Đọc bài ca dao sau;
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Hãy chỉ ra các bpnt đc sử dung trong bài ca dao? Các bpnt ấy đã giúp em cảm nhận đc điều gì???
đọc hiểu câu ca dao sau
ơn cha nặng lắm ai ơi
nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
bài ca dao trên viết về chủ đề gì
hãy thêm một bài ca dao khác có cùng một chủ đề với bài ca dao trên
"Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang”
Vẫn là điệu thơ lục bát thiết tha ngọt ngào. Câu trên là lời cảm thán cất lên gieo vào lòng người bao sự đồng cảm: “Ơn cha nặng lắm ai ơi!” Nhờ cha sinh mẹ dưỡng ta mới nên người. Cha là trụ cột của gia đình cả về tinh thần lẫn vật chất. Cha lao động vất vả để nuôi con khôn lớn học hành. Cha dạy bảo con nên người. Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Cảnh “mẹ goá con côi” thì bất hạnh vô cùng! Sống trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, “bát cơm đổi bát mồ hôi” con cái mới thấm thía ơn cha vô cùng sâu nặng, không thế nào kể xiết.
Câu dưới bài ca dao nói về nghĩa mẹ; nghĩa mẹ được so sánh với Trời rộng Trời cao. “Nghĩa mẹ bằng Trời” là bằng sự bao la mênh mông. Làm sao có thể đo được, tính được? Nghĩa mẹ cũng là công ơn sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau. Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi nấng con khôn lớn từng ngày. Mẹ bú mớm, nâng niu con thơ, trông nom con khôn lớn từng ngày: “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Nghĩa mẹ đâu chỉ có “chín tháng cưu mang”, mà là “bằng vô cùng, vô tận”. Vì thế mới có câu ca:
"Chim Trời đâu dể đếm lông,
Nuôi con ai dám kể công tháng ngày”
Con tập bò, tập nói, tập đi, con lớn khôn từng ngày trong tình thương của mẹ hiền. Khi khôn lớn, con mới thấu hiểu ơn cha nghĩa mẹ và đạo làm con. Bài ca dao nói ít mà gợi nhiều, có tác dụng giáo dục mỗi chúng ta về đạo làm con, biết “tròn chữ hiếu”, biết thương mẹ kính cha, biết đền đáp công ơn của cha mẹ.
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát biến thể. Chữ “ơi” cuối câu lục không bắt vần với chữ thứ sáu câu bát mà lại bắt vần với chữ thứ tư chữ “Trời”. Sự kết hợp nghệ thuật cảm thán với biện pháp tu từ so sánh tạo nên giọng điệu vừa ngọt ngào vừa gợi lên hình tượng bao la mênh mông, vô cùng thấm thía.
vPhần 1: Đọc – hiểu
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
1. Phân biệt ca dao và dân ca.
2. Bài ca dao thuộc đề tài nào?
3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao.
4. Viết một đoạn văn (5-7 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về bài ca dao trên.
Đọc bài ca dao sau. Gạch dưới những đại từ được dùng trong bài
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
Câu 1 (0,5 điểm). Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào?
Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong bài ca dao trên?
Câu 4 (0,75 điểm). Từ “hiếu” trong câu “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” có nghĩa là gì?
Câu 5 (0,75 điểm). Qua bài ca dao, ông cha ta muốn nhắn nhủ điều gì?
Câu 6 (1.0 điểm). Là một người con, em cần phải làm gì để thể hiện tình cảm với bố mẹ? (khoảng 3 - 4 dòng).
Câu 1 : thể thơ lục bát
Câu 2 : phép tu từ : so sánh
Câu 3 :
- từ đơn : như, nước, chảy, nguồn,...
- từ ghép : Công cha, Nghĩa mẹ, Thái Sơn...
Câu 4 : có nghĩa là : Đây là lời nhắn nhủ đến bổn phận làm con. Con gái phải hiếu thảo với bố mẹ bằng những việc làm cụ thể như : vâng lời chăm ngoan...
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Việt Nam quê hương em
(a) Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao viết về:
(b) Ghi chép từ ngữ, hình ảnh đẹp trong bài thơ hoặc bài ca dao vào Nhật ký đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
Bài thơ hoặc bài ca dao đã đọc.
Nhật ký đọc sách.
d. Thi nghệ sĩ nhí: Đọc và nói 1 - 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
a. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận (vẻ đẹp của con người lao động)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
...
c. Bài thơ "Quê hương"
d. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Thật là một cảnh tượng đẹp lúc hoàng hôn, khi ngày sắp kết thúc. Mặt trời đỏ rực như hòn lửa.
cho đề bài sau:"ca dao đã thể hiện rõ tình cảm gia đình sâu sắc của người việt nam".Bằng các bài ca dao đã học và đọc thêm em hãy sáng tỏ luận điểm trên
Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
Em tham khảo nhé !
Câu 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi
“Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
” Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào các bài ca dao dân ca mà em đã học? Người xưa muốn nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay điều gì qua bài ca dao? (1 điểm)
Câu 3: Hãy tìm 1 từ láy có trong bài ca dao trên. Đặt câu với từ láy vừa tìm được. (1 điểm)
đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi :
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
1. phương thức biểu đạt chính của bài ca dao ấy là gì? Bài ca dao được viết theo thể thơ nào ?
2. Tìm thành ngữ có trong bài ca dao.
1 ptbđ: biểu cảm
thể thơ: lục bát
2, thành ngữ: "anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương"
Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau
- Về nội dung , nghệ thuật:
+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với...
Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật .... để thể hiện nội dung trữ tình.
-Về cách đọc hiểu ca dao
+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất len tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )
+........
Từ những hiểu biết ban đầu về ca dao và cách đọc hiểu ca dao? Viết theo gợi ý sau
- Về nội dung , nghệ thuật:
+ Ca dao là những bài ca của người dan lao động thể hiện tam tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.
Ca dao thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.
-Về cách đọc hiểu ca dao
+Trước hết, cần xác định bài ca dao là lời của ai ? (nhân vật trữ tình - người cất lên tiếng nói chất chứa tâm tư , tình cảm )
+Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao.
+Yêu ca dao, dân ca Việt Nam.
+Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, tiếp nhận tác phẩm
Đọc bài ca dao sau và trả lời các yêu cầu nêu bên dưới:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Ngữ văn 10, tập 1, trang 83, Nxb GD 2006)
Anh (chị) hãy ghi hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “Thân em” (khác bài ca dao đã cho ở trên).
Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”
“Thân em như củ ấu gai
Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”
“Thân em như quế giữa rừng
Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.