Thuyết minh về ngày tết ở quê hương em
Giúp mình với
Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.
Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết (春節, chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân Niên (新年) hoặc Nông Lịch Tân Niên (農曆新年).
Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.
Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt.
Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người xum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).Tết Nguyên Đán chia làm ba giai đoạn.Đầu tiên là thời gian giáp Tết,thường từ 23 tháng Chạp(ngày ông câu ông Táo).Gần đến Tết,mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh đựơc nghỉ từ 27-28 âm lịch.Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên.Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất.Quan trọng nhất,vào tối 30,mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới.Từ xưa,phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất,ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau.Nhưng ngày nay,tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ.Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa:ở công viên hay nơi công cộng có thể ngăm pháo hoa rõ nhất.Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn.Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình.Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới,là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt.Đây là dịp hội hè,vui chơi và là thời điêmr cho những người tha hương tìm về với quê hương,gia đình,tưởng nhớ tổ tiên.Tết đến,mọi người kiêng kị nóng giận,cãi cọ,quét nhà sợ mang lại điềm gở,mất tài mất lộc vào năm mới.Đây là dịp để mọi người tha thứ,hàn gắn,chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.
Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.
Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam
Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.
Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".
Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.
Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa… Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông avức như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.
Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.
Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè
Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.
Từ xa xưa, Tết Nguyên Đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.
Ngày Tết ở quê em có nhiều món ăn ngon.Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 câu nói về 1 món ăn ngày Tết em thích nhất.
Giúp với ạ, mình cần gấp lắm
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ngày Tết ở quê hương trong đó có sử dụng BPTT nói quá.
các bn ơiiii giúp mik vssss!!
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu thời gian Tết đến.
+ Em về quê với gia đình.
+ ..
Thân đoạn:
- Thời tiết:
+ Mát mẻ, lâu lâu có những cơn gió bấc.
+ ...
- Miêu tả:
+ Bầu trời: trong xanh cao vời vợi.
+ Những chú chim: hót líu lo chào đón mùa xuân.
+ Con đường: như trong đẹp hơn.
+ Cánh đồng: được người dân thu hoạch.
+ Con người: nhiều nhà mở nhạc Tết, dọn nhà, gói bánh
(Bạn có thể tả các hoạt động kỹ hơn cho đoạn văn của mình)
- Cảm xúc của em:
+ Háo hức đón năm mới.
+ Vui vẻ vô cùng.
+ ...
Kết đoạn:
- Tình cảm của em dành cho Tết, quê hương.
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Trong năm đi nhiều nơi, làm nhiều việc nhưng chỉ có những ngày Tết ở quê hương mới làm em cảm thấy vui nhất...)
TB:
Nêu ra những hoạt động trong ngày Tết của em:
+ Em được nghỉ học từ ngày bao nhiêu?
+ Em làm những gì để chuẩn bị Tết?
+ Trong những ngày Tết em làm gì? Gặp những ai?
+ Cảm nhận của về những ngày Tết?
KB: Nêu suy nghĩ của em về ngày Tết ở quê hương
_mingnguyet.hoc24_
Em hãy thuyết minh ngắn gọn về 1 danh làm thắng cảnh của quê hương em. (mình ở Đắk Lắk ạ)
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su và lễ hội. Đến Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một “ Kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể” của nhân loại.
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.
Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (đô thị loại I là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.
Đến với Đắk Lắk, ngoài khám phá các địa danh đẹp các bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực cũng như mua các loại đặc sản của vùng đất này về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Gà nướng Bản Đôn là một món ăn dân dã của đồng bào người dân tộc thiểu số tại chỗ nay đã trở thành món đặc sản không thể không thưởng thức với du khách khi đến với Bản Đôn. Gà nướng ở bản Đôn phải chấm với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh.
Cơm lam Bản Đôn được ăn kèm món gà thả vườn nướng lửa than rừng chính hiệu chấm muối ớt sả. Hương vị của món cơm lam và thịt gà hòa vào nhau làm cho ta có một cảm giác thật ưng ý. Nếu thích, bạn có thể thưởng thức rượu cần Y Miên tại chỗ. Ăn cơm lam, thịt gà ta, uống rượu cần hợp hơn bia hay các loại rượu khác. Ngồi tại Bản Đôn, vừa nhâm nhi các món đặc sản, vừa ngắm cảnh và nghe tiếng rì rầm của dòng Sêrêpok cuộn chảy giữa đại ngàn cao nguyên quả thật là một điều thú vị.
Cá Lăng có thể chế biến thành nhiều món, tuy nhiên ấn tượng nhất vẫn là món lẩu cá lăng với hương vị độc đáo mang đậm chất Tây Nguyên. Ăn lẩu cá Lăng thì tuyệt nhiên cá phải tươi, không ăn cá ướp lạnh. Khi nồi lẩu sôi, cho cá vào cùng với các loại rau ăn kèm.
Vị ngọt, bùi của thịt cá hòa trộn cùng vị chua thanh thanh của các loại gia vị như bài thuốc không thể thiếu một vị nào; thử một miếng thấm đến tận chân răng. Để nồi lẩu ngon hơn phải ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà và đặc biệt không thể thiếu rau thì là để nước lẩu thơm hơn, ngọt hơn.
Cà đắng mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy ở Tây Nguyên. Hiện nay được người dân địa phương trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả của nó giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Loại cà này có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn trong bữa cơm của người Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu khuôn hoặc om với lươn, ếch…
Nhiều người nói đùa, rằng đặc sản của người Tây Nguyên thường là “hương biển giữa rừng” cũng đúng. Gỏi là biến tấu giữa cà đắng đặc sản vùng núi rừng Tây Nguyên với khô cá cơm của biển và chỉ có lên núi, đặc biệt là đến Buôn Ma Thuột thực khách mới có thểm nếm được món ăn lạ miệng mà thú vị này.
Vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả.
Thời tiết ở đây rất đặc trưng, 1 năm có 2 mùa, một mùa khô và một mùa mưa. Trong mỗi mùa đều có những thú vị riêng, bạn nên thưởng thức: Tháng 3: hoa cà phê nở rắng mọi triền đồi, tháng này cũng tổ chức lễ hội đua voi ở mọi buôn làng. Tháng 12: hoa dã quỳ nở vàng rực.
Đắk Lắk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Và đây là một thế mạnh của tỉnh. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như:
Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi … Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…
Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha. Là nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…
Khu du lịch Buôn Đôn có gì hay nữa, đó là khi đêm xuống, bên ánh lửa trại bập bùng với ché rượu cần đượm men say, nghe dân ca Earay, Gứt… nồng nàn, da diết quyện trong tiếng Đinh Puốt, Đinh Năm và cùng bước chung nhịp xoang trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng, sẽ khiến bạn thêm cảm mến đất Tây Nguyên.
Mình ghi hơi dài,bạn chia ra thành đoạn nhỏ theo ý bạn rồi ghi nhé!! :))))))
Tham khảo nhé !
Ngày tết trên quê hương em mới thật đẹp làm sao. Tất cả mọi người đều hối hả, khẩn trương chuẩn bị cho một năm mới sắp đến. Người thì quét dọn, trang hoàng lại nhà cửa sao cho tinh tươm, đẹp đẽ, người thì nô nức đi chợ Tết để sắm cho mình những bộ quần áo mới, những vật dụng cần thiết. Em thích nhất là được đi chợ hoa ngày Tết cùng bố bởi đến nơi đây người ta mới thật sự cảm nhận ngày Tết đến gần như thế nào. Đến những ngày Tết, nhà nào nhà nấy đèu sum họp bên nhau, cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày Tết quê em luôn là kỉ niệm mà em nhớ nhất.
Tham khảo:
Tết! Tết đến thật rồi.Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Khi Tết đến em được về quê, được ăn cỗ và được lì xì. Tết đến khi mùa xuân đến. Mùa xuân cho ta một không khí ấm áp. Mùa xuân cũng là điểm khởi đầu của một năm mới. Xuân đến những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại châm chồi, nảy lộc. Tết đến, người ta đi chợ sắm Tết, chuẩn bị những cành đào đẹp, mổ lợn, giã giò, gói bánh chưng, trang hoàng câu đối Tết... Trong ngày Tết, các cụ già được con cháu mừng thọ, các cháu nhỏ thì nôn nóng được lì xì và mặc áo đẹp. Tết đến, em được cùng người thân đi du xuân đón năm mới, được đón giao thừa trong đêm 30. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi của mọi người sau một năm lao động mệt nhọc, là thời khắc đón chào một năm mới với bao điều hạnh phúc và ước mơ. Ai ai trong chúng cũng đều mong chờ ngày Tết đến, một cái Tết thật trọn vẹn. Chúc cho tất cả mọi người đón một năm mới thật vui vẻ và hạnh phúc.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ngày Tết ở quê hương trong đó có sử dụng BPTT nói quá.
các bn ơiiii giúp mik vssss!!
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu thời gian Tết đến.
Thân đoạn:
- Miêu tả:
+ Quê em có không khí ntn?
-> Trong lành, mát mẻ, từng ngọn gió thoang thoảng lướt qua da.
-> ...
+ Bầu trời: trong xanh vời vợi, đầy sức sống,..
+ Cây cối: trĩu lá xum xuê, tươi tốt, phát triển,..
+ Con đường.
+ Cánh đồng.
+ Con người: dọn nhà, bật nhạc Tết,...
- Hoạt động của em vào ngày Tết:
+ Chuẩn bị đồ Tết.
+ Đi thăm chúc sức khỏe họ hàng, người thân.
+ ...
Kết đoạn:
- Cảm xúc của em:
+ Vui vẻ, hạnh phúc.
+ Thấy Tết sao mà tươi đẹp quá (nói quá).
Người bạn thân của em xa quê hương đã lâu ngày nhưng chưa có dịp trở về thăm quê. Em hãy viết thư cho bạn ấy kể về những đổi mới của quê hương em ngày nay. Từ đó em hãy nhắn nhủ với ban về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước.
Mình đang cần gấp, các bạn giúp mình với!
ĐỀ: THUYẾT MINH VỀ MỘT LOÀI CÂY ĐẶC TRƯNG Ở QUÊ HƯƠNG EM.
DÀN Ý
Giúp mình với mn ui
Em tham khảo nhé !!!
I, MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về loài cây em yêu (cây lúa).
Ví dụ
Mở bài số 1: “Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay là dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)
Những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã gợi ra trước mắt ta hình ảnh những cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay của đất nước ta. Hình ảnh những cánh đồng ấy, hình ảnh những cây lúa Việt Nam từ lâu đã đi vào trong văn học một cách rất đỗi tự nhiên. Bởi cây lúa là một cây lương thực đặc trưng của nước ta, là loại cây có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Mở bài số 2: Nếu ai yêu thích khung cảnh đồng quê yên bình, giản dị thì hẳn không ai là không biết tới những cánh đồng lúa rộng lớn. Một màu xanh trải dài bắt mắt khi xuân về, một sắc vàng rợn ngợp khi hạ tới, hương lúa chín thơm lừng khiến lòng người xao xuyến vấn vương, in dấu một hình ảnh cây lúa Việt Nam thân thương.
II, THÂN BÀI
* Nguồn gốc và xuất xứ của cây (cây lúa)
- Cây lúa có nguồn gốc từ loại lúa hoang phát triển quanh vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ khoảng hơn 10000 năm trước. Cây lúa hoang được con người lai tạo thành nhiều giống lúa như hiện nay.- Lúa là loài thực vật quan trọng nhất trong nhóm các cây lương thực và ngũ cốc, nó cũng là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung.* Hình dáng và các bộ phận của cây (cây lúa)
- Rễ lúa: Rễ chùm có nhiều rễ con và thường có màu nâu, rễ non có màu trắng.- Thân lúa: Thuộc loại thân mềm, cây to bằng chiếc đũa con có nhiều bẹ ấp vào nhau, bên trong thân rỗng. Chiều cao của cây lúa phụ thuộc vào từng giống khác nhau, cây lúa cao trung bình từ năm mươi xăng-ti-mét đến tầm một mét.- Lá lúa: thon dài, hình lưỡi mác có đầu nhọn. Khi lúa non thì lá có màu xanh, khi trưởng thành có màu xanh thẫm còn khi lúa chín thì lá lúa có màu vàng. Sờ vào sẽ có cảm giác ram ráp. Ngoài ra cạnh của lá lúa rất sắc, lúc chạm vào không cẩn thận có thể bị đứt tay.- Hoa và hạt: Hoa lúa thuộc loại lưỡng tính, phát triển trong vỏ trấu non sau đó thành hạt. Khi lúa chín hạt sẽ có màu vàng, vỏ lúa ráp, bông lúa non có dáng thẳng. Hạt lúa rất nhỏ, lớp vỏ cứng cáp bao bọc lấy hạt gạo trắng ngần thơm ngon bên trong. Khi lúa chín thì bông lúa tự động rủ xuống nên ngoài ra còn gọi là lúa uốn câu. Tuy mỗi giống lúa cho chúng ta năng suất khác nhau nhưng trung bình thì mỗi bông lúa cho từ một trăm đến hai trăm hạt.* Phân loại (cây lúa)
- Hiện nay Việt Nam đã lai tạo ra tầm khoảng trên dưới ba mươi giống và loại lúa vậy nhưng được phân ra làm ai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ.+ Lúa nếp: bao gồm những giống lúa như nếp cái hoa vàng, nếp nương, nếp cẩm… Giống lúa này có đặc điểm là hạt to, tròn, màu trắng tinh hoặc trắng ngà, nấu lên vị dẻo thơm, ngon.+ Lúa tẻ: bao gồm những giống lúa như lúa tạp giao, bắc thơm, mộc tuyền, PC… Đặc điểm là hạt nhỏ hơn hạt của lúa nếp, có màu trắng ngà.* Giá trị của cây (cây lúa)
- Lúa cung cấp phần lớn tinh bột nuôi sống con người.+ Từ hạt gạo ta có thể làm ra rất nhiều loại bánh khác nhau như bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết, bánh tét, bánh phở, bánh đa hay bánh cuốn…+ Từ những bông lúa non người ta còn làm ra những hạt cốm thơm ngon.+ Từ vỏ hạt gạo làm ra các loại dầu ăn chất lượng, tốt cho tim mạch.+ Ngoài ra nó còn dùng để làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò, lợn, gà…Không chỉ thế, rơm rạ còn được dùng để làm chất đốt, phơi khô làm thức ăn cho gia súc.- Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nên bông lúa còn là biểu tượng của quốc huy Việt Nam. Hình ảnh cây lúa nước đồng thời còn là biểu tượng của các nước nông nghiệp trong khối ASEAN. Hình ảnh cây lúa nước từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc họa.=> Không chỉ có giá trị về vật chất mà cây lúa còn có giá trị rất lớn về tinh thần.
* Cách chăm sóc và gieo trồng (cây lúa)
- Mỗi năm có hai vụ cấy và gặt lúa. Tùy theo thời tiết và thời gian mà bà con nông dân lựa chọn cách cấy khác nhau.- Khi cấy lúa và trong thời gian lúa bắt đầu phát triển, cần chú ý đến lượng phân bón, thuốc trừ sâu, dịch bệnh… để đảm bảo cây lúa phát triển tốt.III, KẾT BÀI
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây lúa cũng như về giá trị của loại cây này.
Tham khảo:
“Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than”
Đó là quả gì? Chắc hẳn những ngày còn bé, ai trong chúng ta cũng từng cùng chúng bạn chơi trò câu đố như thế. Câu đố đã miêu tả một loại quả rất đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc biệt là Hưng Yên quê hương tôi – quả nhãn.
Nhãn trong Hán Việt là "long nhãn"; nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng. Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Cây nhãn có nhiều loại, được trồng ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.
Cây nhãn cao từ 5–10 m, thân gỗ. Vỏ cây xù xì, có màu nâu xám. Trên thân có nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá nhãn hình lông chim, mọc so le lẫn nhau, gồm 5 đến 9 lá 1 cành nhỏ, dài khoảng 3 – 4cm, rộng 1,5 – 2,5 cm. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, khoảng các tháng 2, 3, 4. Hoa nhãn màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm. Đến tháng 7, tháng 8 cây mới ra quả. Quả nhãn hình tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Thời gian đó, chỉ đi trên những con đường ở Hưng Yên bạn cũng có thể nhẹ nhàng chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng xà xuống. Quả đúng như tên gọi “vương quốc nhãn lồng”. Quả nhãn lúc nhỏ thì bé xíu, màu xanh. Đến khi chín quả mới phồng lên căng mọng, hương thơm dịu nhẹ. Quả nhãn lồng Hưng Yên to, tròn, da trơn bóng và màu vàng nâu. Vỏ nhãn bao bọc bên trong lớp cùi nhãn dày, màu trắng ngà.
Quả nhãn có vị ngọt thơm, dai, vị ngọt nhẹ nhàng lan tỏa trong miệng, đặc biệt dễ chịu. Lớp cùi ngọt lại bọc lấy hạt màu đen nhánh, to nhỏ tùy cây. Hương vị quả rất ngon. nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết "mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi, đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho" để ngợi ca hương vị của thứ quả này.
Quả nhãn có rất nhiều công dụng, giá trị. Nhãn là một trong những loại quả được yêu thích nhất, đặc biệt là vào mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên được bạn bè quốc tế yêu thích, đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Nhãn chín xong hái xuống ăn hoặc bóc lấy cùi để làm chè long nhãn nổi tiếng. Còn ở nhiều nơi người ta đem sấy khô, ăn cũng rất ngon. Cùi nhãn khô có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém,... Hạt nhãn để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Vì quả nhãn có nhiều giá trị thiết thực như vậy nên cần chăm sóc bảo quản quả nhãn đúng cách. Khi quả còn trên cây, để tránh sâu hại và chim ăn và tránh mưa gió quật rụng quả, người trồng thường buộc những chùm quả lả tả thành chùm to, lấy lá để che chắn. Quả nhãn hái xuống khỏi cây có thể để được vài ngày nhưng để lâu sẽ bị thối, héo, mất nước và dần xẹp xuống. Nếu dùng lâu thì nên bỏ vào tủ lạnh hoặc sấy khô để thời gian sử dụng tăng lên. Quả nhãn rất ngon nhưng ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng không tốt, ngược lại gây nóng và say, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần chú ý để vừa thưởng thức được vị ngọt thơm của nhãn vừa đảm bảo sức khỏe.
Một quả nhãn bé nhỏ thôi nhưng khi chạm vào lưỡi lại giống như mang theo cả hương vị của mùa hè. Cái vị ngọt ngọt thanh thanh của nhãn đã làm say đắm biết bao trái tim. Thời gian qua đi, mỗi mùa hè sang, trên những kệ hoa quả, trong mỗi gia đình đều không thể thiếu chùm nhãn căng mọng, hấp dẫn. Những chùm nhãn kính dâng lên ông bà, tổ tiên, và những chùm nhãn cả đại gia đình cùng thưởng thức đã trở thành một phần của mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên là niềm tự hào của người dân nơi đây, đồng thời cũng là hương vị thanh mát của mùa hè Việt Nam.
Bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu ,em hãy kể về một phong tục ngày Tết ở quê hương mà em thích nhất
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.
Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.