Dùng phương pháp hóa học để phan biệt 4 khí sau : cacbon oxit , oxi , hidro , cacbon dioxit
Bằng phương pháp hóa học, trình bày cách nhận biết các lọ đựng các chất khí sau: oxi, cacbonic, lưu huỳnh dioxit, hidro, cacbon oxit
ta nhận biết các khí sau bằng cách
lấy một que đóm đưa vào miệng mỗi lọ
lọ nào khiến cho que đóm cháy bùng lên là khí oxi
lọ nào khiến cho que đóm cháy màu xanh nhạt là khi hiđro
lọ nào khiến cho que đóm tắt đi alf khí cacbonic,cacbonoxit(hai khí này là một)
lọ còn lại là khí lưu huỳnh đi oxit
dán nhãn cho mỗi lọ
bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí đựng riêng biệt trong các ống nghiệm không có nhãn sau khí Oxi, khis cacbonic , khi sunfuro , khí hidro, khí cacbon oxit , khí metan
Dẫn lần lượt các khí trên qua dung dịch nước brom dư, khí nào làm nhạt màu nước brom thì ta nói khí đó là khí sunfurơ, các khí còn lại là khí oxi, khí cacbonic, khí hiđro, khí cacbon oxit và khí metan.
SO2 + Br2 + 2H2O \(\rightarrow\) H2SO4 + 2HBr.
Dẫn lần lượt các khí còn lại vào nước vôi trong dư, khí nào làm vẩn đục nước vôi trong thì ta nói khí đó là khí cacbonic, các khí còn lại là khí oxi, khí hiđro, khí cacbon oxit và khí metan.
CO2 + Ca(OH)2 \(\rightarrow\) CaCO3\(\downarrow\)trắng + H2O.
Dẫn lần lượt các khí còn lại qua CuO đun nóng, hai khí làm màu đen của CuO đun nóng chuyển sang màu đỏ của đồng là khí hiđro và khí cacbon oxit (nhóm X), hai khí còn lại là khí oxi và khí metan.
H2 + CuO \(\underrightarrow{t^o}\) Cu + H2O.
CO + CuO \(\underrightarrow{t^o}\) Cu + CO2.
Dẫn lần lượt sản phẩm khí và hơi của nhóm X qua nước vôi trong dư, khí/hơi làm vẩn đục nước vôi trong thì ta nói sản phẩm đó của khí cacbon oxit, sản phẩm còn lại của khí hiđro.
CO2 + Ca(OH)2 \(\rightarrow\) CaCO3\(\downarrow\)trắng + H2O.
Dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng hai ống nghiệm còn lại, tàn đóm đỏ ở miệng ống nghiệm nào bốc cháy trở lại thì ta nói ống nghiệm đó chứa khí oxi, khí còn lại là khí metan.
C + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) CO2.
1.Dùng phương pháp hóa học để phân biệt 4 khí sau: cacbon oxit, oxi, hiđrô, cacbon đioxit.
2.Khử hoàn toàn 2,4gam hỗn hợp CuO và oxit sắt bằng hiđro dư, đun nóng; sau phản ứng thu được 1,76 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn vừa thu được bằng dung dịch axit HCl (dư), khi phản ứng kết thúc, thu được 0,448 lit khí hiđro (ở đktc).
a. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
b. Tính khối lượng của mỗi oxit kim loại có trong 2,4 gam hỗn hợp ban đầu.
1.Đưa que đóm đang cháy vào 4 chất khí: O2 bùng cháy sáng
Còn lại 3 chất khí CO,CO2,H2
Sục 3 chất khí vào dd \(Ca\left(OH\right)_2\)
-CO2: xuất hiện kết tủa trắng
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
-H2,CO: không hiện tượng
Đưa 2 chất khí đi qua CuO ở nhiệt độ thích hợp và Ca(OH)2
-CO2: kết tủa trắng
-H2: không hiện tượng
\(CuO+CO\rightarrow\left(t^o\right)Cu+CO_2\)
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
\(CuO+H_2\rightarrow\left(t^o\right)Cu+H_2\)
2.
\(n_{H_2}=\dfrac{0,448}{22,4}=0,02mol\)
\(Fe+HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
0,02 0,02 ( mol )
\(m_{Fe}=0,02.56=1,12g\)
\(\Rightarrow m_{Cu}=1,76-1,12=0,64g\)
\(n_{Cu}=\dfrac{0,64}{64}=0,01mol\)
\(CuO+H_2\rightarrow\left(t^o\right)Cu+H_2O\)
0,01 0,01 ( mol )
\(m_{CuO}=0,01.80=0,8g\)
\(\Rightarrow m_{Fe_xO_y}=2,4-0,8=1,6g\)
\(Fe_xO_y+yH_2\rightarrow\left(t^o\right)xFe+yH_2O\)
\(\dfrac{1,6}{56x+16y}\) -----> \(\dfrac{1,6x}{56x+16y}\) ( mol )
Ta có:
\(\dfrac{1,6x}{56x+16y}=0,02\)
\(\Leftrightarrow1,6x=1,12x+0,32y\)
\(\Leftrightarrow3x=2y\)
\(\Leftrightarrow x=2;y=3\)
\(\Rightarrow CTHH:Fe_2O_3\)
\(\%m_{Fe_2O_3}=\dfrac{1,6}{2,4}.100=66,67\%\)
\(\%m_{CuO}=100\%-66,67\%=33,33\%\)
TK :
1
Dẫn các khí lần lượt qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2
- Khí làm nước vôi trong vẩn đục là CO2
PTHH : CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O
- Ba khí còn lại không hiện tượng
* Dẫn 3 khí còn lại qua CuO màu đen nung nóng , sau đó dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong:
- Khí làm CuO màu đen chuyển sang màu đỏ gạch , sản phẩm làm đục nước vôi trong là CO
PTHH : CO + CuO →Cu + CO2
CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O
- Còn khí làm cho CuO màu đen chuyển sang màu đỏ gạch , sản phẩm không làm đục nước vôi trong là H2
PTHH : CuO + H2 →Cu + H2O
- Khí còn lại không có hiện tượng gì là O2
2
câu 8 : bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các bình riêng biệt chứa :
a) Các chất khí không màu : hidro clorua , cacbon dioxit , oxi , ozon
b) Các dung dịch không màu : Na2CO3 , Na2SO3 , Na2SO4
c) Các dung dịch : Na2SO4 , NaCl , H2SO4 , HCl (dùng quì tím và chọn thêm một hoá chất làm thuốc thử)
d) Các dung dịch : NaCl , Na2SO4 , Na2CO3 , HCl (dùng thuốc thử là dung dịch BaCl2)
Nêu phương pháp hoá học dùng để phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt sau : Metan, cacbon oxit, hiđro.
Đốt các khí. Khí không sinh ra CO 2 là H 2 . Hai khí cháy sinh ra CO 2 đó là CH 4 và CO.
Làm lạnh sản phẩm cháy khi đốt CH 4 và CO, trường hợp nào sinh ra H 2 O, đó là CH 4 . Khí con lại là CO.
Trong công nghiệp người ta dùng than khử oxi của nước trong lò khí than để thu được 11.2 lít hỗn hợp khí X gồm hidro, cacbon oxit, cacbon dioxit(đktc)
1. Viết PTHH xảy ra
2. Lấy lượng khí X thu được ở trên tác dụng với đồng(II) oxit (dư) được 25.6g đồng kim loại. Tính % thể tích hỗn hợp X và tỉ khối của X so với oxi
1)
\(C+H_2O\underrightarrow{t^O}CO+H_2\) (1)
\(C+2H_2O\underrightarrow{t^o}CO_2+2H_2\) (2)
2)
Gọi số mol CO, CO2 là a, b (mol)
\(n_{H_2\left(1\right)}=n_{CO}=a\left(mol\right)\)
\(n_{H_2\left(2\right)}=2b\left(mol\right)\)
=> \(n_{H_2}=a+2b\left(mol\right)\)
=> a + b + (a+2b) = \(\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)
=> 2a + 3b = 0,5
PTHH: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
\(CuO+CO\underrightarrow{t^o}Cu+CO_2\)
=> \(n_{H_2}+n_{CO}=n_{Cu}=\dfrac{25,6}{64}=0,4\)
=> (a + 2b) + a = 0,4
=> 2a + 2b = 0,4
=> a = 0,1 ; b = 0,1
=> X chứa \(\left\{{}\begin{matrix}CO:0,1\left(mol\right)\\CO_2:0,1\left(mol\right)\\H_2:0,3\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%V_{CO}=\dfrac{0,1}{0,5}.100\%=20\%\\\%V_{CO_2}=\dfrac{0,1}{0,5}.100\%=20\%\\\%V_{H_2}=\dfrac{0,3}{0,5}.100\%=60\%\end{matrix}\right.\)
\(\overline{M}_X=\dfrac{0,1.28+0,1.44+0,3.2}{0,5}=15,6\left(g/mol\right)\)
=> \(d_{X/O_2}=\dfrac{15,6}{32}=0,4875\)
Trong công nghiệp người ta dùng than khử oxi của nước trong lò khí than để thu được 11.2 lít hỗn hợp khí X gồm hidro, cacbon oxit, cacbon dioxit(đktc)
1. Viết PTHH xảy ra
2. Lấy lượng khí X thu được ở trên tác dụng với đồng(II) oxit (dư) được 25.6g đồng kim loại. Tính % thể tích hỗn hợp X và tỉ khối của X so với oxi
1. C + H2O \(\underrightarrow{t^o}\) CO + H2
C + 2H2O \(\underrightarrow{t^o}\) CO2 + 2H2.
2. Lượng Cu thu được là 0,4 mol, suy ra lượng đồng (II) oxit phản ứng là 0,4 mol. Lượng nguyên tử oxi phản ứng là 0,4 mol.
Suy ra, tổng lượng CO và H2 trong X là 0,4 mol. Lượng khí X là 0,5 mol. Suy ra, số mol CO2 là 0,1 mol.
Gọi a mol và b mol lần lượt là số mol của CO và H2 có trong X.
Lượng C và H2O ban đầu lần lượt là (0,1+a) mol và b mol.
BTKL: 12(0,1+a)+18b=28a+2b+44.0,1 (1)
a+b=0,4 (2).
Từ (1) và (2), suy ra a=0,1 và b=0,3.
Tỉ lệ phần trăm thể tích các khí có trong X:
%VCO=0,1/0,5=20%, %\(V_{H_2}\)=0,3/0,5=60%, %\(V_{CO_2}\)=20%.
Phân tử khối trung bình của X là (28.0,1+2.0,3+44.0,1)/0,5=7,6.
Tỉ khối của X so với oxi là dX/O=7,6/16=0,475.
Bài 29: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết từng chất trong mỗi hỗn hợp khí sau:
a) Metan, cacbon dioxit, etilen
b) Hidro, axetilen, cacbonic
c) Axetilen, lưu huỳnh dioxit, metan
cho mk xin gấp đ/án vs ạkTT
a)
Trích mẫu thử
Cho mẫu thử vào dung dịch $Ca(OH)_2$
- mẫu thử tạo vẩn đục là $CO_2$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O$
Cho mẫu thử còn vào dung dịch brom
- mẫu thử làm mất màu là Etilen
$C_2H_4 + Br_2 \to C_2H_4Br_2$
- mẫu thử không hiện tượng là Metan
b)
Trích mẫu thử
Cho mẫu thử vào dung dịch $Ca(OH)_2$
- mẫu thử tạo vẩn đục là $CO_2$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \to CaCO_3 + H_2O$
Cho mẫu thử còn vào dung dịch brom
- mẫu thử làm mất màu là Axetilen
$C_2H_2 + 2Br_2 \to C_2H_2Br_4$
- mẫu thử không hiện tượng là Hidro
c)
Trích mẫu thử
Cho mẫu thử vào dung dịch $Ca(OH)_2$
- mẫu thử tạo vẩn đục là $SO_2$
$SO_2 + Ca(OH)_2 \to CaSO_3 + H_2O$
Cho mẫu thử còn vào dung dịch brom
- mẫu thử làm mất màu là Axetilen
$C_2H_2 + 2Br_2 \to C_2H_2Br_4$
- mẫu thử không hiện tượng là Metan
Bằng phương pháp hóa học, nhận biết 3 lọ khí sau:₄ 𝙖/ Clo, hiđro, clorua, oxi 𝙗/ Clo, hiđro, oxi 𝙘/ Cacbonic, cacbon oxit, oxi.