các thành phần của cơ quan phân tích của cơ thể
1. Nêu các thành phần của cơ quan phân tích ? Vai trò của cơ quan phân tích đối với cơ thể?
help me với
Tham khảo
Cơ quan phân tích gồm 3 phần:
Cơ quan nhận cảm (các giác quan) có chức năng tiếp nhận các dạng kích thích khác nhau để biến thành các xung thần kinh.
Bộ phận dẫn truyền: là các dây thần kinh hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động TK từ các cơ quan nhận cảm về TK TW.
Bộ phận trung ương (nằm trên vỏ não) mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não (vùng thị giác, vùng thính giác,vùng vị giác..).
tham khảo
Cơ quan phân tích gồm 3 phần:
Cơ quan nhận cảm (các giác quan) có chức năng tiếp nhận các dạng kích thích khác nhau để biến thành các xung thần kinh.
Bộ phận dẫn truyền: là các dây thần kinh hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động TK từ các cơ quan nhận cảm về TK TW.
Bộ phận trung ương (nằm trên vỏ não) mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não (vùng thị giác, vùng thính giác,vùng vị giác..).
Tham khảo:
Cơ quan phân tích thị giác,Các thành phần của cơ quan phân tích thị giác.
- Gồm:các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.Cấu tạo cầu mắt.
- Cầu mắt có hình cầu. ...Cấu tạo màng lưới. ...Sự tạo ảnh ở màng lưới
.-Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi đổi thay của môi trường bên trong cơ thể là nhờ các cơ quan phân tích. Cơ quan phân tích bao gồm các bộ phận sau : Sự tổn thương một trong ba bộ phận thuộc một cơ quan phân tích nào đó sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.
Câu 2 : Hãy xác định thành phần của một cơ quan phân tích. Từ đó xác định thành phần của cơ quan phân tích thị giác .
Kể tên các thành phần có trong: cơ quan phân tích, cơ quan phân tích thị giác? Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?
Tham khảo:
1. Cơ quan phân tích
- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.
- Các bộ phận của cơ quan phân tích gồm cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.
Cơ quan thụ cảm\(\xrightarrow[\left(Dantruyenhuongtam\right)]{Daythankinh}\)Bộ phận phân tích ở trung ương
- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động từ môi trường bên ngoài.
- Khi một trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.
2. Cơ quan phân tích thị giác- Cơ quan phân tích thị giác gồm các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm.
Các tế bào thụ cảm thị giác\(\xrightarrow[\left(Daytruyenhuongtam\right)]{Daythankinhthigiac}\)Vùng thị giác ở thùy chẩm
a. Cấu tạo cầu mắt
* Cấu tạo ngoài.
- Hình dạng: hình cầu.
- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.
- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.
* Cấu tạo trong
- Cầu mắt có 3 lớp màng là:
+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.
+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.
+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).
- Môi trường trong suốt:
+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.
+ Thủy dịch.
+ Thể thủy tinh.
+ Dịch thủy tinh.
b. Cấu tạo màng lưới
- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.
+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.
+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
+ Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.
+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.
c. Sự tạo ảnh ở màng lưới
- Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy dịch, dịch thủy tinh.
- Thí nghiệm:
- Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:
+ Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.
+ Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.
1.Cơ thể người gồm mấy mấy phần,là những phần nào?Phần thân chứa những cơ quan nào?
2.Bằng một ví dụ,em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể
Tham khảo:
Bài 1:
- Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).
- Phần thân gồm khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực chứa tim, phổi.
+ Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
Bài 2:
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
các thành phần của các cơ quan phân tích thính giác
mik chi bik nhu the thui nhen.
:3
Câu 1: Tế bào hình dạng kích thước các thành phần chính của tế bào?
Câu 2: Hình ảnh cơ thể đơn bào, đa bào cấu tạo từ tế bào đến mô từ mô đến các cơ quan.
Câu 3: Mối quan hệ cơ quan hệ cơ quan? Tìm hiểu các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn?
Câu 4: Cách xây dựng khóa lưỡng phân ? Nêu rõ các bước?
Cấu trúc của tế bào khi nhìn kính hiển vi. Nguyên sinh chất là những chất hóa học cấu tạo nên tế bào. Mỗi tế bào được cấu tạo từ 5 chất cơ bản là nước, chất điện giải, protein, lipid và carbohydrate.
Tham khảo:
1.
là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập, và các tế bào thường được gọi là "những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống". Bộ môn nghiên cứu về các tế bào được gọi là sinh học tế bào.
Tế bào bao gồm tế bào chất bao quanh bởi màng tế bào, trong đó có nhiều phân tử sinh học như protein và axit nucleic. Các sinh vật sống có thể được phân thành đơn bào (có một tế bào, bao gồm vi khuẩn) hoặc đa bào (bao gồm cả thực vật và động vật). Trong khi số lượng tế bào trong các thực vật và động vật ở các loài là khác nhau, thì cơ thể con người lại có hơn 10 nghìn tỷ (1012) tế bào.[1] Phần lớn tế bào động vật và thực vật chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi, với kích thước từ 1 đến 100 micromét.[2]
2.
Câu 1: Tế bào hình dạng kích thước các thành phần chính của tế bào?
Câu 2: Hình ảnh cơ thể đơn bào, đa bào cấu tạo từ tế bào đến mô từ mô đến các cơ quan.
Câu 3: Mối quan hệ cơ quan hệ cơ quan? Tìm hiểu các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn?
Câu 4: Cách xây dựng khóa lưỡng phân ? Nêu rõ các bước?
Câu 5: Hình dạng cấu tạo của virus, vi khuẩn các bệnh do virus
vi khuẩn gây nên và biện pháp phòng chống?
Câu 6: Vai trò và ích lợi của virus, vi khuẩn? Hình dạng đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật? Các bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
Câu 7: Nấm và vai trò của Nấm
thành phần của 1 cơ quan phân tích và chức năng của chúng
Cơ quan phân tích thính giác
Tai ngoài
Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.
Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.
Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.
Trong hệ thống của tai, tai ngoài là bộ phận dễ thấy nhất, nhô ra 2 bên đầu người và cũng là bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của sọ. Các bộ phận phức tạp hơn của tai lại nằm ẩn sâu trong các khoang sọ.
Tai giữa
Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.
Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.
Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.
Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.
Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.
Tai trong
Cấu tạo tai trong bao gồm:
Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.
Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.
Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.
Chức năng của Tai
Tai người có hai chức năng quan trọng:
Chức năng đầu tiên và được biết nhiều nhất là khả năng nghe. Khả năng nghe hoạt động chủ yếu dựa vào hệ thống thính giác gồm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong.
Chức năng thứ 2 của tai là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta thay đổi chuyển động trong không gian, hệ thống tiền đình ảnh hưởng tới sự chuyển động của mắt và vị trí cơ thể (vì chúng ta chuyển động trong không gian).
câu 1: Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào?
câu 2:Mô tả thành phần chính cấu tạo cơ thể người. Hãy kể tên cơ quan thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể người?
1.Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào từ thấp đến cao :
Tế bào-> mô-> cơ quan ->hệ cơ quan -> cơ thể
2.
Tham khảo :
- Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào thực hiện cùng một chức năng tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô.
- Cơ thể người là toàn bộ cấu trúc của một con người, bao gồm một đầu, cổ, thân (chia thành 2 phần là ngực và bụng), hai tay và hai chân. Mỗi phần của cơ thể được cấu thành bởi hàng hoạt các loại tế bào. ... Con số này có được nhờ tính tổng số tế bào của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể của tất cả các loại tế bào
+ Hệ tuần hoàn
Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể. Điều này được thực hiện bởi sự lưu thông của máu. Hai thành phần của hệ thống này là hệ thống tim mạch và bạch huyết. Hệ thống tim mạch bao gồm tim, máu và mạch máu.
lấy ví dụ và phân tích sự phối hợp của các nhóm cơ để điều khiển các hoạt động cơ quan của cơ thể
VD : Khi ăn, ta đưa cơm và thức ăn vào miệng. Khi đó não sẽ điều khiển cơ hàm co duỗi liên tục -> Hàm nhai, răng nghiền, nhai TĂ cơm cho nát vụn ra. Cơ lưỡi hoạt động phối hợp vs răng đảo thức ăn liên tục qua lại ở hai hàm , cùng lúc đó tuyến nước bọt hoạt động tiết ra nước bọt làm ướt thức ăn để dễ nhai, phân hủy đường trong TĂ và nuốt cho dễ hơn.
Tham khảo
Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu, sự trao đổi khí diễn ra nhanh hơn với môi trường ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều qua da ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự phối hợp nhịp nhàng đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra