Những câu hỏi liên quan
CP
Xem chi tiết
LL
13 tháng 9 2019 lúc 7:33

Tham khảo những bài sau:

1. Con cú khôn ngoan

Ngày xửa ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Mỗi ngày, nó đều phóng tầm mắt ra thật xa để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình. Có khi nó nhìn thấy một cậu bé đang giúp ông lão xách một cái túi to, có khi nó nhìn thấy một cô con gái đang cằn nhằn mẹ mình. Ngày qua ngày, con cú nhìn thấy được rất nhiều thứ nhưng nó vẫn giữ im lặng về những điều mà mình thấy.

Từ từ, con cú già bắt đầu nói ít hơn và thính giác của nó dần trở nên tốt hơn. Bây giờ nó có thể nghe rõ những cuộc nói chuyện của mọi người. Một ngày, con cú già nghe thấy một người phụ nữ nói với ai đó rằng có một con voi nhảy qua hàng rào. Một ngày khác, con cú lại nghe thấy một người đàn ông nói với ai đó rằng mình là con người hoàn hảo và chưa bao giờ mắc phải sai lầm gì.

Mỗi ngày trôi qua, con cú già lại nói ít hơn và nghe nhiều hơn. Nhờ vậy, nó biết được tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh, dù không có ở đó. Dần dần, con cú già trở nên khôn ngoan hơn và nổi tiếng vì sự khôn ngoan ấy.

Ý nghĩa của câu chuyện: Nói ít, quan sát và lắng nghe nhiều sẽ giúp con trở nên thông minh và khôn ngoan hơn.

2. Con cừu đen kêu be be

Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.

Một năm nọ, con cừu đen nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con cừu đen mang số lông ấy về nhà. Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.

Một ngày nọ, khi con cừu đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con cừu đen vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên và đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.

Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc, có ngày con sẽ thành công.

3. Khỉ và cá sấu

Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.

Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng. Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.

4. Một cách đếm thông minh

Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả. Ngay lúc đó, Birbal, một vị quan được xem là người thông minh nhất ở đất nước này, bước vào và hỏi các quan tại sao trông họ lại lo lắng vậy. Các quan kể lại với ông rằng, hoàng đế đã hỏi một câu hỏi mà không ai biết trả lời thế nào cả. Đó là: “Có bao nhiêu con quạ trong thành?”.

Sau khi nghe xong, ông nở một nụ cười và trả lời: “Thưa bệ hạ, thần biết câu trả lời. Có 50.589 con quạ trong thành”. Mọi người sửng sốt trước câu trả lời đó, kể cả hoàng đế nên vua đã hỏi lại ông: “Tại sao ngươi lại chắc chắn như vậy?”.

Birbal thưa: “Thưa bệ hạ, xin hãy sai một tên lính ngồi đếm số quạ trong thành. Nếu có nhiều hơn số quạ mà thần nói, điều đó có nghĩa là họ hàng của chúng ở nơi khác đến thăm. Nếu có ít hơn thì có nghĩa là một số con đã đi thăm họ hàng của chúng ở nơi khác”. Hoàng đế Akbar cảm thấy rất hài lòng với câu trả lời dí dỏm của Birbal.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi nói ra một điều gì đó, con phải có cách lý giải rõ ràng tại sao con nói như vậy.

5. Cún con đi lạc

Có một cậu bé bị mất con cún con yêu quý của mình và tìm kiếm xung quanh. Cậu bé đã tìm khắp căn nhà nhưng không thấy cún đâu cả. Cậu đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối nhưng vẫn không tìm thấy.

Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.

– Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.
– Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.

6. Người thợ săn và những chú chim bồ câu

Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài. Một ngày nọ, có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có rất nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác.

Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo với cả đàn: “Trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. Sau đó, một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”.

Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”.

Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết là sức mạnh.

7. Ngỗng và rùa

Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới. Tuy nhiên, rùa không thể bay được nên ngỗng quyết định mang rùa theo bằng cách vợ chồng ngỗng cùng ngậm một cái cây bay hai bên, ở giữa chú rùa cũng ngậm cái cây đó. Điều duy nhất mà rùa cần phải nhớ là không được mở miệng ra khi bay.

Chúng bắt đầu cuộc hành trình của mình. Mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng và bắt đầu la hét. Đột nhiên có ai đó cười lên: “Nhìn kìa, một con rùa bay”. Con rùa tức giận và đáp lại: “Tại sao cười tớ?”. Và tất nhiên, con rùa đã rớt xuống đất. May mắn thay, rùa rơi ngay vào một lùm cây nên không bị thương. Lúc này, rùa rất ân hận: “Giá như mình đừng lên tiếng, giờ này mình đã vui chơi cùng vợ chồng ngỗng rồi”.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng nói chuyện khi không cần thiết.

8. Nhà buôn và thợ cắt tóc

Ngày xửa ngày xưa, có một nhà buôn nọ rất giàu có và tử tế. Thế nhưng, do một sự cố đáng tiếc, ông ta bị mất tất cả gia sản và trở nên nghèo khổ. Kể từ đó, không còn ai muốn làm bạn với ông ta nữa.

Một ngày nọ, ông nằm ngủ và thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, một người đàn ông xuất hiện trong bộ quần áo nhà sư và nói: “Tôi là sự giàu có mà cha và ông nội của ông đã tích đức để lại. Ngày mai, tôi sẽ đến nhà ông. Ông hãy cầm gậy và đánh vào đầu tôi để biến tôi thành vàng”.

Hôm sau, vợ của ông gọi một thợ cắt tóc để cắt tóc cho ông. Đúng lúc ấy, có một nhà sư xuất hiện và nhà buôn bỗng hồi tưởng lại giấc mơ của mình ngày hôm qua. Ông đã làm đúng như những gì nhà sư nói trong giấc mơ và điều kỳ diệu đã xảy đến, nhà sư biến thành vàng. Ông gom vàng lại và cất giữ cẩn thận trong tủ của mình.

Người thợ cắt đã theo dõi toàn bộ quá trình kỳ lạ này. Ông rất sửng sốt và nghĩ rằng: “Có lẽ mình cũng nên đưa một số nhà sư về nhà và đánh lên đầu họ để có một ít vàng”. Nghĩ sao làm vậy, ông đã đến ngôi chùa gần đó và đưa về nhà một số nhà sư, sau đó dùng gậy đánh vào đầu họ. Thế nhưng, vàng thì không thấy mà chỉ thấy những nhà sư bị thương nặng. Nghe tiếng la hét, người dân xung quanh đã gọi cảnh sát và thế là người thợ cắt tóc bị bắt.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ làm theo người khác một cách mù quáng mà không có lý do.

9. Đeo chuông cho mèo

Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.

Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một cái chuông vào cổ của con mèo thì mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”. Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.

Ý nghĩa của câu chuyện: Những giải pháp không hiệu quả là một sự lãng phí thời gian.

10. Con lừa hát

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó. Vì vậy, nó quyết định đi đến cánh đồng gần đó để ăn món cỏ mà nó yêu thích.

Một ngày nọ, khi đang đi, chú lừa gặp một con cáo và kết bạn với no. Chúng tìm thấy một cánh đồng trồng toàn dưa hấu và cùng nhau ăn. Dưa hấu quá ngon nên lừa ăn rất nhiều và cao hứng nói với con cáo rằng: “Tôi muốn hát”.

Con cáo đáp: “Nếu cậu hát, con người sẽ biết mình đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ chạy đến đánh chúng ta chết mất”. Con lừa không nghe lời khuyên của cáo mà vẫn hát. Thấy vậy, con cáo đã nhanh chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi dân làng đến đánh lừa.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy học cách lắng nghe người khác.

11. Tại sao đít con khỉ lại màu đỏ?

Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.

Một đêm nọ, có một con khỉ đến gần nơi đang diễn ra lửa trại. Nó mặc quần áo, đeo kính giống như con người và mang theo một số món quà nhỏ để tặng cho các cô gái. Mọi người đang hòa mình vào âm nhạc và nhảy múa nên chẳng ai nhận ra nó là một con khỉ cả.

Cứ như vậy, mỗi đêm con khỉ lại đến và tặng quà cho các cô gái. Điều này làm các cô gái yêu quý khỉ hơn, còn các chàng trai ghen tỵ với khỉ. Họ quyết định phải tìm ra cho được người hay tặng quà cho các cô gái thật sự là ai. Thế là, như mọi hôm, con khỉ lại đến nhảy múa. Sau khi nhảy múa, các chàng trai theo dõi và phát hiện ra đó chỉ là một con khỉ. Các chàng trai quyết định dạy cho con khỉ một bài học.

Hôm sau, họ đặt một bếp lửa nóng ở nơi con khỉ hay ngồi và dùng lá che lại. Khi con khỉ ngồi xuống, nó nhảy dựng lên đau đớn. Các cô gái ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên các chàng trai đã giải thích cho họ hiểu. Mọi người đều quyết định đuổi con khỉ đi. Kể từ đó, đít của con khỉ bắt đầu có màu đỏ do ảnh hưởng của vết bỏng hôm nào.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ đóng giả làm người khác.

12. Dê và cáo

Trong một khu rừng nọ, có một con sư tử rất hung bạo, sống trong một cái hang lớn và chứa nhiều thức ăn. Một hôm, con sư tử đi ra khỏi hang. Nhân lúc đó, một con cáo đã lẻn vào và ăn tất cả thức ăn có trong hang. Con cáo nghĩ: “Ước gì ngày nào mình cũng được ăn uống no say như thế này”.

Sau khi đánh chén no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác lâng lâng khi mới ăn một bữa ngon lành. Đột nhiên, con cáo bất ngờ té xuống. Khi hoàn hồn lại, con cáo phát hiện ra rằng mình đã rơi xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước.

Lúc đầu, cáo rất tức giận với bản thân và tự trách tại sao mình lại không cẩn thận như vậy. Sau đó, nó cố gắng leo ra ngoài nhưng không thành công. Bỗng nhiên, cáo nghe thấy một giọng nói từ trên vọng xuống: “Cậu đang làm gì ở đó vậy?”. Cáo ngước lên nhìn và nhận ra rằng đó là con dê. Mừng quá, cáo nói: “Cậu biết không, tớ ở làng kế bên nhưng đang gặp hạn hán. Do đó, tớ phải nhảy xuống đây để lấy nước uống”.

Nghe vậy, dê nhảy xuống giếng ngay lập tức. Lợi dụng điều đó, cáo đã nhanh chóng dựa vào những cái sừng dài của dê để leo lên khỏi giếng. Cáo quay lại nói: “Cậu thật ngốc. Nếu có hạn hán, thì những con chim đã thông báo với muông thú trong rừng rồi”.

Ý nghĩa của câu chuyện: Không bao giờ tin tưởng ai đó một cách mù quáng.

13. Câu lạc bộ các bà mẹ

Một ngày nọ, tất cả bà mẹ thú trong rừng tập hợp lại với nhau và bắt đầu so sánh xem con của ai là giỏi nhất và ai đẻ được nhiều con nhất. Mẹ nai nói rằng con mình là to lớn nhất. Mẹ chó rừng lại nói con mình có hàm răng sắc bén nhất và con mình đông nhất. Trong khi đó, mẹ chim sẻ lại cho rằng con mình giỏi nhất và mình sinh nhiều con nhất.

Cuối cùng, đến lượt mẹ sư tử, sư tử chỉ có một chú sư tử con. Những bà mẹ khác hỏi: “Chỉ có một đứa thôi à? Sao chị đẻ ít vậy? Chúng tôi đều có nhiều con hơn chị. Tại sao con của chị lại giỏi nhất cơ chứ?”. Mẹ sư tử tự hào nói: “Bởi vì con của tôi sẽ trở thành chúa sơn lâm ở đây”. Nghe vậy, tất cả đều im lặng và giải tán cuộc họp.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hành động quan trọng hơn lời nói. Chính hành động sẽ chứng minh cho lời nói của bạn.

14. Con lừa khôn ngoan

Một con lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình. Con lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:

– Mày bị sao vậy?
– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không?
– Tại sao tao phải làm thế?
– À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.

Nghe cũng có lý, sói chạy lại định giúp con lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi sói đến gần, con lừa đấm cho con sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa. Sau khi bình tĩnh lại, sói nhận thấy rằng mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ và thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh dùng trí khôn của mình để vượt qua. Bên cạnh đó, con đừng bao giờ chỉ biết nghe người khác mà hãy dùng não để phán đoán.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
LT
12 tháng 11 2021 lúc 19:25

Bài làm

 

“Bà ơi, bà vào ngồi chỗ cháu này! Nhà cháu ở gần đây nên đứng một lúc cũng không sao ạ!”. Nói xong, tôi vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho bà cụ vừa lên xe buýt. Nhìn nụ cười và ánh mắt ấm áp của bà, tôi cảm thấy thật vui vì đã làm được một điều tử tế dù là nhỏ bé. Tình huống này cũng làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào cũng trên chiếc xe buýt số 31 này, ngày tôi nhận được một bài học thật sâu sắc.

Tôi đã là học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở và phải nhiều lẩn thuyết phục, bố mẹ mới chịu để tồi tự đi học bằng xe buýt mà không phải đưa đón tôi như từ ngày bé đến giờ. Tôi chỉ cần bắt một tuyến xe buýt là có thể đi từ nhà đến trường một cách dễ dàng. Những ngày đầu mới đi xe buýt, dù chưa quen vì đông đúc nhưng tôi vẫn hết sức tự hào vì mình đã tự lập trong việc đi lại. Chiếu hôm ấy, sau khi tan học, tôi nhanh chóng lên xe, tìm một chỗ và yên vị chờ vẽ nhà. Bỗng tiếng anh phụ xe vang lên:

– Kìa, bạn trẻ đứng lên nhường chỗ cho cụ già vừa lên xe nào!

Nghĩ lại thật xấu hổ, nhưng khi ấy tôi vội nghiêng đầu tựa vào cửa kính, mắt nhắm hờ ra vẻ như đang ngủ say lắm, mặc kệ bà cụ và lời đê’ nghị của anh phụ xe. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trong lòng tôi diễn ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau vô cùng. Lúc thì tôi tự nhủ: “Nào, hãy mở mắt ra, đứng dậy và nhường ghế cho cụ già. Ai cũng biết cần phải nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và những người phụ nữ mang thai khi đi xe buýt mà”. Nhưng lại một suy nghĩ khác vỗ vê’ tôi: “Chắc sẽ có người khác đứng dậy nhường ghế thôi, mình đã học cả ngày mệt mỏi quá rồi. Vả lại, mình lên trước, cũng mất tiền đàng hoàng, mình cứ ngồi đây, chẳng có gì sai trái cả”. Cái lí lẽ “người khác sẽ nhường ghế và mình xứng đáng được ngồi vì mệt” khiến tôi ngồi nguyên không nhúc nhích. Điều tôi cần làm chỉ là nhắm mắt, yên lặng và chờ điểm xuống.

Vậy mà tiếng nói của anh phụ lại vang lên lẩn thứ hai, và trong tôi lại tiếp tục tranh đấu: “Trời ơi! Hãy tưởng tượng nếu có một ngày, ông bà của cậu – cũng già yếu thế kia – bước lên xe buýt nhưng không một ai chịu nhường ghế. Cậu thấy thế nào?”. Đột nhiên, tôi giật mình mở mắt vì nghe tiếng anh phụ xe hướng về phía mình

 

-Em gái áo xanh ơi, điện thoại rơi kìa!

Theo phản xạ, tôi vội nhìn xuống chần và tìm điện thoại nhưng không thấy đâu. Thì ra, biết tôi vờ ngủ nên anh trêu đùa để tôi không thể im lặng được nữa. Chỉ ít phút bị “bại lộ” mà tôi thấy thời gian như ngừng trôi, dài đằng đẵng và nặng trĩu. Tôi xấu hổ với tất cả mọi người, nhất là với cụ già có vẻ ngoài đau yếu đang đứng bám vào chiếc cột sắt trên xe. Nhìn xung quanh, những ghế được ngồi phần nhiều đểu là các cụ già và trẻ nhỏ, trừ hàng ghế cuối xe là thanh niên vẫn ngồi vì rất xóc. Tôi bối rối đứng dậy nhường ghế trong lời nhắc nhở nhẹ nhàng của anh phụ xe:

-Thì ra là giả vờ ngủ. Nào nào, học sinh gì mà không ý thức gì hết. Đứng lên nhường ghế cho cụ đi, nhà em ở gần đây còn gì, chỉ hai trạm nữa là đến rồi, đứng một tí thôi.

Mặt tôi lúc ấy chắc phải đỏ như mặt trời vì xấu hổ. Tôi không chờ đến trạm mà vội vã xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Ngày hôm ấy, tôi đã đi bộ gẩn một cây số để về nhà, tôi thấy mình không thể, không dám và không còn mặt mũi nào để đi trên chiếc xe ấy vào ngày mai. Có thể mọi người sẽ chỉ nhìn tôi chốc lát, đôi khi là bàn tán vài câu. Với những người cùng đi trên chuyến xe, với bác tài, anh phụ xe và có thể với cụ già hôm ấy, thái độ và hành động của tôi chỉ là một điều khiếm nhã nhỏ nhặt mà họ sẽ quên trong một vài câu chuyện phiếm. Nhưng đối với tôi, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm và một bài học đáng nhớ. Đó là trận chiến có thật, không khói lửa súng đạn, nhưng nhiều ngày sau đó, tôi vẫn luôn suy nghĩ vê’ cách ứng xử

Từ sau sự việc ngày hôm ấy, tôi bắt đẩu chú ý điều chỉnh cách ứng xử với mọi người và quan tầm hơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè. Cũng từ đó, bác tài và anh phụ xe của tuyến xe buýt số 31 thường thấy một cô bé mặc áo đổng phục màu xanh rất hay đứng dậy nhường ghế cho các cụ già và em nhỏ. Không chỉ sau mỗi lần đứng dậy nhường ghế cho người khác, mà bất kì lúc nào làm được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của mình, tôi đều cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn!

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
NL
16 tháng 12 2020 lúc 21:44

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

       Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

      Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?   

        Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công. 

       Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
TN
5 tháng 1 2022 lúc 19:29

úp mik ạ, mik cần gấp

Bình luận (1)
KA
5 tháng 1 2022 lúc 19:40

Tham khảo

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Bình luận (1)
DT
Xem chi tiết
CU
27 tháng 9 2017 lúc 14:07

1. Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo

Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.

Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.

Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi”.

Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.

Gợi ý nhỏ:

Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn;

Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi.

2. Chuột sa hũ gạo

Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được.

Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo.

Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.

Gợi ý nhỏ:

Cuộc đời của chúng ta xem như rất yên bình nhưng thật ra khắp nơi đều đầy rẫy nguy cơ, cần phải giữ cho mình quan niệm sống ổn định, từ đó mà biết cân nhắc đến an nguy.

3. Con thỏ câu cá bằng cà rốt

Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả.

Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi.

Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: “Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi”.

Gợi ý nhỏ:

Những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho, chứ nó không nhất định là những gì mà đối phương muốn; thế nên điều bạn cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản vốn không có giá trị gì cả. Hãy biết cân nhắc đến người khác để giá trị cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa.

4. Bệnh nhân ung thư “tưởng rằng” cuộc phẫu thuật đã thành công

Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ khỏi.

Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện.

Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.

Gợi ý nhỏ:

Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.

5. Nhân duyên vợ chồng

kinh nghiem, cuoc song, Bài học, Bài chọn lọc,
Năm đó, anh đang ngồi đợi bạn trong quán cà phê. Một người con gái bước đến hỏi: “Anh có phải là người mà dì Vương giới thiệu đến để xem mắt hay không?”.

Anh ngẩng đầu lên nhìn cô một cái, bất chợt phát hiện đây chính là mẫu người mình thích, lòng nghĩ thầm sao không “lỡ nhầm rồi đã nhầm cho trót luôn”, thế là vội vàng đáp: “Đúng vậy, mời ngồi”.

Ngày kết hôn, anh liền đem sự thật này nói với vợ, người vợ cười cười một cái, nói: “Em cũng không phải là đến xem mắt, chỉ là mượn cớ để bắt chuyện với anh thôi……”

Gợi ý nhỏ:

Khi cơ duyên đã đến rồi, thì đừng nên do dự mà hãy nắm chặt lấy nó.

6. Hoa khôi lớp xấu xí

Các sinh viên nữ công khai bỏ phiếu bầu chọn hoa khôi của lớp, Tiểu Mai là người có dung mạo bình thường nhưng cô đa đứng ra nói mọi người rằng: “Nếu như tôi được chọn, qua vài năm sau, các chị em ngồi ở đây có thể tự hào mà nói với chồng của mình rằng, ‘hồi em học đại học, em còn xinh đẹp hơn cả hoa khôi trong lớp cơ đấy!’”.

Kết quả là cô ấy đã được bầu chọn với số phiếu gần như tuyệt đối.

Gợi ý nhỏ:

Thuyết phục người khác ủng hộ bạn, không nhất định là phải chứng minh rằng bạn xuất sắc hơn người khác như thế nào, mà là cần để cho người ta biết được rằng nhờ có bạn mà họ mới trở nên ưu tú hơn và có nhiều thành tựu hơn.

7. Ông lão vứt bỏ đôi giày

Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.

Gợi ý nhỏ:

Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.

8. Hai con hổ số phận khác nhau

Có hai con hổ, một con ở trong chuồng, một con nơi hoang dã.

Hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của bản thân mình không tốt, đôi bên đều ngưỡng mộ đối phương, thế là chúng quyết định thay đổi thân phận với nhau. Lúc mới bắt đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng không lâu sau đó, hai con hổ đều chết cả: một con vì đói mà chết, một con u sầu mà chết.

Gợi ý nhỏ:

Có những lúc, mọi người nhắm mắt làm ngơ đối với hạnh phúc của chính bản thân mình, để rồi luôn để mắt đến hạnh phúc của những người khác. Thật ra, những gì mà bạn đang có chính là những điều mà người khác phải ngưỡng vọng.

Cuộc đời là thế, nhiều chuyện xảy ra theo cách không thể ngờ tới, hy vọng sau khi đọc những câu chuyện này, mọi lúc mọi nơi ai cũng có thể tự nhắc nhở bạn thân mình vậy.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
2 tháng 3 2019 lúc 10:41

Đề 3:

  Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.

  Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.

  Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.

Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.

  Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.

  Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.

  Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.

Bình luận (1)
KT
Xem chi tiết
TP
30 tháng 11 2021 lúc 22:20

Kiểm tra giữa kì thì bạn phải tự làm

Bình luận (1)
MN
30 tháng 11 2021 lúc 22:20

Bài giữa kì thì em tự làm đi, không tự làm thì làm sao viết Văn hay lên được

Bình luận (1)
KA
30 tháng 11 2021 lúc 22:22

WAO WAO Ko đọc nội quy à

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
H24
27 tháng 1 2019 lúc 17:36

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 2

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Bình luận (0)
LL
27 tháng 1 2019 lúc 17:39

1 . Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn 3

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

2 . Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!

   Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

   Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

   - Anh có mang tiền không?

   Người mù đáp:

   - Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

   - Cứ đưa đây!

   Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:

   - Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

   Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.

   Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.

   Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

   Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.

3 . 

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

K mk nha !


 


 

Bình luận (0)
H24
27 tháng 1 2019 lúc 18:07

giup minh cau 2 nhe

Bình luận (0)