cho 2,016 g kim loại X tác dụng hết với oxy thu được 2,784 g chất rắn. Xác định lim loại đó
Cho 2,1 06 gam kim loại m tác dụng hết với oxi thu được 2,784 gam chất rắn xác định kim loại m
4X+nO2->2X2On Bạn cho đề sai òi, 2,016 cơ
mOxi: 2,784-2,016=0,768g
MX=\(\frac{2,016}{\frac{0,768.4}{X}}\)
Lập bảng được X=63 xấp xỉ 64 của Cu
Vậy X là Cu
1. Đốt cháy 25,6(g) Cu thu được 28,8(g) chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.
2. Cho 2,4(g) kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24(l) khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại.
1. nCu = m/ M = 0,4 ( mol )
PTHH : 2Cu + O2 -> 2CuO
...............0,4................0,4.....
=> mCuO = n.M = 32g > 28,8 g .
=> Cu dư .
- Gọi mol Cu và CuO trong X là x và y :
Theo bài ra ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=0,4\\64x+80y=28,8\end{matrix}\right.\)
=> x = y = 0,2 (mol )
=> mCu = n.M = 12,8 g, mCuO = n.M = 16 ( g )
Vậy ..
2, - Gọi kim loại cần tìm là X .
\(X+2HCl\rightarrow XCl_2+H_2\)
Theo PTHH : \(n_X=n_{H2}=\dfrac{2,4}{M}=\dfrac{V}{22,4}=0,1\)
=> M = 24 ( TM )
Vậy X là Mg .
Cho 3,1 g oxit của kim loại R hóa trị 1 tác dụng hết với nước thu được 4 gam hợp chất hiđroxit của kim loại R xác định công thức hóa học và đọc tên oxit kim loại đó
\(n_{R_2O}=\dfrac{3,1}{2.M_R+16}\left(mol\right)\)
PTHH: R2O + H2O --> 2ROH
__\(\dfrac{3,1}{2.M_R+16}\)----->\(\dfrac{3,1}{M_R+8}\)
=> \(\dfrac{3,1}{M_R+8}\left(M_R+17\right)=4=>M_R=23\left(Na\right)\)
CTHH của oxit là Na2O (natri oxit)
Cho 9,6 g một kim loại M chưa biết hóa trị tác dụng với lượng dư khí Oxi rồi cho toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tan hoàn toàn .Trong dung dịch H2SO4 loãng thấy phải dùng hết 14,7 g Oxit
Xác định kim loại M.
Cho 0,72 g một kim loại M tác dụng hết với dung dịch HCL dư thu được 672 ml khí H2 đktc . Xác định tên kim loại đó
\(n_{H_2}=\dfrac{0,672}{22,4}=0,03\left(mol\right)\)
PTHH: 2M + 2nHCl → 2MCln + nH2
Mol: \(\dfrac{0,06}{n}\) 0,03
\(M_M=\dfrac{0,72}{\dfrac{0,06}{n}}=12n\)
Do M là kim loại nên có hóa trị I,ll,lll
n | l | ll | lll |
MM | 12 | 24 | 36 |
Kết luận | loại | thỏa mãn | loại |
⇒ M là magie (Mg)
cho 19,2 g kim loại M hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với dd h2so4 đặc nóng thu được dd x và khí so2 duy nhất .dẫn toàn bộ khí so2 thu được td với 1 lít dd naoh 0,7M thu được dd y cô cạn dd y thu được 41,8 gam chất rắn .xác định kim loại M
Cho 36(ml) dung dịch C2H5OH 90° tác dụng với 9,75(g) Kali. Xác định kim loại rắn thu được sau phản ứng
Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước thu được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là
A. Ag và AgCl
B. Fe và AgCl
C. Cu và AgBr
D. Fe và AgF
Phi kim X tác dụng với kim loại M thu được chất rắn Y. Hòa tan Y vào nước thu được dung dịch Z. Thêm AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được khí màu nâu đỏ và chất rắn F. Kim loại M và chất rắn F lần lượt là
A. Ag và AgCl
B. Fe và AgCl
C. Cu và AgBr
D. Fe và AgF
Chọn B.
Phi kim X chính là Cl2, kim loại M là Fe. Quá trình diễn ra như sau:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 || dùng dư Fe → hỗn hợp rắn Y gồm Fe dư và FeCl3
Hòa tan Y vào nước diễn ra phản ứng Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 || → Z chứa FeCl2 và FeCl3(dư)
Thêm AgNO3 vào: 3AgNO3 + FeCl3 → 3AgCl + Fe(NO3)3
Đặc biệt: FeCl2 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag + 2AgCl|| → chất rắn G gồm Ag và AgCl
Khi cho HNO3 đặc nóng vào: Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 (khí nâu đỏ) + H2O
Kết tủa AgCl không tan trong HNO3 chính là chất rắn F cuối cùng thu được