các ban dung chep mang cho de van o duoi nha
Viet 1 doan van ngan trinh bay suy nghi cua em ve tinh yeu que huong dat nuoc trong do co su dung trang ngu de mo rong cau. Chi ra cac trang ngu va giai thich vi sao can them trang ngu trong nhung truong hop ay
Viet 1 doan van ngan ve chu de tinh ban ,trong do co su dung cau dac biet .Gach chan duoi cau dac biet do
DUNG CHEP TREN MANG NHA THANKS
1)Đối với em ,(trạng ngữ)cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
2)Cuộc sống chúng ta không thể thiếu tình bạn, tình cảm bạn bè như một mối quan hệ tất yếu của xã hội giúp gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. Đôi khi tình bạn giản dị và làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa.Tình bạn đôi khi tình cờ và đến bất ngờ mà chính bạn cũng không nhận ra, có thể là cùng trong một lớp, cùng trong khóa học, bạn quen qua mạng Internet…điểm chung đó là ngọt ngào đôi khi hờn giận vô cớ. Khi bắt đầu một mối quan hệ tình bạn luôn giúp con người cảm thấy hào hứng như gặp nhau nói chuyện, tâm sự, chia sẽ vui buồn trong cuộc sống, đồng thời giúp cả hai hiểu nhau hơn.Cuộc sống này sẽ giúp chúng ta gặp gỡ và kết bạn với nhiều người, có thể những người bạn đến rồi đi nhưng trong ta họ vẫn tồn tại như một kỉ niệm, chỉ còn lại những người bạn thân thật giản dị thể hiện qua cách xưng hô, cách đối xử với nhau nhưng họ chẳng bao giờ quên bạn mỗi khi đứng trước khó khăn, chính điều đó đã thể hiện hai từ “bạn thân” thật đáng quý trọng.Tình bạn có thể giúp vượt qua khó khăn của cuộc sống, lúc buồn và lúc rối trí hay những lúc thất bại. Người bạn ấy sẽ nắm lấy tay bạn và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Nếu bạn tìm thấy một người bạn như thế hãy tôn trọng và quý trọng họ bởi gì không dễ để tìm thấy người thứ hai. Có tình bạn bạn sẽ không cảm thấy cô đơn, luôn có nghị lực vượt qua thử thách của cuộc sống.Tình bạn là như thế đó rất cao quý và đáng trân trọng. Hãy mở rộng lòng mình để đón nhận tình bạn, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này ý nghĩa và giá trị hơn rất nhiều.
To co 1 de van nho cac ban giup ! Ngay mai to phai nop roi nen neu ai tra loi thi to cung se tick cho ban nhe ! Thanks!!!!!!!!!!!!
De van nhu sau : Neu cam nghi ve bai " Tieng ga trua " cua Xuan Quynh ( luu y cac ban dung chep van mau tren mang nhe , co giao minh biet" Thoi roi Luom oi ... " )
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường hướng vể những hình ảnh, những sự việc bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con, bà cháu,... Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh cả nước chống dế quốc Mĩ xâm lược. Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học bấy giờ là lòng yêu quê hương, đất nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân, trước hết là của những người cầm súng. Do đó, tuy bài thơ có nhiều kỉ niệm riêng của bản thân nhà thơ, nhưng hình tượng nhân vật trữ tình lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân, ra tiên tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ và cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc hoà hợp tự nhiên, hồn nhiên, toả ra những cảm hứng vừa thân thương, gần gũi vừa cao cả thiêng liêng, lay động lòng người.
Đây là tác phẩm viết theo thể thơ tự do, trừ cụm từ Tiếng gà trưa ba tiếng, còn lại, mỗi câu thơ gồm năm âm tiết, nối nhau, mở đầu và kết thúc theo ý tưởng và cảm xúc của nhà thơ. Ta có thể coi bài Tiếng gà trưa là thơ ngũ ngôn, một thể thơ gốc Việt Nam, bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Bài thơ, vì thế, có giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tự sự, miêu tả và biểu cảm xen nhau. Trong bài thơ, cụm từ ba âm tiết Tiếng gà trưa điệp lại bốn lần ở đầu mỗi khổ thơ. Mỗi lần cất lên, câu thơ ấy gợi một hình ảnh, hoặc sự việc trong kỉ niệm tuổi thơ của chính tác giả và của nhân vật trữ tình - người chiến sĩ đang hành quân. Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dựa vào mạch cảm xúc và diệp ngữ ấy, chúng ta có thể hiểu và suy ngẫm về bài thơ theo ba đoạn : Tiếng gà cất lên trên đường hành quân - đoạn một (khổ một, bảy câu đầu) ; Tiếng gà gọi về tuổi thơ - đoạn hai (khổ hai, ba, bốn, năm, sáu - hai mươi sáu câu tiếp theo) ; Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu - đoạn ba (hai khổ thơ cuối).
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Người chiến sĩ chống Mĩ cứu nước - đoàn quân ra tiền tuyến, trong đó có nhà thơ - kể một sự việc bình thường mà thú vị. Trên đường hành quân, lúc lạm nghỉ ở một xóm nhỏ bên đường, chiến sĩ ta bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ vang lên Cục... cục tác, cục ta. Câu thơ ghi âm tiếng gà kêu nghe rất đỗi thân thương, gần gũi. Tiếp sau đó, điệp từ nghe nối nhau, nhắc lại ba lần như những dư ba kì diệu của tiếng gà. Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và ... đánh thức những kì niệm xa xưa, gợi về tuổi thơ, đưa các anh, các chị sống lại những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp nhất của đời người. Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong những ngày cả nước chống Mĩ sôi động và quyết liệt. Đoạn mở đầu này kể về một sự việc đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh binh sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc thuở ấy cũng như chúng ta ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu.
Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.
Càng về cuối, kỉ niệm tuổi thơ càng da diết cảm dộng. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà Việt Nam hiện lên đẹp như một bà tiên vậy. Bà dành tất cả sức lực và tình thương yêu cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tần tảo, chắt chiu chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con, như chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Hình ảnh đứa cháu được mặc bộ quần áo mới do công lao nuôi gà của bà ban tặng, hồn nhiên, ngây thơ làm sao. Chí là "cái quần chéo go", "cái áo cánh trúc bâu" (những loại vải rẻ tiền, mà ngày nay ít người dùng) nhưng đứa cháu - chắc là một cô gái - đã vô cùng cảm động, sung sướng. Đấy đâu chỉ là bộ quần áo dài rộng, cựa quậy một tí là bật ra tiếng sột soạt, mà là biết bao hạnh phúc, biết bao tấm lòng bà đã dành cho cháu. Hình ảnh và tâm trạng người thiếu niên - những chiến sĩ chống Mỹ thuở ấu thơ - được khắc hoạ chân thực, mang bản chất nông dân, bản sắc Việt Nam, thật là đáng trân trọng. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình thương yêu, nâng đỡ của quê hương, của những người ruột thịt. Được hưởng hạnh phúc ấy, họ thực sự cảm động và mãi nhớ ơn quê hương, ông bà, cha mẹ. Riêng với nữ sĩ Xuân Quỳnh, có lẽ mối tình sâu nặng và ân nghĩa nhất là tình bà cháu. Nếu không nhớ thương, biết ơn bà, làm sao mà viết được những câu thơ, ghi lại được những kỉ niệm đẹp như thế. Thơ với đời, hiện tại và quá khứ cứ đan xen, gắn bó hài hoà, tự nhiên, hồn nhiên, trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy.
Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:
Đối với mọi người, hồn quê có thể là cây đa, bến nước, mái đình,có thể là bếp rơm bập bùng buổi sáng, tiếng gà gáy,ve kêu,đôi khi lại là cánh đồng lúa vàng .Nhưng với tôi, thì hồn quê là Cốm.
Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ. "Cốm" thứ quà từ lúa nếp non, hạt ngọc của đất trời được làm ra từ những đôi tay cần mẫn của những bác nông dân Hà Nội. Xen lẫn thưởng thức với "Cốm" là "trà sen", thứ trà được ướp từ những hạt sen ở Hồ Tây, được ví như tinh hoa của trời đất. Sự kết hợp tinh tế giữa trà sen Hồ Tây và cốm làng Vòng đã tạo sự khác biệt cho quán.
Ngồi nhâm nhi uống một cốc trà sen và ăn những hạt cốm xanh quả là cách thưởng thức thanh cao, nơi hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và thú chơi thanh đạm của người Tràng An. Sự ấn tượng về quán còn nữa khi bước vào đây là sự đón tiếp nồng hậu của những cô gái mặc áo yếm màu tím, cầm trên tay là những bông sen còn mơn mởn khoe sắc, đứng chào khách và còn được nghe các cô giới thiệu về cách thưởng thức trà; rót trà. Đây quả là cách phục vụ rất làm hài lòng khách mà anh thấy chỉ có ở đây. Quán có một không gian thoáng đãng, được trang trí rất hài hòa giữa thiên nhiên và những đồ dùng mộc mạc làm tôn lên vẻ đẹp thuần túy của quán. Nghe kể về lịch sử hồ Tây và cảm nhận những làn gió mát của mùa thu Hà Nội, đó là những giây phút thật tuyệt vời.
Mỗi độ heo may về, trong ký ức của người Hà Nội lại nhớ đến hương cốm ngầy ngậy của làng Vòng. Quả thực, bức tranh thu Hà thành sẽ thiếu hụt biết bao nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen và quấn sợi rơm non, một thứ quà quê kiểng đặc trưng của ẩm thực Hà Thành.
Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng.
Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường.
Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi.
Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán.
Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.
Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá dáy và lá sen.
Riêng cốm tươi mua về ăn không hết, bạn có thể rang khô cùng cho những bữa tiệc mang hương vị riêng của cốm như: chè cốm, cốm xào, cốm đúc trứng.
Giờ đã bắt đầu một mùa nếp mới, hương vị ngầy ngậy của cốm Vòng đang thoang thoảng ngọt ngào trong gió thu. Cốm là thứ quà không phải để ăn no. Người sành ẩm thực nhâm nhi hạt cốm làng Vòng với chén nước chè Thái hay thưởng thức cốm với những quả chuối tiêu trứng cuốc.
Đây quả là diễm phúc của người họa sĩ vẽ tranh tĩnh vật gửi vào vật vô tri tất cả nỗi niềm vô cùng biết ơn của mình đối với đất nước giàu tươi, đối với lượng cả của đất lượng đang ban lộc ban phúc cho cuộc sống của lúa, của quả của con người. Ai khó tính và cầu kì màu sắc cứ nói gì thì nói nhưng theo tôi cái màu xanh của cốm Vòng là thứ màu xanh đẹp hơn cả cái màu xanh của ngọc thạch, cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phấn làm đĩa đựng càng thấy mình cùng tạo vật sao mà nó chan hòa cảm thông đến được như thế. Cốm rờn lên một niềm vui bất tận xanh, mà trên mặt đó lại cho chằng lên một múi lạt chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gửi đến ngõ nhà người yêu, để đặt trên bàn tiệc cưới, đám hỏi, thì quả cái màu xanh thật là màu của nguyện ước hạnh phúc.
Từ một món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ýnghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốmvới phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.
Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Tim hieu de va lap y cho de van;Phai chang that tha la cha dai?
Giup mik voi mik dang can gap dung chep tren mang nha
Thank you
1. Tìm hiểu đề:
— Về nội dung, đề bài yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.
— Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng.
2. Dàn bài
a. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?
b. Thân bài: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm rõ “thật thà” không phải là “cha dại” mà là đức tính tốt đem lại điều lành cho bản thân và mọi người.
— Giải thích câu tục ngữ: “Thật thà là cha dại”.
+ Thật thà (làm sao nói vậy, có gì nói thế,...) trái với dối trá (có ít nói nhiều, làm một đằng nói một nẻo,...). Thật thà là tính nết của con người biểu hiện trong các mối quan hệ xã hội (cùng với dũng cảm, dối trá, trung thành,...). Thật thà đồng nghĩa với chân thật, trung thực là những đức tính tốt của con người từ xưa đến nay, bộc lộ ở mọi mặt đời sống, trong dó có nhà trường (khi mắc lỗi tự nhận lỗi là thật thà; nhặt được của rơi đem trả người mất là thật thà; không quay cóp trong khi làm bài thi là thật thà,...).
+ Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân; cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột (dại nhất là khi mắc lỗi tự nhận lỗi; dại nhất là nhặt được của rơi đem trả người mất; dại nhất là không quay cóp trong khi làm bài thi,...).
+ Nghĩa cả câu “Thật thà là cha dại”: dại nhất là thật thà.
+ Kinh nghiệm được đúc rút: Sống thật thà bất lợi cho bản thân. Từ đó suy ra bài học: cần biết sống khôn ngoan
- Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.
+ Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).
+ Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).
+ Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)
c. Kết bài:
- Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.
- Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...
Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?
Thân bài: viết thành từng phần, đoạn
Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”. Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.
- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.
- Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.
- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?
- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.
- Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…
Chúng ta cần phải làm gì?- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.
- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.
- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).
- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.
Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.
mo ban hoc sinh chep lai cau van nhu sau:thuyen cua chung toi cheo qua kenh Bo Mat, ra con song Cuu Lon, ve Nam Can.
a,so voi nguyen ban cau van ban chep sai o diem nao.
b,viec chep sai nhu vay co anh huong den noi dung va gia tri goi cam cua cau van?hay so sanh voi nguyen ban de lam ro su thay doi do
Tap lam van : Phat bieu cam nhgi bai tho 'Ban den choi nha 'cua tac gia Nguyen Khuyen
Khong chep mang nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Lam gium mik bai nay nha , mik can gap de mai kiem tra 1 tiet.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.
Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.
Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.
Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.
Bác đến chơi đây ta với ta
Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
Học tốt!!!
Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.
Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:
Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao
(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)
Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Học tốt!!!
Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm suất sắc cho kho tàng văn học VN."Bạn đến chơi nhà" là một bài thơ nổi tiếng của ông nói về tình bạn thiêng liêng, sâu sắc. Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, là cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hỡi, vui mừng khi có người bạn tri kỉ đến thăm. Tác giả đã chọn cách xưng hô la 'Bác' thể hiện sự thân tinh, gần gữi và thái đọ chân tinh bạn bè giữa hai người chỉ vs câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè cua hai người rất bền chặt, thâ thiết. Khi bạn thân như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nha sẽ phải đón tiếp chu đáo để thể hiện tấm chân tinh của mik nhưng ở đây nha thơ ko có gì để đãi bạn : có ruộng, vườn, ao cá, gà,cải, bầu mướp cũng như ko. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị và thanh bach biết bao. Thứ màtác giải tiếp đãi bạn là tấm chân tình. Món quà đó con quý bau hơn những món sơn hào hải vị quý giá ở trên đời. Tác giả tạo ra tình huống khó xử để khẳng định tình bạn chân thành, vượt lên mọi của cải, vật chất tầm thường. Cụm từ "ta vs ta" đã thể hiện một tình bạn chân thành, thắm thiết, hòa hợp môt tinh bạn đáng quý. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị, bài thơ đã thể hiện tài năng của tác giả và đó cũng là điều khiến nó sống mãi với thời gian
Vt van bieu cam ve cach dong lua que huong !
Mong m.n giup mik .Mik dang can gap Sorry ban Kocho giup mik nha xin loi ban hom qua mik quen mat cai de
KO chep tren mang nha tham khoa thui.Tu lam cang good!!
Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.
Chúc Vann Thanhh học tốt nha ^^
viet mot doan van ngan noi ve than tuong cua ban (ko chep mang nha , gioi thieu so qua cung duoc . ban nao nhanh minh tick . van ngan thoi )
Thần tượng của tớ là Lionel Messi.Anh là 1 cầu thủ bóng đá xuất sắc.Kĩ thuật của anh không cần phải bàn cãi,anh ấy hơi cao một chút,và thi đấu thì anh nở nụ cười.Đó,đó là Messi của Bóng Đá.
I think everyone have a idol and I also have too . My idol name is Camela Cabelo . She is 21 years old. She has a strong singing. I very love her because she is volunteers . She has a lot of famous song such as: Havana,never be the same,... She always my idol . I hope one day I can see her in real life
Nếu mà bạn thấy ko thấy thì cũng ko cần tíck cho minh đâu
bam oi , co ret ko bam
heoheo, gio nui lam tham mua phun
bam ra ruong cay bam run
chan loi duoi bun tay cay ma non
dua vao doan van tren , viet doan van thay loi nguoi con nhan gui me o nha
{ko chep mang nhe }
Bầm ơi! Nay đất nước gặp nạn con phải đi chiến đấu nơi chiến trường để chống giặc ngoại xâm giữ yên bình cho tổ quốc.E rằng không thể chăm sóc cho bầm.Con đi chưa biết khi nào mới gặp lại bầm.Bầm ở nhà nhớ giữ gìn sức khoẻ để còn được nhìn thấy ngày tổ quốc hân hoan.Con ở đây cũng như ở nhà còn được cảm nhận tình cảm từ những người xung quanh.Bầm đi làm nhớ mặc quần áo ấm để khỏi lạnh trời nay đã đến đông thời tiết trở lạnh.Con ở đây không ngày nào thôi nhớ thương bầm nhớ hình ảnh người đã chăm sóc con từ thuở lọt lòng.Bầm cứ yên tâm con rất tốt lại còn khoẻ bầm chỉ cần am tâm thôi.
Tự nhiên nổi hứng thế là ....^^
người con là anh bộ đội rất hiếu thảo với mẹ.Anh thương mẹ và muốn hỏi bam
là ở nhà có rét không, bầm có mệt không được thể hiện ở 2doan cuối.Anh ấy muốn
đền đáp công ơn của người mẹ tần tảo nuôi con suot nam thang nhoc nhan de roi mai con
chinh la anh bo doi lon len da hieu ra va thuong me hon
cam nghi ve loai cay em yeu(ko chep mang, ko van mau) , dung viet bai hoa phuong, cay bang, cay tre nha
minh cau cuu cac ban, giup minh vs, mai minh phai viet bai roi
“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !
Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..