Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
13 tháng 5 2019 lúc 9:13

- Bài chính tả có 4 câu. Những chữ đầu câu viết hoa.

- Câu có dấu hai chấm là : Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước : cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 11:41

Nhắc đến văn hào nổi tiếng Hector Malot, chắc chắn chúng ta ai cũng nghĩ ngay đến tác phẩm không gia đình - Cuốn sách đã gây được ấn tượng mạnh mẽ về tình cảm gia đình cho người đọc. Hôm nay, chúng ta hãy cùng với AnyBooks đi sâu vào tác phẩm để hiểu hơn về thông điệp của cuốn sách không gia đình mà tác giả muốn gửi gắm nhé!

Đôi nét về tác giả sách không gia đình

Tác giả của cuốn sách không gia đình chính là Hector Malot - một nhà văn nổi tiếng của nước Pháp, ông là tác giả của rất nhiều cuốn tiểu thuyết và thời kỳ đó và được các độc giả khắp nơi trên thế giới yêu mến. Sự nghiệp văn chương của ông bao gồm hơn 70 tác phẩm trong đó cuốn sách không gia đình ra mắt năm 1878 chính là tác phẩm tổ điểm thêm sự thành công của ông.

Tác phẩm không gia đình ban đầu được ông hướng đến đối tượng nhí những chính người lớn lại phát cuồng về tác phẩm này của ông. Ngoài ra, ông còn rất nhiều tác phẩm để lại dấu ấn như cuốn sách Những người tình - tác phẩm đầu tay tạo nên cơn sốt hay tác phẩm Romain Kalbris (1869), Trong gia đình (En Famille, 1893).

Ông được người đời ca ngợi về tài năng trong việc viết sách, nghệ thuật của ông chính là để lại những triết lý khiến cho người lớn phải suy ngẫm trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ của nước pháp và giúp họ tìm ra con đường mới để thoát khỏi sự giam cầm trong chính bản thâm mình.

Nội dung của cuốn sách

Nội dung của tác phẩm không gia đình kể về số phận đặc biệt của một bé đứa mồ côi cha mẹ tên là Remi, từ nhỏ cậu đã được nuôi dưỡng trong gia đình có tên là Barberin. Tuy nhiên, chưa bao lâu vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên gia đình này đã bán cậu cho một người đàn ông có tên là Vitalis - ông chủ của một đoàn xiếc rong.

Kể từ đó, tuổi thơ của Remi gắn liền với đoàn xiếc này, tại đây cậu làm bạn với những con vật được nuôi dưỡng trong gánh xiếc để biểu diễn như khỉ, chó và cùng ông chủ đoàn xiếc Vitalis rong ruổi khắp nước Pháp để kiếm sống mưu sinh. Nhờ vào sự dạy dỗ của ông chủ, Remi đã học hỏi được rất nhiều và dần trở thành một cậu bé bản lĩnh dám đương đầu với mọi khó khăn trong cuộc sống.

Trong hành trình mưu sinh và phiêu bạt khắp nơi cùng đoàn xiếc, cậu bé tiếp xúc với hết thảy các hạng người tốt xấu trong xã hội lúc bấy giờ và gặp không ít nguy hiểm. Thể nhưng nhờ vào những đức tính cao đẹp mà ông chủ Vitalis đã dạy dỗ cho cậu đã giúp cậu tỉnh táo vượt quá những thử thách đó và tiếp tục lao động chăm chỉ cùng với rạp xiếc.

So với lứa tuổi của mình, Remi đã phải đối mặt với rất nhiều tình cảnh éo le, có những chi tiết kể rằng cậu sắp bị chết đói và chết rét hay thậm chí là bị bắt bỏ tù một cách oan uổng. Thế nhưng sau tất cả Remi vẫn xây dựng cho mình được một đức tính, giữ đúng được phẩm chất làm người và không bao giờ chịu đầu hàng số phận mặc dù cho xã hội lúc bấy giờ rất loạn lạc.

Ngay cả khi ông chủ rạp xiếc Vitalis qua đời và gánh xiếc chỉ lại đúng chó chó để bầu bạn với cậu, thế nhưng cậu không bỏ cuộc và tiếp tục lao động và cống hiến mình., Khiến cho người đọc cảm thấy nể phục với tinh thần và phẩm chất của cậu bé có tuổi đời còn quá nhỏ này.

Ở cuối tác phẩm, sau khi bị bỏ tù ở nước Anh, Remi cuối cùng cũng tìm thấy được niềm hạnh phúc cho riêng mình đó là tìm lại được người mẹ đã thất lạc của mình sau bao nhiêu năm xa cách. Đây cũng chính là phần thưởng dành cho cậu bé đã phải chịu quá nhiều cực khổ, đọc đến đây cũng đã có rất nhiều khán giả vui mừng và xúc động với nhân vật này.

Thông điệp ý nghĩa mà cuốn sách muốn gửi gắm

Có thể nói rằng, tác phẩm không gia đình đã đưa người đọc cùng trải nghiệm hành trình mưu sinh của cậu bé Remi với nhiều tình huống trớ trêu mà một cậu bé còn quá nhỏ phải chịu đựng và vượt qua. Đã có lúc tưởng chừng cái kết đã cận kề nhưng cậu bé vẫn lạc quan vượt qua, tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm quý giá mà những đứa trẻ cùng độ tuổi khác không có được.

Từ đó, cùng với ông chủ và gánh xiếc, remi đã vượt qua những năm tháng lao động vất vả nhưng lại đầy quyết tâm vươn lên. Kể cả khi người thân duy nhất là ông chủ gánh xiếc đã qua đời, những đức tính mà ông dạy cho Remi vẫn không hề bị suy giảm hay mất đi thậm chí nó ngày càng mãnh liệt hơn.

Có thể nói, gánh xiếc chính là ngôi nhà của Remi, nơi cậu có được tình thương và sự bao bọc của ông Vitalis cùng với những con thú, tất cả đã tạo nên một gia đình thật sự. Cũng nhờ đó, đã giúp Remi có thêm động lực để sống tốt và vượt qua những thử thách dù tuổi đời vẫn còn quá nhỏ.

Tác giả Hector Malot đã vô cùng thành công trong việc tạo nên những chi tiết có tính xúc động mạnh đánh trung tâm lý của người đọc cũng như tạo nên những phân cảnh tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Tuy được viết dành cho trẻ em tác phẩm lại có rất nhiều chi tiết để người lớn phải suy ngẫm, có nhiều người sau khi đọc cuốn sách này còn cảm thấy hổ thẹn vì bản thân mình không bằng một đứa trẻ. Cũng chính tác phẩm này đã làm rất nhiều người thức tỉnh, giúp họ tạo thêm động lực để vượt qua những khó khăn mà cuộc sống đem lại.

Trên đây là phần giới thiệu về quyển sách nổi tiếng không gia đình của tác giả Hector Malot mà chúng tôi muốn gửi đến các độc giả. Hy vọng với những thông tin bạn đã hiểu hơn về nội dung của cuốn sách và có thêm động lực để vững bước trên con đường của mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì hãy mua ngay một quyển về để có thể trải nghiệm nhé!

Bình luận (0)
DH
16 tháng 9 2023 lúc 11:47

Sau đây là gợi ý về cuốn sách em sẽ giới thiệu để tham gia cuộc thi này

Tựa sách: Con mèo dạy hải Âu bay. 

Nhân vật: Chú mèo Zorba, cô hải âu nhỏ Lucy, chú mèo từ điển bách khoa Einstein ở cửa tiệm Tạp hoá bến cảng Harry, Đại Tá, Secretario, cô hải âu Kengah…

Tóm tắt: Mở đầu chuyện là cảnh tả bến cảng Hamburg ngập nắng gió với đàn hải âu đang sải cánh trên nền trời xanh tự do. Chú mèo Zorba to đùng và mập ú đang sưởi nắng ở ban công – bỗng chốc mang trên mình 3 lời hứa danh dự với cô nàng hải âu gặp nạn vì tình trạng ô nhiễm dầu “ không ăn quả trứng, phải chăm lo cho quả trứng nở thành con, và phải dạy cho hải âu non biết bay”. Kế tiếp đó là hàng loạt những rắc rối xuất hiện khi mèo mập Zorba bước vào hành trình trở thành một người mẹ của hải âu Lucy. Zorba cùng với bạn bè mèo ở bến cảng đã trải qua nhiều khó khăn, thậm chí phá vỡ điều cấm kỵ của loài mèo để chăm chút và dạy chú hải âu non tập bay. Vượt qua mọi khó khăn, Lucy đã có thể tự dang rộng đôi cánh của chính mình vươn ra biển lớn. 

Phần thích nhất cả câu chuyện: Lucy đã cất cánh bay đêm giông tố sau lời động viên của Zobra “Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những thứ đó là nước, thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó luôn là món quà đến sau những cơn mưa. Hãy cảm nhận mưa đi. Giang đôi cánh của con.” Lucky từng sợ hãi, từng thất bại mười bảy lần, từng tự cho mình là kẻ thất bại. Giờ đây, cô bé ấy đã tự mình dang rộng đôi cánh bay ra biển lớn trở thành hải âu dũng cảm nhất. 

Điều cuốn sách dạy em: 

- Những trích dẫn hay thấm đẫm triết lý cuộc sống bồi đắp cho mảnh đất tâm hồn hướng thiện: 

-“Chỉ những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay”

- “Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những thứ đó là nước, thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó luôn là món quà đến sau những cơn mưa​

   Yêu thương” chính là tình cảm cao quý nhất, có thể ví như viên dạ minh châu sáng giá nhất trong chiếc rương kho báu là tâm hồn con người. Mang trong mình sức mạnh vô hình có thể cứu rỗi cả nhân loại cải tạo một thế giới tốt hơn, yêu thương không bao giờ là sự ích kỷ trong tâm hồn chỉ chấp nhận ôm một vòng người chật hẹp. Nó phải được trải rộng theo chiều dài của cuộc sống bao gồm cả “ai đó khác mình”- điều khác biệt. Và những chú mèo ở bến cảng đã làm được điều đó. Chúng hợp lực đã giúp chú chim hải âu có thể lần đầu tìm lại chính mình trên bầu trời tự do.Nhưng không chỉ mình chú hải âu học được cách bay, chính Zorba cũng đã học được cách "bay lượn" bằng chính tâm hồn của mình. Chỉ trên "đôi cánh" tự do đó, Zorba mới có thể bay thoát ra được những định kiến, vượt ra khỏi những quy luật tự nhiên để nuôi dạy một "đứa trẻ" khác loài. Thậm chí, phải chống lại chính đồng loại của mình, những con mèo hoang đòi lấy đi quả trứng, Zorba phải vượt qua được sự trêu chọc để giữ lời hứa của mình.

- Lời cảnh tỉnh về vấn đề môi trường và sự tàn phá của loài người đối với mẹ Thiên nhiên: 

- Cô hải âu Kengah bị nhấn chìm trong váng dầu – thứ chất thải nguy hiểm mà những con người xấu xa bí mật đổ ra đại dương đã làm hai mẹ con Lucy chia cắt. Con người có lỗi khi đang dần huỷ hoại chính môi trường sống của mình và phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Hình ảnh một vùng biển bị váng dầu như một hồi chuông, nhắc nhở con người hãy biết bảo vệ thiên nhiên vì cuộc sống của chúng ta cũng là cuộc sống của những loài động vật khác trên trái đất. 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
28 tháng 4 2022 lúc 4:20

Bài 9)

Ng này mắc tật cận thị

Người đó phải đeo thấu kính phân lò. Tiêu cự kính là f = -50cm

Khi đeo kính nàu, ng đó có thể nhìn đc các vật ở xa

Biện pháp : vệ sinh, khám mắt định kỳ, ăn nhiều vitamin A,v.v....

Bài 10)

Mắc tật cận thị, ng đó phải đeo kính phân kì

Khi đi đường ng đó cần đeo kính để nhìn rõ các vật ở xa

Bài 11)

\(AB=8\\ OA=20m\\ A'B'=0,8m\\ Ta.có\\ \dfrac{A'B'}{OA'}=\dfrac{AB}{OA}\\ \Rightarrow OA'=\dfrac{0,8.20}{8}=2m\\ b,\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'}=\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{2}\Rightarrow f=\dfrac{20}{11}\)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KN
18 tháng 9 2023 lúc 5:43

 tìm đọc bài thơ "Khi mẹ vắng nhà" của Trần Đăng Khoa, bài văn "Khúc đồng dao lấm láp" của Kao Sơn và bài văn "Trên đồi mở mắt và mơ" của Văn Thành Lê. Những tác phẩm này có thể giúp bạn khôn lớn và trưởng thành qua những trải nghiệm trong cuộc sống.

Bình luận (0)
LS
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NM
9 tháng 4 2021 lúc 19:08

Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài kể về cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện. Khi đọc câu chuyện, tôi cảm thấy rất xúc động thương cảm trước cảnh chia tay của hai anh em khi phải chia búp bê và khi chia tay cả mái trường, thầy cô.

Hai nhân vật chính trong truyện chính và Thành và Thủy. Cha mẹ của Thành và Thủy ly hôn, hai anh em buộc phải chia tay nhau. Cả Thành và Thủy đều không muốn điều này. Trước đêm chia tay Thành và nghe đến tiếng nức nở, tức tưởi của em. Thành chỉ dám cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, mà nước mắt cứ tuôn.

Thành và Thủy rất yêu thương nhau. Thủy từng mang kim chỉ ra để vá áo cho anh. Do hồi đó, anh đi chơi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to, sợ mẹ mắng nên thủy để vá áo. Từng mũi kim thoắt thoắt của em mà Thành cảm nhận được. Chiều nào Thành cũng đón em cùng nắm tay và trò chuyện rất vui vẻ. Vậy mà giờ đây, hai anh em phải chia tay nhau. Đến khi phải chia những con búp bê. Thành thương em nên để lại hết đồ chơi cho em từ bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không quan tâm đến những món đồ chơi đó. Chỉ khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thì Thủy lại không muốn chia rẽ chúng. Hai con búp bê cũng giống như hai anh em Thành và Thủy. Cả hai đều không muốn phải chia ly.

Khi Thành dẫn em đến trường chia tay cô gái và các bạn. Cô giáo nhìn thấy Thủy đứng ngoài lớp. Cả lớp ai cũng thương em khi biết đến hoàn cảnh của Thủy. Cô tặng Thủy quyển vở và cây bút màu có nắp vàng. Nhưng Thủy không nhận vì em không được đi học nữa. Khi nghe đến vậy ai cũng bàng hoàng, rồi thương cho Thủy. Từ trường trở về, Thành và Thủy đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

Câu chuyện nói đến tình cảm của hai anh em Thành và Thủy để cho chúng ta thấy tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình vô cùng thiêng liêng. Sự chia tay của những con búp bê ngây thơ, vô tội cũng giống như Thành và Thủy. Nhưng rồi Thủy vẫn quyết định để lại hai con búp bê để chúng không phải xa nhau như hai anh em.Câu chuyện để lại cho chúng ta bao suy nghĩ về vai trò của người lớn, lỗi lầm của người lớn mà để những đứa trẻ phải gánh chịu.

Câu chuyện để lại cho người đọc nhiều cảm xúc lớn lao để tình cảm gia đình nhất là tình cảm anh em. Truyện nhắc nhở chúng ta cần biết nâng niu, quý trọng hạnh phúc gia đình. Nó là mái ấm của mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
MN
9 tháng 4 2021 lúc 19:13

Tham khảo:

Mỗi gia đình chính là một phần tử, một tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc xã hội mới có thể phát triển. Trẻ em ngay từ khi sinh ra đã có quyền được yêu thương, được chăm sóc được hưởng tất cả những gì tốt đẹp nhất từ cái nôi tổ ấm gia đình, bất kỳ một hành động phá hoại, hay làm tan vỡ cái nôi ấy đều là tội lỗi chẳng thể nào tha thứ. Dẫu biết rằng, người lớn lựa chọn xa nhau để giải thoát, để trả lại tự do cho nhau, thế nhưng trẻ con có tội tình gì, một gia đình tan vỡ, không chỉ là một cuộc hôn nhân đổ bể, mà còn là sự chia cắt đến xót xa của những đứa trẻ với cha mẹ, và của chính những đứa trẻ với nhau. Có thể người lớn chỉ xem đó là thứ tình cảm của những đứa trẻ, rằng chúng sẽ mau quên khi có đồ chơi mới, nhưng đâu ngờ rằng đó lại mãi mãi là vết sẹo không thể xóa nhòa trong những trái tim non trẻ. Cuộc chia tay của những con búp bê lại càng khiến chúng ta thấm thía hơn về tình cảm gắn bó giữa những người trong gia đình, đặc biệt là giữa những đứa trẻ trước bi kịch gia đình tan vỡ.

Thành và Thủy là hai anh em trong một gia đình khá giả, hai đứa rất thương yêu nhau, thế nhưng vì những xung đột của người lớn, mà gia đình vốn êm đềm của hai đứa trẻ chợt sụp đổ, nó trở thành mối tai họa trong tiềm thức của Thành, trở thành bi kịch đầu tiên trong cuộc đời của cả hai anh em. Đọc truyện, ta thấy rằng tác giả nhắc nhiều và đi rất sâu vào nội tâm nhân vật Thủy, một cô bé tuy nhỏ tuổi thế nhưng rất hiểu chuyện, và cô bé càng hiểu chuyện bao nhiêu thì nỗi đau chia cắt lại càng trở nên to lớn dày vò tâm hồn non nớt ấy. Nhân vật Thủy là một cô bé ngoan ngoãn, hiền lành, khéo tay và rất yêu thương anh trai. Nghe tin cha mẹ ly hôn, cô bé ban đầu là bất ngờ, không tin vào việc mình phải chia tay anh trai và bố, phải bỏ học, phải về quê với mẹ, nhưng sau đó cô bé trầm tĩnh hơn, rồi dần dà cũng chấp nhận sự thật đau lòng rằng thế là bố mẹ đã ly hôn thật, chắc cô bé hiểu không thể ép người lớn sống với nhau khi họ không còn tình cảm, cuộc chia tay đã là điều tất yếu. Thế nhưng việc cha mẹ chia tay, dẫn đến việc Thủy và anh cũng phải chia tay lại càng làm cô bé xót xa, vốn dĩ cô bé rất trân trọng tình cảm của mình và anh trai, hai đứa trẻ gắn bó với nhau sớm chiều, yêu thương nhau, bao che cho nhau, mà giờ đây phải chia lìa. Điều ấy đã khiến Thủy không thể chịu đựng nổi, đặc biệt là khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ- Em Gái vốn là một cặp, là biểu tượng cho tình cảm giữa hai anh em, Thủy dường như không thể kìm nén thêm nữa mà nổi giận với anh trai. Không phải là cô bé ngang ngược, hỗn láo mà chỉ vì cô bé quá đau khổ trước những bi kịch liên tiếp rơi xuống đôi vai gầy bé nhỏ của mình. Cuối cùng chi tiết khiến người đọc không thể cầm được nước mắt chính là cảnh Thủy nhường cả hai con búp bê cho anh trai và bắt anh hứa không được chia rẽ chúng nó, bởi đó là thứ mà Thủy trân quý nhất, là tình cảm ruột thịt gắn bó mà cô hằng trân trọng. Sự cao thượng, lòng yêu thương vô bờ bến đối với anh trai của cô bé đôi lúc khiến nhiều người phải hổ thẹn, hổ thẹn vì chính bản thân cũng có khi gây ra nỗi đau cho trẻ con, chỉ vì sự ích kỷ của bản thân mình, đã chia tay sao còn bắt con trẻ phải chia tay nữa?

Với nhân vật Thành, có lẽ do Thành đã lớn và lại là anh trai nên hầu như tất cả những nỗi đau đều bị cậu giấu vào trong lòng, đến khóc cậu cũng cố nén lại chỉ để hai hàng nước mắt ướt đẫm gối. Thành coi chuyện cha mẹ ly hôn là một "tai họa", cái tai họa ấy khiến Thủy em gái cậu phải đớn đau, khổ sở và nó cũng dày vò bản thân cậu không kém. Dù không biểu lộ ra nhưng qua từng ánh mắt, từng lời kể của Thành ta cũng có thể cảm nhận được rằng Thành rất thương em gái, ánh mắt cậu nhìn Thủy luôn có những nỗi đau, nỗi ái ngại xót xa và thương cảm. Bởi so với Thành thì Thủy bất hạnh hơn rất nhiều, Thủy còn nhỏ, lại phải theo mẹ về quê, xa trường lớp vĩnh viễn, có lẽ cả cuộc đời về sau em sẽ phải làm bạn với cái thúng hoa quả, không còn cơ hội cầm bút, cầm viết nữa. Những quyết định của người lớn đã gián tiếp đẩy một đứa trẻ vào tương lai mịt mờ, mà bản thân Thành dù rất thương em gái, nhưng cũng chịu cảnh bất lực. Xuyên suốt câu chuyện ta luôn thấy Thành mạnh mẽ, kiên cường, nhưng đó chỉ là cậu cố gắng gồng mình lên để chống đỡ, muốn làm chỗ dựa tinh thần cho em gái, bởi đến cuối cùng lúc Thủy bước lên xa thì Thành cũng không thể chịu đựng nổi nữa mếu máo đứng chôn chân nhìn bóng em gái và mẹ rời xa.

Qua hai nhân vật Thành và Thủy ta nhận ra được rằng tình anh em ruột thịt trong gia đình lúc nào cũng sâu sắc và cả động như thế, đó là một thứ tình cảm rất đẹp đẽ, rất trong sáng, là những kỷ niệm ấm áp nhất của tuổi thơ. Nếu may mắn hơn có lẽ Thành và Thủy đã trở thành những đứa trẻ hạnh phúc nhất, thế nhưng không, chỉ vì những suy nghĩ ích kỷ của người lớn mà hai đứa trẻ tội nghiệp phải chia tay nhau trong đau khổ. Nhan đề "Cuộc chia tay của những con búp bê" là ngụ ý về một dây chuyền của những cuộc chia tay, giống như trò đô-mi-nô, tình cảm gia đình cũng vậy xây dựng lên thì khó khăn, thế nhưng chỉ một sơ xuất nhỏ tất cả đều nối tiếp nhau mà đổ sụp xuống. Cha mẹ chia tay khiến con cái cũng phải chia tay, rồi đến những con búp bê cũng phải chia tay, Thủy phải chia tay bố và anh trai, chia tay trường lớp, bạn bè, phố phường quen thuộc để đến một nơi hoàn toàn xa lạ, còn Thành cũng phải xót xa tiễn bước em gái và mẹ, người cùng chung sống bao nhiêu năm. Không biết rằng liệu người lớn có nhận ra bản thân mình rất ích kỷ và nhẫn tâm hay không, hàng loạt các cuộc chia tay đang diễn ra âm thầm như thế, họ liệu có hiểu rằng những đứa trẻ luôn là người chịu nhiều thương tổn nhất hay không? Cuộc chia tay đầy xót xa và nước mắt như thế lại càng khiến người đọc hiểu sâu sắc về tình cảm anh em và nỗi đau khổ của những đứa trẻ trong một gia đình tan vỡ. Chuyện Thủy không cho anh trai chia hai con búp bê, cũng là một ẩn ý rất sâu cay, lên án các bậc cha mẹ ích kỷ, họ làm sao lại tự cho mình cái quyền chia cắt tình anh em của những đứa trẻ, vốn chúng đã gắn bó với nhau như vậy, sao lại nhẫn tâm tách rời chúng ra, hai con búp bê cũng như thế, vừa là biểu tượng cho tình cảm anh em bền chặt, chỉ cần chúng ở bên nhau thì Thủy tin chắc rằng hai anh em sẽ mãi không bao giờ quên nhau. Đôi khi những đứa trẻ còn sống tình cảm và đúng đắn hơn người lớn rất nhiều lần.

Cuộc chia tay của những con búp bê là một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình, đồng thời cũng vén màn nỗi bất hạnh của bi kịch chia ly và sự đau khổ của những đứa trẻ trong một gia đình tan vỡ. Từ đó nhắc nhở mỗi một con người cần biết yêu thương và quý trọng lẫn nhau khi còn có thể, người lớn đặc biệt là các bậc cha mẹ nên có những cách giải quyết hợp lý trong hôn nhân, tránh làm tổn thương đến con trẻ, bởi chúng chẳng có tội lỗi gì trong những sai lầm do người lớn gây ra.

Ngoài bài Suy nghĩ về tình yêu thương qua Cuộc chia tay của những con búp bê, các em có thể mở rộng vốn hiểu biết về văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê qua bài: Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê, Phân tích nhân vật Thành và Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê, Cảm nghĩ về Cuộc chia tay của những con búp bê, Cảm nhận về tình anh em giữa Thành và Thuỷ trong Cuộc chia tay của những con búp bê.

Bình luận (0)
DV
Xem chi tiết
TG
7 tháng 1 2024 lúc 21:04

Trải qua câu chuyện "Mắt Sói", tôi cảm nhận được sự sâu sắc và ý nghĩa của việc học trong cuộc sống. Câu chuyện không chỉ là một sự kết hợp của trí tưởng tượng phong phú mà còn mang đến cho tôi những bài học quý báu.

Mắt Sói, với sự tò mò và lòng học hỏi không ngừng, đã khám phá thế giới xung quanh mình. Điều này thúc đẩy tôi nên hướng sự chú ý của mình vào việc khám phá, học hỏi và phát triển bản thân. Qua cuộc phiêu lưu của Mắt Sói, tôi nhận ra rằng học không chỉ xuất phát từ sách vở, mà còn từ trải nghiệm và giao tiếp với thế giới xung quanh.

Câu chuyện cũng nhấn mạnh giá trị của sự đoàn kết và tương tác xã hội. Mắt Sói không chỉ một mình khám phá, mà còn học hỏi từ những con vật khác nhau, từ sự đa dạng của môi trường. Điều này khuyến khích tôi tìm kiếm sự giao tiếp, chia sẻ ý kiến và học hỏi từ những người xung quanh, từ mọi tình huống cuộc sống.

Cuối cùng, câu chuyện "Mắt Sói" là nguồn động viên mạnh mẽ để không bao giờ ngừng học. Sự tò mò và lòng học hỏi của Mắt Sói đã giúp tôi hiểu rằng hành trình của học vẫn tiếp tục, không có điểm dừng. Học hỏi là một chặng đường liên tục, nơi tâm hồn chúng ta luôn mở cửa để chào đón kiến thức mới và trải nghiệm mới.

Tóm lại, thông qua câu chuyện "Mắt Sói", tôi nhận thức rõ hơn về giá trị của học hỏi, sự quan trọng của sự đoàn kết và sự không ngừng phát triển bản thân. Đó là một hành trình không chỉ mang lại kiến thức mà còn là nguồn động viên lớn để sống một cuộc sống có ý nghĩa và sâu sắc.

Bình luận (0)
BL
Xem chi tiết
AV
21 tháng 3 2016 lúc 22:50

xin chào mọi người, mình là một đôi mắt của một cậu bé tên A. Sống ở .......Cậu là một cậu bé thông minh nhanh nhẹn cao to.

Hồi còn bé, cậu chủ thương mình lắm cậu còn cho mình đi khắp nơi để ngắm nhiều cảnh đẹp như: Vũng tàu, Đà lạt,... mình là một đôi mắt long lánh, tỏ sáng.cậu giúp tôi rất nhiều nên tôi càng trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn để giúp cậu chủ nhìn đường. mình có rất nhiều ích lợi: giúp cậu nhìn thấy,đọc bài, làm bài,xam Tv. ,mình rất được cậu chủ yêu quý, ngưỡng mộ.

Khi cậu lên cấp 2, cậu có sự thay đổi rất lớn, lúc trước cậu rất siêng năng và chăm học nhưng thay vào đó bây giờ cậu càng chở nên lười biếng, lười học, thường hay chơi với các bạn xấu, nên cậu đã trở nên rất hư. mình như một công cụ giúp cậu ấy coi các trò chơi vô bổ không mang lai ý ngĩa gì cả, với các cuộc đánh lộn nắm đấm có thể đám thẳng vào các con mắt( làm mù mắt cũng nên). Bây giờ cậu rất hay chơi điện tử bỏ bê việc học làm tôi càng ngày càng mỏi mệt, lờ đờ, không còn nhanh nhẹn hơn trước nữa.Mình càng ngày càng mỏi mệt trong việc học tập của cậu làm cậu giảm sút hẳn trong giờ học và các chuyện lặt vặt khác. Bố mẹ cậu thấy mình như thế liền đư cậu chủ đi khám và chữa trị. Thế là mình không còn như trước nữa mình đã trở lại bình thường và nhanh chóng hồi phục.

Cậu hủ đã nhận thấy sai lầm của mình khi không bảo vệ được đôi mắt này. cậu đã sửa sai những chuyện đã làm trước đây với tôi, cậu không bao giờ chơi điện tử , chăm học, chăm làm hơn. Nhưng cái quan trọng nhất là cậu đã chăm sóc tôi rất kỹ trong các thời gian rảnh và ngoài giờ học.Cậu đã lấy lại đôi mắt đẹp, to, sáng long lanh như hồi còn bé.

Mình monng muốn cậu chủ sẽ luôn chăm sóc mình và không làm những điều xấu. không trở nên hư, chơi với các bạn xấu làm mình bị thương nữa nhé. Và các bạn cũng như vậy nhé.

Không biết bài hay hk nha có gì bạn tự thêm tự sửa nhaleuleu

Bình luận (9)
NH
27 tháng 2 2016 lúc 20:12

mik cũng bị cô ra bài này đang bí chết

Bình luận (0)
VA
24 tháng 1 2016 lúc 16:22

mình không viết theo dàn ý bao giờ, bạn cho mk viết tự do nha

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
MN
19 tháng 5 2021 lúc 21:20

Tham khảo nha em:

Đời sống xã hội càng hiện đại, nhu cầu đọc sách càng phát triển. Thực tế ấy đã được lịch sử chứng minh qua nhiều thiên niên kỉ. Tại sao vậy? Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở ra trước mắt tối những chân trời mới”.

Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, suy nghĩ của con người được ghi chép, lưu giữ lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Và vì vậy, sách trở thành một con đường quan trọng để con người đến với tri thức. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống,… Tuỳ vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật, sách đời sống,…

Do những điều trên mà khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được “du lịch miễn phí” đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ…

Mỗi trang sách không những chứa đựng những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có…”, thì ta cũng có thể nói rằng: sách đã cho ta những tình cảm ta chưa có, còn bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc sách sử, người ta có thể thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại. Sách có thể cho ta một cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta. Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cũng như người xung quanh chính xác hơn.

Như vậy, trong câu nói của nhà văn Nga, “chân trời mới” có thể được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới. Tất cả đã giúp con người đẹp thêm, có văn hóa hơn, nhân ái hơn…

Vậy vấn đề đặt ra là đọc sách thế nào để có hiệu quả, làm thế nào để sách thật sự là người bạn thân thiết của mỗi người? Khi còn trẻ nên đọc sách để tiếp thu những tri thức nhân loại, để tôn trọng những thế hệ trước. Còn những người có tuổi, bản thân họ đã là một quyển sách, một bộ tiểu thuyết nhưng không vì thế mà họ không cần đọc sách. Những người đã già cũng cần đọc sách để giải trí, để suy ngẫm, để thấy cuộc sống có ý nghĩa ngay cả khi ta sắp lìa đời. Nói như Đác-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nói rằng sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì sách vở tích luỹ những điều đó càng đồ sộ, việc đọc lại trở nên quan trọng. Khi đọc sách phải có phương pháp thích hợp, có mục đích rõ ràng. Khi đọc không chỉ bằng mắt, mà phải tư duy theo sách, phải nhập tâm, và nên kết hợp với ghi chép. Bởi những điều trong sách là những điều có ích cho cuộc sống mà tác giả đã chứng kiến hoặc đã trải nghiệm sau đó viết ra để là bài học kinh nghiệm cho đọc giả.

Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói của M.Gorki luôn là một tiếng kèn hiệu thúc giục mỗi người chăm chỉ đọc sách để khám phá những chân trời tươi đẹp của nhân loại.



 

Bình luận (1)
H24

TK :

Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người. Bởi sách là nơi chứa những thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Từ một cậu bé mồ côi, thất học, Alecxây Pêscôp đã vươn lên trở thành M. Gorki - nhà văn nổi tiếng thế giới, nhà văn bậc thầy của giai cấp vô sản - người được nhân dân thế giới kính trọng vì một vốn hiểu biết văn hoá vừa rộng lớn vừa sâu sắc. Từ trải nghiệm của bản thân ham học hỏi, M.Gorki đã có một tổng kết như một chân lí về việc trau dồi tri thức: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.

Nhờ nghị lực sống phi thường, M. Gorki đã tìm gặp một thứ tài sản phi thường: sách. Nói đến M. Gooki, không thể không nói đến tinh thần tự học, do đó không thể không nói đến sách. Chính ông đã nói đến tác động tuyệt diệu của sách đối với mình trong một lời phát biểu giản dị: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Câu nói ấy hàm chứa một ý nghĩa phong phú và một chân lí, một lời khuyên. Từ lâu con người đã biết sự kì diệu của sách. Sách, đó là cái thần kì trong những cái thần kì mà nhân loại đã sáng tạo nên. Thật không thể hình dung một nền văn minh mà không có sách. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ in, chưa có máy in, chưa có cả giấy bút nữa, thì nhân loại đã nghĩ đến sách rồi, đã có những hình thức đầu tiên của sách rồi. Sách là cái cần có để con người lưu trữ và truyền lại cho người khác, cho thế hệ khác, những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, những khám phá về vũ trụ và con người, cả những ý nghĩ, những quan niệm, những mong muôn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau. Sách, đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết về con người đã được khám phá, chọn lọc, thử thách, tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại, những hoài bão mạnh mẽ nhất, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Chỉ có những gì mà con người cảm thấy bức xúc cần nói lên, cần truyền lại, mới đi vào sách.

Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng mấy nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu,... cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng những máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh ở châu Á cũng có thể đọc được của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể nói rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được Trái Đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thông, những khát vọng. Sách, đặc biệt là những cuôìi sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở những dân tộc khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ.

Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có môi quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thực sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.

Đã từng có những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà còn cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galile về Trái Đất và Thái Dương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục các vì sao trên thiên hà. Những trang sách của Đac-uyn về các giống loài không chỉ giúp con nguời hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Điđơrô, Môngtexkiơ rồi của Mác, Ăngghen... thực sự đã giúp con người triển khai những cuộc cách mạng to lớn. Đọc Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền, đọc thơ Tago, thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống và tâm hồn của cả các dân tộc. Đọc sách viết về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì... Thật không sao kể hết “những chân trời” mà những trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta. Có thể nói một cách tóm tắt rằng: lợi ích của sách là vô tận. Ta đồng ý với lời nhận xét của M.Gorki cũng là tiếp nhận lời khuyên bao hàm chứa trong câu nói ấy: Hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, chẳng lẽ đó là một lời khuyên vô điều kiện? Ngẫm cho kĩ, ta vẫn thấy một khoảng trống cần cân nhắc trong lời khuyên ấy. Vì sao? Vì không phải mọi quyển sách đều là “nguồn kiến thức”, là nơi dẫn chúng ta đi vào con đường đúng đắn. Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật tự nhiên và đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ về số phận để có ý thức đúng về nghĩa vụ của mình trong đời sống. Một cuốn sách tốt phải khiến cho mọi người thêm tự hào về mình, thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đâu cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nó phải khiến cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, độ lượng hơn, trong sáng hơn.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách xuyên tạc đời sống đưa đến cho người đọc những kiến thức dối trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc kia, chúng gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh.

Đọc những cuốn sách như thế, người đọc không những không tăng thêm hiểu biết mà còn trở nên dốt nát, ngu muội hơn. Đọc những cuốn sách như thế, tâm hồn người đọc không những không hề mở rộng mà còn thêm khô cằn.

Sách tốt được coi như là một thứ thuốc bồi dưỡng cực kì công hiệu. Ngược lại, sách xâu như là một thứ thuốc cực kì nguy hiểm. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn. Vì thế: “hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” như M. Gorki đã nói: “Sách là một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống”. Không có nó, thì văn minh nhân loại rất khó được lưu giữ trường cửu với thời gian.

Bình luận (0)