nghĩa vụ của mỗi con người:"Mẹ cầu phúc cho nhà trường ,còn con, con không bao giờ được quên nhà trường."
+Đó là tình cảm thiêng liêng,sự gắn bó,biết ơn sâu nặng(liên hệ bản thân).
+Nhắc nhở mọi người lòng biết ơn thầy cô,biết ơn nhà trường-cái nôi nuôi mình khôn lớn,chắp cánh ước mơ.Đó là truyền thống đạo lí:"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-Uống nước nhớ nguồn".
+Phê phán những kẻ vô ơn ,bội nghĩa(nêu những biểu hiện cụ thể."
*Kết bài:-Khẳng định giá trị to lớn của nhà trường.
-Chúng ta cần phải bày tỏ tinh crm chân thành của mình,đối với nơi mình được nuôi dưỡng.
-Liên hệ bản thân.
làm bảng trang 90-91 sdh vnen
dàn bài chi tiết cho đề văn chứng minh văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước sẵn có trong ta thêm phong phú và sâu sắc
|
- Mở Bài : ]
Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
- Thân Bài:
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
-Kết Bài:
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.
tìm và giải thích