Văn bản ngữ văn 8

FU

ĐỀ: THUYẾT MINH VỀ MỘT LOÀI CÂY ĐẶC TRƯNG Ở QUÊ HƯƠNG EM.

DÀN Ý

Giúp mình với mn ui bucminh

MN
3 tháng 3 2021 lúc 21:38

Em tham khảo nhé !!!

 

I, MỞ BÀI

- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về loài cây em yêu (cây lúa).

Ví dụ

Mở bài số 1: “Việt Nam đất nước ta ơi

            Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

                     Cánh cò bay là dập dờn

           Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

                           (Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)

Những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã gợi ra trước mắt ta hình ảnh những cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay của đất nước ta. Hình ảnh những cánh đồng ấy, hình ảnh những cây lúa Việt Nam từ lâu đã đi vào trong văn học một cách rất đỗi tự nhiên. Bởi cây lúa là một cây lương thực đặc trưng của nước ta, là loại cây có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Mở bài số 2: Nếu ai yêu thích khung cảnh đồng quê yên bình, giản dị thì hẳn không ai là không biết tới những cánh đồng lúa rộng lớn. Một màu xanh trải dài bắt mắt khi xuân về, một sắc vàng rợn ngợp khi hạ tới, hương lúa chín thơm lừng khiến lòng người xao xuyến vấn vương, in dấu một hình ảnh cây lúa Việt Nam thân thương.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc và xuất xứ của cây (cây lúa)

- Cây lúa có nguồn gốc từ loại lúa hoang phát triển quanh vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ khoảng hơn 10000 năm trước. Cây lúa hoang được con người lai tạo thành nhiều giống lúa như hiện nay.- Lúa là loài thực vật quan trọng nhất trong nhóm các cây lương thực và ngũ cốc, nó cũng là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung.

* Hình dáng và các bộ phận của cây (cây lúa)

- Rễ lúa: Rễ chùm có nhiều rễ con và thường có màu nâu, rễ non có màu trắng.- Thân lúa: Thuộc loại thân mềm, cây to bằng chiếc đũa con có nhiều bẹ ấp vào nhau, bên trong thân rỗng. Chiều cao của cây lúa phụ thuộc vào từng giống khác nhau, cây lúa cao trung bình từ năm mươi xăng-ti-mét đến tầm một mét.- Lá lúa: thon dài, hình lưỡi mác có đầu nhọn. Khi lúa non thì lá có màu xanh, khi trưởng thành có màu xanh thẫm còn khi lúa chín thì lá lúa có màu vàng. Sờ vào sẽ có cảm giác ram ráp. Ngoài ra cạnh của lá lúa rất sắc, lúc chạm vào không cẩn thận có thể bị đứt tay.- Hoa và hạt: Hoa lúa thuộc loại lưỡng tính, phát triển trong vỏ trấu non sau đó thành hạt. Khi lúa chín hạt sẽ có màu vàng, vỏ lúa ráp, bông lúa non có dáng thẳng. Hạt lúa rất nhỏ, lớp vỏ cứng cáp bao bọc lấy hạt gạo trắng ngần thơm ngon bên trong. Khi lúa chín thì bông lúa tự động rủ xuống nên ngoài ra còn gọi là lúa uốn câu. Tuy mỗi giống lúa cho chúng ta năng suất khác nhau nhưng trung bình thì mỗi bông lúa cho từ một trăm đến hai trăm hạt.

* Phân loại (cây lúa)

- Hiện nay Việt Nam đã lai tạo ra tầm khoảng trên dưới ba mươi giống và loại lúa vậy nhưng được phân ra làm ai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ.+ Lúa nếp: bao gồm những giống lúa như nếp cái hoa vàng, nếp nương, nếp cẩm… Giống lúa này có đặc điểm là hạt to, tròn, màu trắng tinh hoặc trắng ngà, nấu lên vị dẻo thơm, ngon.+ Lúa tẻ: bao gồm những giống lúa như lúa tạp giao, bắc thơm, mộc tuyền, PC… Đặc điểm là hạt nhỏ hơn hạt của lúa nếp, có màu trắng ngà.

* Giá trị của cây (cây lúa)

-  Lúa cung cấp phần lớn tinh bột nuôi sống con người.+ Từ hạt gạo ta có thể làm ra rất nhiều loại bánh khác nhau như bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết, bánh tét, bánh phở, bánh đa hay bánh cuốn…+ Từ những bông lúa non người ta còn làm ra những hạt cốm thơm ngon.+ Từ vỏ hạt gạo làm ra các loại dầu ăn chất lượng, tốt cho tim mạch.+ Ngoài ra nó còn dùng để làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò, lợn, gà…Không chỉ thế, rơm rạ còn được dùng để làm chất đốt, phơi khô làm thức ăn cho gia súc.- Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nên bông lúa còn là biểu tượng của quốc huy Việt Nam. Hình ảnh cây lúa nước đồng thời còn là biểu tượng của các nước nông nghiệp trong khối ASEAN. Hình ảnh cây lúa nước từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc họa.

=> Không chỉ có giá trị về vật chất mà cây lúa còn có giá trị rất lớn về tinh thần.

* Cách chăm sóc và gieo trồng (cây lúa)

- Mỗi năm có hai vụ cấy và gặt lúa. Tùy theo thời tiết và thời gian mà bà con nông dân lựa chọn cách cấy khác nhau.- Khi cấy lúa và trong thời gian lúa bắt đầu phát triển, cần chú ý đến lượng phân bón, thuốc trừ sâu, dịch bệnh… để đảm bảo cây lúa phát triển tốt.

III, KẾT BÀI​​​​​​​

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây lúa cũng như về giá trị của loại cây này.

 

Bình luận (0)
MN
3 tháng 3 2021 lúc 21:38

Tham khảo:

“Da cóc mà bọc bột lọc

Bột lọc mà bọc hòn than”

Đó là quả gì? Chắc hẳn những ngày còn bé, ai trong chúng ta cũng từng cùng chúng bạn chơi trò câu đố như thế. Câu đố đã miêu tả một loại quả rất đặc trưng của làng quê Việt Nam, đặc biệt là Hưng Yên quê hương tôi – quả nhãn.

Nhãn trong Hán Việt là "long nhãn"; nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng. Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Cây nhãn có nhiều loại, được trồng ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.

Cây nhãn cao từ 5–10 m, thân gỗ. Vỏ cây xù xì, có màu nâu xám. Trên thân có nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá nhãn hình lông chim, mọc so le lẫn nhau, gồm 5 đến 9 lá 1 cành nhỏ, dài khoảng 3 – 4cm, rộng 1,5 – 2,5 cm. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, khoảng các tháng 2, 3, 4. Hoa nhãn màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm. Đến tháng 7, tháng 8 cây mới ra quả. Quả nhãn hình tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Thời gian đó, chỉ đi trên những con đường ở Hưng Yên bạn cũng có thể nhẹ nhàng chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, trĩu nặng xà xuống. Quả đúng như tên gọi “vương quốc nhãn lồng”. Quả nhãn lúc nhỏ thì bé xíu, màu xanh. Đến khi chín quả mới phồng lên căng mọng, hương thơm dịu nhẹ. Quả nhãn lồng Hưng Yên to, tròn, da trơn bóng và màu vàng nâu. Vỏ nhãn bao bọc bên trong lớp cùi nhãn dày, màu trắng ngà.

Quả nhãn có vị ngọt thơm, dai, vị ngọt nhẹ nhàng lan tỏa trong miệng, đặc biệt dễ chịu. Lớp cùi ngọt lại bọc lấy hạt màu đen nhánh, to nhỏ tùy cây. Hương vị quả rất ngon. nhà bác học Lê Quý Đôn từng viết "mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi, đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho" để ngợi ca hương vị của thứ quả này.

Quả nhãn có rất nhiều công dụng, giá trị. Nhãn là một trong những loại quả được yêu thích nhất, đặc biệt là vào mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên được bạn bè quốc tế yêu thích, đưa tên tuổi của nước ta ra thị trường thế giới khó tính như Nhật Bản, Mỹ hay Hàn Quốc. Nhãn chín xong hái xuống ăn hoặc bóc lấy cùi để làm chè long nhãn nổi tiếng. Còn ở nhiều nơi người ta đem sấy khô, ăn cũng rất ngon. Cùi nhãn khô có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém,... Hạt nhãn để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.

Vì quả nhãn có nhiều giá trị thiết thực như vậy nên cần chăm sóc bảo quản quả nhãn đúng cách. Khi quả còn trên cây, để tránh sâu hại và chim ăn và tránh mưa gió quật rụng quả, người trồng thường buộc những chùm quả lả tả thành chùm to, lấy lá để che chắn. Quả nhãn hái xuống khỏi cây có thể để được vài ngày nhưng để lâu sẽ bị thối, héo, mất nước và dần xẹp xuống. Nếu dùng lâu thì nên bỏ vào tủ lạnh hoặc sấy khô để thời gian sử dụng tăng lên. Quả nhãn rất ngon nhưng ăn quá nhiều trong thời gian dài cũng không tốt, ngược lại gây nóng và say, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần chú ý để vừa thưởng thức được vị ngọt thơm của nhãn vừa đảm bảo sức khỏe.

Một quả nhãn bé nhỏ thôi nhưng khi chạm vào lưỡi lại giống như mang theo cả hương vị của mùa hè. Cái vị ngọt ngọt thanh thanh của nhãn đã làm say đắm biết bao trái tim. Thời gian qua đi, mỗi mùa hè sang, trên những kệ hoa quả, trong mỗi gia đình đều không thể thiếu chùm nhãn căng mọng, hấp dẫn. Những chùm nhãn kính dâng lên ông bà, tổ tiên, và những chùm nhãn cả đại gia đình cùng thưởng thức đã trở thành một phần của mùa hè. Nhãn lồng Hưng Yên là niềm tự hào của người dân nơi đây, đồng thời cũng là hương vị thanh mát của mùa hè Việt Nam.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MB
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
HY
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết